Đề xuất cho chủ đề Luyện thi Trắc nghiệm Vật Lí THPT

Thứ Sáu, 15 tháng 12, 2023

Sóng Ánh Sáng (Bản Full hay nhất) #22 - Tài liệu vật lý file word Free - Blog Góc vật Lí

Blog Góc Vật lí chia sẻ File Word Tài liệu Vật lý "Các phương pháp giải toán Sóng Ánh Sáng (Bản Full hay nhất)" thuộc chủ đề  . 

>>> Các chủ đề liên quan khác trên  Blog Góc Vật lí:    Sóng điện từ

Về  Loạt Tài liệu vật lí này:

>>>> Dành cho bạn nào đã luyện xong mức cơ bản: hãy Chinh phục điểm 8+ trong các kỳ thi Tốt nghiệp THPT hoặc đánh giá Năng lực của các trường đại học bằng các bài thi trắc nghiệm Online miễn phí biết kết quả ngay sau khi làm bài.  

Một số hình ảnh nổi bật:
Thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng.

Nội dung dạng text:

 
Chương 5: Sóng Ánh Sáng	3
Chủ đề 1. HIỆN TƯỢNG TÁN SẮC ÁNH SÁNG	3
A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT	3
1. Thí nghiệm về sự tán sắc ánh sáng của Niu−tơn (1672)	3
2. Thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc của Niu−tơn	3
3. Giải thích hiện tượng tán sắc	4
4. Ứng	4
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC DẠNG TOÁN	4
Dạng 1. BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN NGUYÊN NH N CỦA HIỆN TƯỢNG TÁN SẮC	4
BÀI TẬP TỰ LUYỆN	9
Dạng 2. BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN TÁN SẮC	13
1. Tán sắc qua lưỡng chất phẳng	13
2. Tán sắc qua bản mặt song song	14
3. Tán sắc qua thấu kính:	14
4. Tán sắc qua giọt nước:	16
BÀI TẬP TỰ LUYỆN	16
Chủ đề 2. GIAO THOA ÁNH SÁNG	22
A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT	22
1.  Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng	22
2. Hiện tượng giao thoa ánh sáng	22
− Giải thích:	22
c. Khoảng vân	22
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC DẠNG TOÁN	23
Dạng 1. BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THOA VỚI ÁNH SÁNG ĐƠN SẮC	23
1. Khoảng vân, vị trí vân	23
2. Thay đổi các tham số a và D	27
3. Số vân trên trường giao thoa và trên một đoạn	31
BÀI TẬP TỰ LUYỆN	35
Dạng 2. BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THOA VỚI ÁNH SÁNG HỖN HỢP	43
1. Số vạch sáng trùng nhau khi giao thoa I−âng đồng thời với λ1, λ2	43
2. Số vạch sáng nằm giữa vân sáng bậc k1 của λ1 và vân sáng bậc k2 của λ2	46
3. Biết các vân trùng nhau xác định bước sóng	51
4. Xác định các vị trí trùng nhau của hai hệ vân	53
5. Số các vị trí trùng nhau của hai hệ vân	58
6. Vạch sáng cùng màu với vạch sáng trung tâm	61
b. Trường hợp  3 bức xạ	70
7. Giao thoa với ánh sáng trắng	80
8. Độ rộng vùng tối nhỏ nhất	85
9. Vị trí gần O nhất có nhiều bức xạ cho vân sáng	88
BÀI TẬP TỰ LUYỆN	91
Dạng 3. BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THOA I− NG THAY ĐỔI CẤU TRÚC	107
1. Giao thoa trong môi trường chiết suất n.	107
2. Sự dịch chuyển khe S	109
3. Bản thủy tinh đặt trước một trong hai khe S1 hoặc S2	114
4. Dùng kính lúp quan sát vân giao thoa	119
5. Liên quan đến ảnh và vật qua thấu kính hội tụ	120
6. Các thí nghiệm giao thoa khác I−âng	121
BÀI TẬP TỰ LUYỆN	126
Chủ đề 3. QUANG PHỔ. CÁC TIA	137
A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT	137
I− CÁC LOẠI QUANG PHỎ	137
1. Máy quang phổ lăng kính	137
a. Ống chuẩn trực	137
2. Quang phổ phát xạ	137
II− TIA HỒNG NGOẠI VÀ TIA TỬ NGOẠI	138
1. Phát hiện tia hồng ngoại và tia tử ngoại	138
2. Bản chất và tính chất chung của tia hồng ngoại và tử ngoại	139
3. Tia hồng ngoại	139
III− TIA X 	140
3. Bản chất và tính chất của tia X	140
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC DẠNG TOÁN	141
BÀI TẬP VỀ GIAO THOA VỚI CÁC TIA HỒNG NGOẠI, TỬ NGOẠI, RƠNGHEN	141
BÀI TẬP TỰ LUYỆN	142


Chương 5: SÓNG ÁNH SÁNG
Chủ đề 16. HIỆN TƯỢNG TÁN SẮC ÁNH SÁNG
A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Thí nghiệm về sự tán sắc ánh sáng của Niu−tơn (1672)
2. Thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc của Niu−tơn

− Cho các chùm sáng đơn sắc đi qua lăng kính → tia ló lệch về phía đáy nhưng không bị đổi màu.
Vậy: ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.
3. Giải thích hiện tượng tán sắc
− Ánh sáng trắng không phải là ánh sáng đơn sắc, mà là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
− Chiết suất của thuỷ tinh (môi trường trong suốt) biến thiên theo màu sắc của ánh sáng và tăng dần từ màu đỏ đến màu tím.
− Vì góc lệch của một tia sáng khúc xạ qua lăng kính tăng theo chiết suất, nên các chùm tia sáng có màu khác nhau trong chùm sáng tới bị lăng kính làm lệch với những góc khác nhau, thành thử khi ló ra khỏi lăng kính chúng không còn trùng nhau nữa. Do đó, chùm ló bị xòe rộng thành nhiều chùm đơn sắc.
4. Ứng dụng
− Giải thích các hiện tượng như: cầu vồng bảy sắc, ứng dụng trong máy quang phổ  lăng kính.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC DẠNG TOÁN
1. Bài toán liên quan đến nguyên nhăn của hiện tượng tán sắc.
2. Bài toán liên quan đến tán sắc. 
Dạng 1. BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN NGUYÊN NH N CỦA HIỆN TƯỢNG TÁN SẮC
Chiết suất tuyệt đối của môi trường trong suốt: ( và  là bước sóng trong chân không và trong môi trường đó).
Sự tán sắc ánh sáng là sự phân tách một chùm ánh sáng phức tạp thành các chùm sáng đơn sắc.
Nguyên nhân của hiện tượng tán sắc là đo chiết suất của môi trường trong suốt phụ thuộc màu sắc của ánh sáng và tăng dần từ màu đỏ đến màu tím: nđò < nda cam <nvàng < nnục <nnam < nchàm < ntim.
Hiện tượng tán sắc chỉ xẩy ra khi chùm sáng phức tạp bị khúc xạ (chiếu xiên) qua mặt phân cách hai môi trường có chiết suất khác nhau:
Tia đỏ lệch ít nhất (góc lệch nhỏ nhất, góc khúc xạ lớn nhất) và tia tím lệch nhiều nhất (góc lệch lớn nhất, góc khúc xạ nhỏ nhất).
Chiết suất phụ thuộc vào bước sóng  (a, b là các hằng số phụ thuộc môi trường và  là bước sóng trong chân không).
Ví dụ 1: Bước sóng trong chân không của ánh sáng đỏ là 0,75 µm, của ánh sáng tím là 0,4 µm. Tính bước sóng của các ánh sáng đó trong thuỷ tinh, biết chiết suất của thuỷ tinh đối với tia đỏ là 1,5 và đối với tia tím là 1,54.
Hướng dẫn
Khi sóng truyền từ môi trường từ môi trường này sang môi trường khác, thì vận tốc truyền và bước sóng của nó thay đổi, nhưng tần số của nó không bao giờ thay đổi.
Bước sóng của ánh sáng có tần số  trong môi trường:  (với  là tốc độ của ánh sáng trong môi trường đó).
Trong chân không, tốc độ ánh sáng là , tần số vẫn là  và bước sóng trở thành:  
Bước sóng ánh sáng trong môi trường:  (với  là chiết suất tuyệt đối của môi trường đó).
+ Bước sóng của ánh sáng đỏ trong thuỷ tinh:  
+ Bước sóng của ánh sáng tím trong thuỷ tinh:  
Ví dụ 2: Một bức xạ đơn sắc có tần số 4.1014 Hz. Biết chiết suất của thuỷ tinh đối với bức xạ trên là 1,5 và tốc độ ánh sáng trong chân không bằng 3.108 m/s. Bước sóng của nó trong thuỷ tinh là
A. 0,64 µm.		B. 0,50 µm.		C. 0,55 µm.		D. 0,75 µm.
Hướng dẫn
 Chọn B
Ví dụ 3: Một bức xạ đơn sắc có bước sóng trong thuỷ tinh là 0,28 µm, chiết suất của thuỷ tinh đối với bức xạ đó là 1,5. Bức xạ này là?
A. tia tử ngoại. 		B. tia hồng ngoại. 	C. ánh sáng chàm. 	D. ánh sáng tím.
Hướng dẫn
 Chọn D.
Để xác định loại tia ta căn cứ vào bước sóng ánh sáng trong chân không: 
Tia hồng ngoại (10−3m − 0,76 µm), ánh sáng nhìn thấy (0,76 µm − 0,38 µm), tia tử ngoại (0,38 µm – 10−9 m), tia X (10−8 m −10−11 m) và tia gama (dưới 10−11 m).
Ví dụ 4: Chiết suất của một môi trường trong suốt phụ thuộc bước sóng ánh sáng trong chân không theo công thức: n = 1,1 + , trong đó λ  tính bằng nm. Nếu chiết suất của tia đỏ là 1,28 bước sóng của tia này là
A. 745 nm.		B. 640 nm.		C. 750 nm.		D. 760 nm.
Hướng dẫn
 Chọn A.
Ví dụ 5: Từ không khí người ta chiếu xiên tới mặt nước nằm ngang một chùm tia sáng hẹp song song gồm hai ánh sáng đơn sắc: màu vàng, màu tím. Khi đó chùm tia khúc xạ
A. vẫn chỉ là một chùm tia sáng hẹp song song.
B. gồm hai chùm tia sáng hẹp là chùm màu vàng và chùm màu tím, trong đó góc khúc xạ của chùm màu vàng nhỏ hơn góc khúc xạ của chùm màu tím.
C. gồm hai chùm tia sáng hẹp là chùm màu vàng và chùm màu tím, trong đó góc khúc xạ của chùm màu vàng lớn hơn góc khúc xạ của chùm màu tím.
B. chỉ là chùm tia màu vàng còn chùm tia màu tím bị phản xạ toàn phần.
Hướng dẫn
Trong hiện tượng tán sắc thì góc lệch thỏa mãn:
Dđỏ < Ddam cam < Dvàng < Dlục < Dlam < Dchàm < Dtím. 
Do đó, góc khúc xạ thỏa mãn rđỏ > rdamcam > rvàng > rlục > rlam> rchàm > rtím 
 Chọn C.
Ví dụ 6: Chiếu xiên từ không khí vào nước một chùm sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm ba thành phần đơn sắc: đỏ, vàng và tím. Gọi rđ, rv, rt lần lượt là góc khúc xạ ứng với tia màu đỏ, tia màu vàng và tia màu tím. Hệ thức đúng là 
A. rv = rt = rđ.		B. rt < rv < rđ.		C. rđ < rv < rt.		D. rt < rđ < rv.
Hướng dẫn
rđỏ > rdamcam > rvàng > rlục > rlam> rchàm > rtím  Chọn B.
Ví dụ 7: Một ánh sáng đơn sắc màu lam có tần số f được truyền từ chân không vào một chất lỏng có chiết suất là 1,5 đối với ánh sáng này. Trong chất lỏng trên, ánh sáng này có 
A. màu tím và tần số f.			B. màu lam và tần số l,5f.
C. màu lam và tần số f.			D. màu tím và tần số l,5f.
Hướng dẫn
Tần số và màu sắc ánh sáng không phụ thuộc vào môi trường, nghĩa là khi ánh sáng tmyền tù môi trường này sang môi trường khác thì tần số và màu sắc không đổi  Chọn C.
Ví dụ 8: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong chân không, mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng xác định.
B. Trong chân không, các ánh sáng đơn sắc khác nhau truyền với cùng tốc độ.
C. Trong chân không, bước sóng của ánh sáng vàng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng tím.
D. Trong ánh sáng hẳng có vô số ánh sáng đơn sắc.
Hướng dẫn
Trong cùng một môi trường nhất định thì luôn có: 
λđỏ > λda cam > λvàng > λlục > λlam > λchàm > λtím.
Trong chân không, bước sóng của ánh sáng vàng lớn hơn bước sóng của ánh sáng tím.
 Chọn C.
Ví dụ 9: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ánh sáng đơn sắc?
A. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
B. Trong cùng một môi trường truyền (có chiết suất tuyệt đối lớn hơn 1), vận tốc ánh sáng tím nhỏ hơn vận tốc ánh sáng đỏ.
C. Trong chân không, các ánh sáng đơn sắc khác nhau tmyền đi với cùng vận tốc.
D. Chiết suất của một môi trường trong suốt đối với ánh sáng lục lớn hơn chiết suất của môi trường đó đối với ánh sáng tím.
Hướng dẫn
Căn cứ vào nđỏ < nda cam < nvàng <nlục < nlam < nchàm  < ntím
 Chọn D.
Ví dụ 10: Ánh sáng đơn sắc có tần số 6.1014 Hz truyền trong chân không với bước sóng 500 nm. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường trong suốt ứng với ánh sáng này là 1,52. Tần số của ánh sáng trên khi truyền trong môi trường trong suốt này
A. lớn hơn 6.1014 Hz còn bước sóng nhỏ hơn 500 nm.
B. vẫn bằng 6.1014 Hz còn bước sóng lớn hơn 500 nm.
C. vẫn bằng 6.1014 Hz còn bước sóng nhỏ hơn 500 nm.
D. nhỏ hơn 6.1014 Hz còn bước sóng bằng 500 nm.




Hướng dẫn
Tần số ánh sáng không phụ thuộc vào môi trường, nghĩa là khi ánh sáng truyền từ môi hường này sang môi trường khác thì tần số không đổi.
Vì  Chọn C.
Chú ý: Hiện tượng toàn phần chỉ xẩy ra khi cả hai điều kiện sau đây phải được thỏa mãn: 
1) Ánh sáng đi từ môi trường chiết suất lớn đến mặt phân cách ví môi trường chiết suất bé; 
2) Góc tới phải lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần.
 Tia sáng đi là là trên mặt phân cách.
  Tia sáng khúc xạ ra ngoài.
 Tia sáng bị phản xạ toàn phần.
 
Ví dụ 11: Một lăng kính thuỷ tinh có tiết diện thẳng là tam giác ABC góc 60° đặt trong không khí. Một chùm tia sáng đơn sắc màu lam hẹp song song đến mặt AB theo phương vuông góc cho tia ló đi là là trên mặt AC. Tính chiết suất của chất làm lăng kính đối với tia màu lam. Thay chùm tia màu lam bằng chùm tia sáng trắng gồm 5 màu cơ bản đỏ, vàng, lục, lam, tím thì các tia ló ra khỏi mặt AC gồm những màu nào?
Hướng dẫn
Vì tia màu lam hẹp song song đến mặt AB theo phương vuông góc cho tia ló đi là là trên mặt AC nên :
 
Nhận thấy:  suy ra chỉ có tia tím bị phản xạ toàn phần nên không ló ra nên các tia nó là đỏ, vàng, lục và lam.


Ví dụ 12: Chiếu chùm sáng hẹp đơn sắc song song màu lục theo phương vuông góc với mặt bên của một lăng kính thì tia ló đi là là trên mặt bên thứ hai của lăng kính. Nếu thay bằng chùm sáng gồm ba ánh sáng đơn sắc: cam, chàm và tím thì các tia ló ra khỏi lăng kính ở mặt bên thứ hai
A. chỉ tia cam.    B. gồm tia chàm và tím. 	C. chỉ có tia tím. 	     D. gồm tia cam và tím.
Hướng dẫn
 Tia sáng đi là là trên mặt phân cách.
  Tia sáng khúc xạ ra ngoài. 
 Tia sáng bị phản xạ toàn phần.
 Chọn A.
Ví dụ 13: Chiếu từ nước ra không khí một chùm tia sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm 6 thành phần đơn sắc: tím, lam, đỏ, lục, vàng, da cam. Tia ló đơn sắc màu vàng đi là là mặt nước (sát với mặt phân cách giữa hai môi trường). Không kể tia đơn sắc màu vàng, các tia ló ra ngoài không khí là các tia đơn sắc màu 
A. tím, lam, lục. 	B. đỏ, vàng, lam.		C. đỏ, da cam.	D. lam, tím, da cam.
Hướng dẫn

 Chọn C.
Ví dụ 13: (THPTQG − 2017) Chiếu một chùm sáng song song hẹp gồm bốn thành phần đơn sắc: đỏ, vàng, lam và tím từ một môi trường trong suốt tới mặt phẳng phân cách với không khí có góc tới 37°. Biết chiết suất của môi trường này đối với ánh sáng đơn sắc: đỏ, vàng, lam và tím lần lượt là 1,643; 1,657; 1,672 và 1,685. Thành phần đơn sắc không thể ló ra không khí là 
A. lam và vàng. 	B. đỏ, vàng và lam. 	C. lam và tím. 	D. vàng, lam và tím.
Hướng dẫn
* Theo định luật khúc xạ: 
* Tia đỏ và tia vàng thỏa mãn điều kiện này nên chỉ hai tia này có tia khúc xạ (ló ra).
* Tia lam và tia tím không thỏa mãn điều kiện này nên hai tia này không có tia khúc xạ (không ló ra) 
 Chọn C.
Bình luận: Bài toán này giải bằng cách mới nhìn cảm giác như khác với cách giải trên nhung thực chất là một.
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: Một ánh sáng đơn sắc có bước sóng của nó trong không khí là 0,7μm và trong chất lỏng trong suốt là 0,56μm. Chiết suất của chất lỏng đối với ánh sáng đó là:
A. 1,5.		B. 1,4.			C. 1,7.			D. 1,25.
Bài 2: Bước sóng của ánh sáng màu đỏ trong không khí là 0,75 μm. Biết chiết suất của nước đối với ánh sáng đỏ là 4/3. Bước sóng của nó trong nước là
A. 0,546 μm.		B. 0,632 μm.		C. 0,445 μm.		D. 0,5625 μm.
Bài 3: Bước sóng ánh sáng vàng trong chân không là 6000 (A°). Biết chiết suất của thuỷ tinh đối với ánh sáng vàng là 1,59. Bước sóng của ánh sáng ấy trong thủy tinh là 
A. 3774 (A0).		B. 6000 (A°).		C. 9540 (A°).		D. 954 (A°).
Bài 4: Chiết suất của một môi trường trong suốt phụ thuộc bước sóng ánh sáng trong chân không theo công thức: n = 1,1 + 105/λ2, trong đó λ tính bằng nm. Chiết suất của tia tím ứng với λ = 400 nm là
A. 1,54.		B. 1,425.		C. 1,725.		D. 1,6125.
Bài 5: Chiết suất của một môi trường trong suốt phụ thuộc bước sóng ánh sáng trong chân không theo công thức: n = 1,3 + 5.104/ λ2, trong đó λ tính bằng nm. Chiết suất của tia tím ứng với λ = 400 nm là
A. 1,54		B. 1,425			C. 1,725			D. 1,6125.
Bài 6: Chiết suất của một môi trường trong suốt phụ thuộc bước sóng ánh sáng trong chân không theo công thức: n = 1,3 + 5.104/λ2, trong đó λ tính bằng nm. Nếu chiết suất của tia đỏ là 1,422 bước sóng của tia này là
A. 745 nm.		B. 640 nm.		C. 750 nm.		D. 760 nm.
Bài 7: Một chùm tia sáng hẹp song song gồm hai đcm sắc màu vàng và màu lục truyền từ không khí vào nước dưới góc tới i (0 < i < 90°). Chùm tia khúc xạ:
A. Gồm hai đơn sắc màu vàng và màu lục trong đó chùm tia màu lục lệch ít hơn
B. Gồm hai đơn sắc màu vàng và màu lục trong đó chùm tia màu vàng lệch ít hơn 
C. vẫn là một chùm tia sáng hẹp song song và góc khúc xạ lớn hơn góc tới
D. vẫn là một chùm tia sáng hẹp song song và góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
Bài 8: Khi chiếu ánh sáng đơn sắc màu vàng vào nước trong suốt, ánh sáng nhìn từ dưới mặt nước: 
A. có màu vàng.			B. bị tán sắc thành các màu vàng, lục.
C. chuyển sang màu đỏ.		D. chuyển sang màu lục.
Bài 9: Chiếu chùm sáng hẹp gồm hai bức xạ vàng và lam từ trong nước ra không khi sao cho không có hiện tượng phán xạ toàn phần. Nhận định nào sau đây là đúng
A. Không xác định được sự khác nhau của các góc khúc xạ.
B. Tia vàng đi ra xa pháp tuyến hơn. 
C. Tia lam đi ra xa pháp tuyến hơn.
D. Cá hai tia cùng có góc khúc xạ như nhau.	
Bài 10: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng tán sắc ánh sáng?
A. Quang phổ của ánh sáng trắng có bảy màu cơ bản: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
B. Chùm ánh sáng trắng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính 
C. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính. 
D. Các tia sáng song song gồm các màu đơn sắc khác nhau chiếu vào mặt bên cita một lăng kính thì các tia ló ra ở mặt bên kia có góc lệch khác nhau so với phương ban đầu.
Bài 11: Hiện tượng tán sắc xảy ra
A. chỉ với lăng kính thuỷ tinh.
B. chỉ với các lăng kính chất rắn hoặc chất lỏng.
C. ở mặt phân cách hai môi trường chiết quang khác nhau.
D. ở măt phân cách một môi trường rắn hoặc lỏng, với chân không (hoặc không khí)
Một lăng kính thuỷ tinh có tiết diện thẳng là một tam giác ABC góc chiết quang 45° đặt trong không khí. Một chùm tia sáng đơn sắc màu lục hẹp song song đên AB theo phương vuông góc với nó cho chùm tia ló ra ngoài năm sát với mặt bên AC.
Bài 12: Tính chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng màu lục.
A. 1,41.		B. 1,42.			C. 1,43.			D. 1,44.
Bài 13: Khi chiếu chùm tia tới là chùm ánh sáng hẹp gồm bốn ánh sáng đơn sắc: đỏ, vàng, lục và tím thì tia ló ra khỏi AC gồm những màu nào?
A. đỏ, vàng, lục. 	B. lục, lam, chàm tím.	C. đỏ, vàng, lục, tím.	D. tím, chàm.
Bài 14: Chiếu một tia sáng màu lục từ thuỷ tinh tới mặt phân cách với môi trường không khí, người ta thấy tia ló đi là là mặt phân cách giữa hai môi trường. Thay tia sáng lục bằng một chùm tia sáng song song, hẹp, chứa đồng thời ba ánh áng đơn sắc: màu vàng, màu lam và màu tím chiếu tới mặt phân cách trên theo đúng hướng cũ thì chùm tia sáng ló ra ngoài không khí là
A. chùm tia sáng màu vàng.
B. hai chùm tia sáng màu lam và màu tím.
C. ba chùm tia sáng: màu vàng, màu lam và màu tím.
D. hai chùm tia sáng màu vàng và màu lam.
Bài 15: Chiếu chùm sáng hẹp đơn sắc song song màu vàng theo phương vuông góc với mặt bên của một lăng kính thì tia ló đi là là trên mặt bên thứ hai của lăng kính. Nếu thay bàng chùm sáng gồm bốn ánh sáng đơn sắc: đỏ, cam, lục và tím thì các tia ló ra khỏi lăng kính ở mặt bèn thứ hai
A. tia cam và tia đỏ.			B. tia cam và tím.
C. tia tím, lục và cam.			D. tia lục và tím.
Bài 16: Chiếu một tia sáng màu lục từ thủy tinh tới mặt phân cách với môi trường không khí, người ta thấy tia ló đi là là mặt phân cách giữa hai môi trường. Thay tia sáng lục bằng một chùm tia sáng song song, hẹp, chứa đồng thời ba ánh sáng đơn sắc: màu vàng, màu lam, màu tím chiếu tới mặt phân cách trên theo đúng hướng cũ thì chùm tia sáng ló ra ngoài không khí là
A. ba chùm tia sáng: màu vàng, màu lam và màu tím.
B. chùm tia sáng màu vàng.
C. hai chùm tia sáng màu lam và màu tím.
D. hai chùm tia sáng màu vàng và màu lam.
Bài 17. Chiếu từ nước ra không khí một chùm tia sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm 5 thành phần đơn sắc: tím, lam, đỏ, lục, vàng. Tia ló đơn sắc màu lục đi là là mặt nước (sát với mặt phân cách giữa hai môi trường). Không kể tia đơn sắc màu lục, các tia ló không ra ngoài không khí là các tia đơn sắc màu:
A. tím, lam, đỏ.	B. đỏ, vàng, lam.		C. đỏ, vàng.	D. lam, tím.
Bài 18: Sự phụ thuộc của chiết suất vào bước sóng 
A. xảy ra với mọi chất rắn, lỏng, hoặc khí. 	B. chỉ xảy ra với chất rắn, và chất lỏng
C. chỉ xảy ra với chất rắn.			D. là hiện tượng đặc trưng của thuỷ tinh.
Bài 19: Chiết suất của một môi trường trong suôt nhất định thông thường (như thủy tinh, không khí..) đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì
A. phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng đó.
B. phụ thuộc vào cường độ của ánh sáng đó.
C. phụ thuộc vào phương truyền của ánh sáng đó.
D. phụ thuộc vào công suất của chùm sáng.		
Bài 20: Chiết suất của một môi trường trong suốt nhất định đối với ánh sáng 
A. bước sóng dài thì càng nhỏ.			B. bước sóng dài thì càng lớn.
C. tím nhỏ hơn đối với ánh sáng lục. 		D. lục nhỏ hơn đối với ánh sáng vàng.
Bài 21: (ĐH−2011) Một lăng kính có góc chiết quang A = 6° (coi là góc nhỏ) được đặt trong không khí. Chiếu một chùm ánh sáng trắng song song, hẹp vào mặt bên của lăng kính theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang, rất gần cạnh của lăng kính. Đặt một màn E sau lăng kính, vuông góc với phương của chùm tia tới và cách mặt phẳng phân giác của góc chiết quang 1,2 m. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ là nđ = 1,642 và đối với ánh sáng tím là nt = 1,685. Độ rộng từ màu đỏ đến màu tím của quang phổ liên tục quan sát được trên màn là
A. 4,5 mm,		B. 36,9 mm.		C. 10,1 mm.		D. 5,4 mm.
Bài 22: Ánh sáng đơn sắc có tần số 4.1014 Hz truyền trong chân không với bước sóng 750 nm. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường trong suốt ứng với ánh sáng này là 1,55. Tần số của ánh sáng trên khi truyền trong môi trường trong suốt này
A. lớn hơn 4.1014 Hz còn bước sóng nhỏ hơn 750 nm.
B.  vẫn bằng 4.1014 Hz còn bước sóng lớn hơn 750 nm. 
C. vẫn bằng 4.1014 Hz còn bước sóng nhỏ hơn 750 nm.
D. nhỏ hơn 4.1014 Hz còn bước sóng bằng 750nm.

1.D
2.C
3.A
4.C
5.D
6.B
7.B
8.A
9.C
10.B
11.C
12.A
13.A
14.A
15.A
16.B
17.D
18.A
19.A
20.A
21.D
22.C


















Dạng 2. BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN TÁN SẮC
1. Tán sắc qua lưỡng chất phẳng
Chiếu chùm ánh sáng trắng hẹp song song từ không khí vào nước dưới góc tới.
 
Nếu ở dưới đáy bể đặt gương phẳng thì chùm tán sắc phản xạ lên mặt nước có độ rộng D’T’ = 2DT, rồi ló ra ngoài với góc ló đúng bằng góc tới i nên độ rộng chùm ló là a = D’T’sin(90° − i).


Ví dụ 1: Chiếu một tia ánh sáng trắng hẹp đi từ không khí vào một bể nước rộng dưới góc tới 60°. Chiều sâu nước trong bể 1 (m). Tìm độ rộng của chùm màu sắc chiếu lên đáy bể. Biết chiết suất của nước đối với tia đỏ và tia tím lần lượt là: 1,33 và 1,34.
A. 1,0 cm.		B. 1,1 cm.		C. 1,3 cm.		D. 1,2 cm.
Hướng dẫn
 
 Chọn B
Bình luận thêm: Nếu ở dưới đáy đặt gương phẳng song song với mặt nước thì độ rộng vệt sáng trên mặt nước là D'T' = 2DT = 2,23 cm.
Độ rộng chùm ló ra ngoài:  
Ví dụ 2: Từ không khí, chiếu chùm sáng hẹp (coi như một tia sáng) gồm hai bức xạ đơn sắc màu đỏ và màu tím tới mặt chất lỏng trong suốt với góc tới 53° thì xảy ra hiện tượng phản xạ và khúc xạ. Biết tia khúc xạ màu đỏ vuông góc với tia phản xạ, góc giữa tia khúc xạ màu tím và tia khúc xạ màu đỏ là 1°. Chiết suất của chất lỏng đối với tia sáng màu tím là
A. 1,4105.		B. 1,3768.		C. 1,3627.		D. 1,3333
Hướng dẫn
* Tính  
 Chọn A.





 
2. Tán sắc qua bản mặt song song

Áp dụng định luật khúc xạ:  
 
Ví dụ 1: Chiếu một tia sáng trắng từ không khí vào một bản thuỷ tinh có bề dày 5 cm dưới góc tới 80°. Biết chiết suất của thủy tinh đối với tia đỏ và tia tím lần lượt là 1,472 và 1,511. Tính khoảng cách giữa hai tia ló đỏ và tím.
A. 0,32 mm.		B. 0,33 mm.		C. 0,34 mm.		D. 0,35 mm.
Hướng dẫn
 
3. Tán sắc qua thấu kính:

 
Nếu  thì:  
Ví dụ 1: Một thấu kính thủy tinh hai mặt lồi giống nhau, bán kính R = 54 cm. Chiết suất của thấu kính đối với ánh sáng đỏ là nđ = 1,5 và đối với ánh sáng tím là nt = 1,54. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm của thấu kính đối với ánh sáng đỏ và đối với ánh sáng tím là
A. 4,00 cm.		B. 4,45 cm.		C. 4,25 cm.	D. 1,48 cm.
Hướng dẫn
 Chọn A.
Ví dụ 2: Một chùm ánh sáng trắng song song được chiếu tới một thấu kính mỏng. Chùm tia ló màu đỏ hội tụ tại một điểm trên trục chính cách thấu kính 20 cm. Biết chiết suất của thấu kính đối với tia sáng màu tím và màu đỏ lần lượt là 1,685 và 1,643. Độ tụ của thấu kính đối với tia sáng màu tím bằng
A. 0,0469 dp.		B. 0,0533 dp.		C. 4,69 dp.		D. 5,33 dp.
Hướng dẫn
 Chọn D.
Chú ý: Thông thường thấu kính có đường rìa là đường tròn nên nếu đặt màn chắn vuông góc với trục chính và ở sau thấu kính hội tụ thì trên màn chắn thu được một vệt sáng hình tròn. Màu sắc và đường kính của vệt sáng này phụ thuộc vào vị trí đặt màn. VD: nếu đặt màn tại tiêu điểm đỏ thì vệt sáng có tâm màu đỏ rìa màu tỉm và đường kính CD được tinh như sau:


 
Ví dụ 3: Một thấu kính mỏng hai mặt lồi cùng bán kính 10 cm, chiết suất của chất làm thấu kính đối với tia đỏ và tia tím lần lượt là nđ = 1,61; nt = 1,69. Chiếu một chùm ánh sáng trắng song song với trục chính. Đặt một màn ảnh vuông góc trục chính và đi qua tiêu điểm của tia đỏ. Biết thấu kính có rìa là đường tròn có đường kính 25 cm. Tính đường kính của vệt sáng trên màn.
A. 1,3 cm.		B. 3,3 cm.		C. 3,5 cm.		D. 1,6 cm.
Hướng dẫn
Chọn B.
Ví dụ 4: Một thấu kính móng hội tụ gồm hai mặt cầu khác nhau, bán kính R, có chiết suất đối với tia đỏ là 1,60 đối với tia tím là 1,69. Ghép sát vào thấu kính trên 1 thấu kính phân kỳ mỏng, 2 mặt cầu giống nhau, bán kính R. Tiêu điểm của hệ thấy kính đối với tia đó và đối với tia tím trùng nhau. Thấu kính phân kỳ có chiếu suất đối với tia đỏ (n’đ) và tia tím (n't) liên hệ với nhau bởi
A. n’t = 2n’đ + 1. 	B. n’t = n’d + 0,01. 	C. n’t= l,5n’đ.	    	D. n’t = n’đ + 0,09.
Hướng dẫn
Độ tụ của thấu kính mỏng ghép sát:  
Vì tiêu điểm đỏ trùng với tiêu điểm tím nên  
 Chọn D.
4. Tán sắc qua giọt nước:

 
 


 Ví dụ 1: Một tia sáng Mặt Trời truyền trong mặt phẳng tiết diện thẳng đi qua tâm của 1 một giọt nước hình cầu trong suốt với góc tới 43°. Sau khi khúc xạ tại I tia sáng phảp xạ một lần tại J rồi lại khúc xạ và truyền ra ngoài không khí tại P. Biết chiết suất của nước đối với ánh sáng đỏ và ánh sáng tím lần lượt là nđ = 1,3241; nt = 1,3639. Tính góc tạo bởi tia ló đỏ và tia ló tím.
A. 3,2°.		B. 2,9°			C. 3,5°.			D. 4°.
Hướng dẫn

Chọn D.
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: Một lăng kính có góc chiết quang 5°, có chiết suất đối với ánh sáng đỏ là 1,643 và đối với ánh sáng tím là 1,685. Chiếu một chùm sáng trắng hẹp song song tới mặt bên của lăng kính theo phương gần vuông góc cho chùm ló ở mặt bên kia. Biết góc lệch của tia ló so với tia tới tính theo công thức D = (n − 1)A. Góc hợp bởi tia ló màu đỏ và màu tím là 
A. 0,24°.			B. 3,24°.			C. 3°.			D. 6,24°
Bài 2: (CĐ 2010) Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = 40 đặt trong không khí. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ và tìm lần lượt là 1,643 và 1,685. Chiếu một lăng kính theo phương vuông góc với mặt này. Biết góc lệch của tia ló so với tia tới tính theo công thức D = (n – 1) A. Góc tạo bởi tia đỏ và tia tím sau khi ló ra khỏi mặt bên kia của lăng kính xấp xỉ bằng
A. 0,24°.			B. 3,24°.			C. 0,21°.		D. 6,24°.
 Bài 3: Môt lăng kính có góc chiết quang 6°. Chiếu một chùm tia sáng trắng hẹp song song tới mặt bên của lăng kính với góc tới nhỏ cho chùm ló ra ở mặt bên kia. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ là 1,5 và đối với ánh sáng tím là 1,54. Biết góc lệch của tia ló so với tia tới tính theo công thức D = (n − 1)A. Góc hợp bởi tia ló màu đỏ và màu tím là :
A. 0,24°.			B. 3,24°.			C. 3°.			D. 6,24°,	
Bài 4: Góc chiết quang của lăng kính bằng 6°. Chiếu một tia sáng trắng vào mặt bên của lăng kính theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang. Đặt một màn quan sát, sau lăng kính, song song với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang của lăng kính và cách mặt này 2 m. Chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ là nđ = 1,50 và đối với tia tím là nt = 1,56. Biết góc lệch của tia ló so với tia tới tính theo công thức D = (n − 1)A. Độ rộng của quang phổ liên tục trên màn quan sát bằng 
A. 6,8 mm.		B. 12,6 mm.			C. 9,3 mm.		D. 15,4 mm.
Bài 5: Một lăng kính thuỷ tinh có góc chiết quang 8°, chiết suất với tia tím 1,6644 với tia đỏ 1,6552. Chiếu một chùm tia sáng trắng hẹp song song theo phương vuông góc mặt bên AB của lăng kính. Sau lăng kính 1 (m) đặt một màn ảnh song song với mặt AB. Biết góc lệch của tia ló so với tia tới tính theo công thức D = (n − 1)A. Khoảng cách giữa hai vệt sáng đỏ và tím trên màn gần nhất giá trị nào sau đây?
A. 1,6 mm.		B. 1,2 mm.			C. 1,5 mm.		D. 1,3 mm.
Bài 6: Một lăng kính có góc chiết quang nhỏ A = 6° và có chiết suất n = 1,62 đối với màu lục. Chiếu một chùm tia tới song song hẹp, màu lục vào cạnh của lăng kính theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang A sao cho một phần của chùm tia sáng không qua lăng kính, một phần đi qua lăng kính và bị khúc xạ. Khi đó trên màn E song song với mặt phẳng phân giác của góc A và cách nó 1 m có hai vết sáng màu lục. Biết góc lệch của tia ló so với tia tới tính theo công thức D = (n − 1)A. Khoảng cách giữa hai vết sáng đó là
A. 5,6 cm.		 	B. 5,6mm.			C. 6,5 cm. 		D. 6,5 mm.	
Bài 7: Trong một thí nghiệm người ta chiếu một chùm ánh sáng trắng song song hẹp vào cạnh của một lăng kính có góc chiết quang A = 80 theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang. Đặt một màn ảnh E song song và cách mặt phẳng phân giác của góc chiết quang 1 m. Biết góc lệch ciia tia ló so với tia tới tính theo công thức D = (n − 1)A. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ là 1,61 và đối với ánh sáng tím là 1,68 thì bề rộng dái quang phổ trên màn E là	
A. 0,98 cm.		B. 0,83 cm.			C. 1,04 cm.		D. 1,22 cm.
Bài 8: Một bể nước rộng có đáy nằm ngang sâu l,2m. Một chùm ánh sáng mặt trời chiếu vào mặt nước dưới góc tới i sao cho sini = 0,8. Chiết suất của nước đối với ánh sáng đỏ là 1,331 và đối với ánh sáng tím là 1,343. Bề rộng của dải quang phổ dưới đáy bể là
A. 1,5cm.			B. 2 cm.			C. 1,25 cm.		D. 2,5cm.
Bài 9: Chiếu một chùm ánh sáng trắng hẹp song song đi từ không khí vào một bể nước dưới góc tới 60° chiều sâu của bể nước là 1 m. Dưới đáy bể đặt một gương phẳng song song với mặt nước. Biết chiết suất của nước đối với tia tím và tia đỏ lần lượt là 1,34 và 1,33. Bề rộng của dải quang phổ trên mặt nước.
A. 1,3cm			B. 1,1 cm,		C. 2,2 cm,		 D. 1,6 cm.
Bài 10: Chiếu một chùm ánh sáng trắng hẹp song song đi từ không khí vào một bể nước dưới góc tới 60° chiều sâu của bể nước là 1 m. Dưới đáy bể đặt một gương phẳng song song với mặt nước. Biết chiết suất của nước đối với tia tím và tia đỏ lần lượt là 1,34 và 1,33. Tính độ rộng của chùm tia ló trên mặt nước.
A. 1,3cm.			B. 1,1 cm.		C. 2,2 cm.		D. 1,6 cm. 
Bài 11: Một bể nước rộng có đáy nằm ngang sâu 1,2 m. Một chùm ánh sáng mặt trời chiếu vào mặt nước dưới góc tới i sao cho tani = 4/3. Chiết suất của nước đối với ánh sáng đỏ là 1,328 và đối với ánh sáng tím là 1,343. Bề rộng của dải quang phổ dưới đáy bể là		
A. 1,57 cm.		B. 2 cm.		C. 1,25 cm.		D. 2,5 cm.
Bài 12: Chiếu chùm sáng trắng, hẹp, song song xuống mặt nước yên lặng, theo phương hợp với mặt nước góc 30°. Biết chiết suất của nước đối với ánh sáng tím và ánh sáng đỏ lần lượt là 1,343 và 1,329. Góc hợp bởi tia khúc xạ đỏ và tia khúc xạ tím trong nước là
A. 41’23,53".		B. 22'28,39".		C. 30'40,15".		D. 14'32,35".
Bài 13: Từ không khí người ta chiếu xiên tới mặt trên một tấm thủy tinh nằm ngang (góc tới nhỏ) một chùm tia sáng hẹp song song gồm hai ánh sáng đơn sắc: màu vàng, màu chàm. Khi đó chùm tia ló ra khỏi mặt dưới
A. vẫn chỉ là một chùm tia sáng hẹp song song.
B. gồm hai chùm tia sáng hẹp là chùm màu vàng và chùm màu chàm song song với nhau nhưng không song song với chùm tới.
C. gồm hai chùm tia sáng hẹp là chùm màu vàng và chùm màu chàm song song với nhau và song song với chùm tới.
D. chỉ là chùm tia màu vàng còn chùm tia màu chàm bị phàn xạ toàn phần.
Bài 14: Chiếu tia sáng trắng từ không khí vào một bản thuỷ tinh có bề dày 10 cm dưới góc tới 60°. Biết chiết suất của thủy tinh đối với tia đỏ và tia tím lần lượt là 1,547; 1,562. Tính khoảng cách giữa hai tia ló đỏ và tún.
A. 0,83 cm. 		B. 0,35 cm.		C. 0,99 cm.		D. 0.047 cm.
Bài 15: Chiếu một tia ánh sáng trắng lên bề mặt một bản mặt song song dưới góc tới 45°. Biết rằng bản này dày 20 cm và có chiết suất đối với tia sáng màu tím và màu đỏ lần lượt là 1,685 và 1,643. Bề rộng của chùm tia ló bằng 
A. 2,63 mm.		B. 3,66mm.		C. 2,05 mm.		D. 3,14 mm.
Bài 16: Khi cho một chùm ánh sáng trắng truyền tới một thấu kính hội tụ theo phương song song với trục chính của thấu kính thì sau thấu kính, trên trục chính, gần thấu kính nhất sẽ là điểm hội tụ của?
A. ánh sáng màu đỏ.					B. ánh sáng màu trắng,
C. ánh sáng có màu trung gian giữa đỏ và tím.	D. ánh sáng màu tím.
Bài 17: Một thấu kính hội tụ mỏng gồm hai mặt cầu lồi giống nhau bán kính 30 cm. Chiết suất của thấu kính đối với ánh sáng đỏ là 1,5 và đối với ánh sáng tím là 1,54. Khoảng cách giữa tiêu điểm đối với tia đỏ và tiêu điểm đối với tia tím của thấu kính là 
A. 27,78 cm.		B. 22,2 cm.		C. 2,22 cm.		D. 3 cm.
Bài 18: Cho một thấu kính hai mặt cầu lồi, bán kính 24 cm, chiết suất của thuỷ tinh làm thấu kính với tia sáng màu đỏ là nđ = 1,50, với tia sáng màu tím là nt =1,54. Khoảng cách giữa tiêu điểm đối với tia đỏ và tiêu điểm đối với tia tím là:
A. FđFt= 1,78cm.		B. FdFt= 1,84 cm.	C. FđFt = 1,58cm.	D. FđFt=l,68cm.
Bài 19: Cho một thấu kính hai mặt lồi cùng bán kính 25 cm. Tính khoảng cách giữa tiêu điểm đối với tia đỏ và tiêu điểm đối với tia tím, biết chiết suất thấu kính đối với hai tia này là nđ = 1,50; nt = 1,54.
A. 1,85 cm.		B. 1,72 cm.		C. 1,67 cm.		D. 1,58 cm.
Bài 20: Thấu kính mỏng hội tụ bằng thủy tinh có chiết suất đối với tia đỏ 1,5145, đối với tia tím 1,5318. Tỉ số giữa tiêu cự đối với tia đỏ và tiêu cự đối với tia tím: 
A. 1,0336.		 	B. 1,0597.		C. 1,1057.		D. 1,2809.
Bài 21: Trên một tấm bìa rộng có khoét một lỗ tròn và đặt vừa khí vào đó một thấu kính mỏng hai mặt lồi cùng bán kính 4,2 cm, chiết suất của chất làm thấu kính đối với tia đỏ và tia tím lần lượt là 1,6 và 1,7. Chiếu một chùm ánh sáng trắng rộng song song với trục chính. Phía sau tấm bìa 3,5 cm đặt một màn ảnh vuông góc trục chính thì trên màn thu được
A. một điểm sáng.			B. vệt sáng hình tròn, tâm màu đỏ và rìa màu tím.
C. vệt sáng màu trắng. 		D. vệt sáng hình tròn, tâm màu tím và rìa màu đỏ.
Bài 22: Trên một tấm bìa rộng có khoét một lỗ tròn và đặt vừa khí vào đó một thấu kính mỏng hai mặt lồi cùng bán kính 4,2 cm, chiết suất của chất làm thấu kính đối với tia đỏ và tia tím lần lượt là 1,6 và 1,7. Chiếu một chùm ánh sáng trắng rộng song song với trục chính. Phía sau tấm bìa 3,4 cm đặt một màn ảnh vuông góc trục chính thì trên màn thu được vệt sáng hình tròn tâm
A. không phải màu tím hoặc màu đỏ nhưng rìa màu tím.
B. màu đỏ và rìa màu tím.
C. không phải màu tím hoặc màu đỏ nhưng rìa màu đỏ.
D. màu tím và rìa màu đỏ.
Bài 23: Trên một tấm bìa rộng có khoét một lỗ tròn và đặt vừa khí vào đó một thấu kính mỏng hai mặt lồi cùng bán kính 4,2 cm, chiết suất của chất làm thấu kính đối với tia đỏ và tia tím lần lượt là 1,6 và 1,7. Chiếu một chùm ánh sáng trắng rộng song song với trục chính. Phía sau tấm bìa 3 cm đặt một màn ảnh vuông góc trục chính thì trên màn thu được
A. một điểm sáng. 			B. vệt sáng hình tròn, tâm màu đỏ và rìa màu tím. 
C. vệt sáng màu trắng. 		D. vệt sáng hình tròn, tâm màu tím và rìa màu đỏ.
Bài 24: Hiện tượng cầu vồng là do hiện tượng tán sắc của ánh sáng Mặt Trời qua các giọt nước hoặc các tinh thể bằng trong không khí. Một tia sáng Mặt Trời truyền trong mặt phẳng tiết diện thẳng đi qua tâm của một giọt nước hình cầu trong suốt với góc tới 440. Sau khi khúc xạ tại 1 tai sáng, phản xạ một lần tại J rồi lại khúc xạ và truyền ra ngoài không khí tại P. Biết chiết suất của nước đối với ánh sáng đỏ và ánh sáng tím lần lượt là nđ = 1,32; nt = 1,35. Tính góc tạo bởi tai ló đỏ và tia ló tím.
A. 3,20.			B. 2,90			C. 3,50			D. 4,90
Bài 25: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chiết suất của một môi trường ?
A. Chiết suất của một môi trường trong suốt nhất định đối với mọi ánh sáng đơn sắc là như nhau.
B. Chiết suất của một môi trường trong suốt nhất định đối với mỗi ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau.
C. Với bước sóng ánh sáng qua môi trường trong suốt càng dài thì chiết suất của môi trường càng lớn.
D. Chiết suất của các môi trường trong suốt khác nhau đối với một loại ánh sáng nhất định thì có giá trị như nhau.		
1.C
2.C
3.A
4.B
5.D
6.C
7.A
8.C
9.C
10.B
11.A
12.C
13.C
14.D
15.C
16.D
17.C
18.A
19.A
20.A
21.B
22.A
23.D
24.A
25.B
26.
27.
28.
29.
30.




Chủ đề 17. GIAO THOA ÁNH SÁNG
A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT 
1.  Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng
Hiện tượng truyền sai lệch so với sự truyền thẳng khi ánh sáng gặp vật cản gọi là hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng.
− Hiện tượng nhiễu xạ chỉ có thể giải thích được nếu thừa nhận ánh sáng có tính chất sóng. Mỗi ánh sáng đơn sắc coi như một sóng có bước sóng xác định


2. Hiện tượng giao thoa ánh sáng
a. Thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng.
− Ánh sáng từ bóng đèn Đ → trên E trông thấy một hệ vân có nhiều màu.
− Đặt kính màu K (đỏ. ..) →  trên E chỉ có một màu đỏ và có dạng những vạch sáng đỏ và tối xen kẽ, song song và cách đều nhau.
− Giải thích:

Hai sóng kết hợp phát đi từ S1, S2 gặp nhau trên E đã giao thoa với nhau:
+ Hai sóng gặp nhau tăng cường lẫn nhau →  vân sáng.
+ Hai sóng gặp nhau triệt tiêu lẫn nhau →  vân tối.
+ Chú ý: Hai nguồn sáng kết hợp thì hai nguồn phát ra hai sóng ánh sáng có cùng bước sóng và hiệu số pha dao động giữa hai nguồn không thay đổi theo thời gian.
b.Vị trí vân sáng 
− Hiệu đường đi:  
− Để tại A là vân sáng thì:  với  


 − Vị trí các vân sáng:  bậc của giao thoa
− Vị trí các vân tối: Với  
c. Khoảng vân
+ Định nghĩa: Khoảng vân  i là khoảng cách giữa hai vân sáng, hoặc hai vân tối liên tiếp.
+ Công thức tính khoảng vân:  
+ Tại O là vân sáng bậc 0 của mọi bức xạ: vân chính giữa hay vân trung tâm, hay vân số 0.
Chú ý:  Trong thí nghiệm giao thoa với khe Y−âng, khi bỏ kính lọc sắc (tức là dùng ánh sáng trắng), ta thấy có một vạch sáng trắng ở chính giữa, hai bên có những dải màu như cầu vồng, tím ở trong, đỏ ở ngoài (xem Hình 2). 


d. Ứng dụng:
− Đo bước sóng ánh sáng. Nếu biết i, a, D sẽ suy ra được  
3. Bước sóng và màu sắc		
+ Mỗi  bức xạ đơn sắc ứng với một bước sóng trong chân không xác định.
+ Mọi ánh sáng đơn sắc mà ta nhìn thấy có:  nm.
+ Ánh sáng trắng của Mặt Trời là hỗn hợp của vô số ánh sáng đơn sắc.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC DẠNG TOÁN
1. Bài toán liên quan đến giao thoa với ánh sáng đơn sắc.
2. Bài toán liên quan đến giao thoa với ánh sáng hôn hợp.
3. Bài toán liên quan đến giao thoa I−âng thay đối cấu trúc.
Dạng 1. BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THOA VỚI ÁNH SÁNG ĐƠN SẮC
1. Khoảng vân, vị trí vân
*Hiệu đường đi của hai sóng kết hợp đến M: .
* Khoảng vân: .
* Vân sáng:  
* Vân sáng trung tâm:  
Vân sáng bậc 1:  
Vân sáng bậc 2:  
……………………………………..
Vân sáng bậc k:  
* Vân tối:  
Vân tối thứ 1:  
Vân tối thứ 2:  
…………….
Vân tối thứ n:  
Ví dụ 1: Một trong 2 khe của thí nghiệm của Young được làm mờ sao cho nó chỉ truyền 1/2 so với cường độ của khe còn lại. Kết quả là:
A. vân giao thoa biến mất.		B. vạch sáng trở nên sáng hơn và vạch tối thì tối hơn.
C. vân giao thoa tối đi.			D. vạch tối sáng hơn và vạch sáng tối hơn.
Hướng dẫn
* Gọi A1, A2 và AM lần lượt là biên độ dao đọng do nguồn 1. nguồn 2 gửi tới M và biên độ dao động tổng hợp tại M.
+ Tại M là vân sáng:  
+ Tại M là vàn tối: AM = A1 − A2 (giả sử A1 > A2).
* Giả sử I’2 = I2/2  A’2 = A2/ thì
+ Vân sáng A’M = A1 + A2/ biên độ giảm nên cường độ sáng giảm.
+ Vân tối A’M = A1 − A2/ biên độ tăng nên cường độ sáng tăng
 Chọn D.
Ví dụ 2: (CĐ−2010) Hiện tượng nào sau đây khẳng định ánh sáng có tính chất sóng?
A. Hiện tượng giao thoa ánh sáng.		B. Hiện tượng quang điện ngoài,
C. Hiện tượng quang điện trong.		D. Hiện tượng quang phát quang.
Hướng dẫn
Hiện tượng giao thoa ánh sáng là bằng chứng thực nghiệm quan trọng khẳng định ánh sáng có tính chất sóng.
 Chọn A.
Ví dụ 3: Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Nếu tại điểm M trên màn quan sát có vân tối thứ tư (tính vân sáng trung tâm) thì hiệu đường đi của ánh sáng từ hai khe S1, S2 đến M có độ lớn bằng
A. 3,5λ.		B. 3 λ.			C. 2,5 λ.			D. 2 λ.
Hướng dẫn
Vân tối thứ 4 thì hiệu đường đi:  Chọn A. 
Ví dụ 4: Trong thí nghiệm giao thoa I âng khoảng cách hai khe là 5 mm khoảng cách giữa mặt phẳng chứa hai khe và màn ảnh 2 m. Giao thoa với ánh sáng đơn sắc màu vàng có bước sóng 0,58 µm. Tìm vị trí vân sáng bậc 3 trên màn ánh.
A. ± 0,696 mm. 	B. ± 0,812 mm. 	C. 0,696 mm.		D. 0,812 mm.
Hướng dẫn
 Chọn A.
Ví dụ 5: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Iâng người ta sử dụng ánh sáng đơn sắc. Giữa hai điểm. M và N trên màn cách nhau 9 (mm) chỉ có 5 vân sáng mà tại M là một trong 5 vân sáng đó, còn tại N là vị trí của vân tối. Xác định vị trí vân tối thứ 2 kể từ vân sáng trung tâm.
A. ±3 mm.		B. +0,3 mm.		C. +0,5 mm.			D. +5 mm.
Hướng dẫn
 Chọn A.
Ví dụ 6: Trong thí nghiệm giao thoa lâng, khoảng cách từ khe đến màn là 1 m, khoảng cách giữa 2 khe là 1,5 mm, ánh sáng đơn sắc sử dụng có bước sóng 0,6 µm. Khoảng cách giữa vân sáng bậc 2 ở bên này và vân tối thứ 5 ở bên kia so với vàn sáng trung tâm là:
A. 1 mm.		B. 2,8 mm.		C. 2,6 mm.			D. 3 mm.
Hướng dẫn
 Chọn C.
Ví dụ 7: Trong thí nghiệm lâng (Y−âng) về giao thoa của ánh sáng đơn sắc, hai khe hẹp cách nhau 1 mm, mặt phẳng chứa hai khe cách màn quan sát 1,875 m. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp là 3,6 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm này bằng
A. 0,48 µm.	B. 0,40 µm.		C. 0,60 µm.			D. 0,76 µm.
Hướng dẫn

 Chọn A.
Ví dụ 8: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Young, Khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 1,5 m. Trên màn, người ta đo khoảng cách từ vân sáng bậc 2 đến vân sáng bậc 7 cùng phía so với vân trung tâm là 4,5 mm. Bước sóng dùng trong thì nghiệm là
A. λ = 0,4µm. 	B. λ = 0,5µm.	C. λ = 0,6µm. 		 D. λ = 0,45µm.
Hướng dẫn
 
 Chọn C.
Ví dụ 9: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Iâng: khoảng cách hai khe 3 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2 m. Giữa hai điểm P, Q trên màn quan sát đối xứng nhau qua vân sáng trung tâm có 11 vân sáng, tại P và Q là hai vân sáng. Biết khoảng cách PQ là 3 mm. Bước sóng do nguồn phát ra nhận giá trị 
A. λ = 0,65 µm. 	B. λ = 0,5 µm.	C. λ = 0,6 µm.		D. λ = 0,45 µm.
Hướng dẫn
 Chọn D.
Chú ý:  Để kiểm tra tại M trên màn là vân sáng hay vân tối tại M trên màn là vân sáng hay vấn tối thì ta căn cứ vào:
Nếu tọa độ  : 
+ Số nguyên → Vân sáng;	
+ Số bán nguyên → Vân tối.
Nếu cho hiệu đường đi: : 
= Số nguyên → Vân sáng. 
= Số bán nguyên → vân tối.
Ví dụ 10: Trong một thí nghiệm giao thoa I âng, khoảng cách hai khe là 1,2mm, khoảng cách giữa mặt phẳng chứa hai khe và màn ảnh là 2m. Người ta chiếu vào khi Iang bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 µm. Xét tại hai điểm M và N trên màn có tọa độ lần lượt là 6 mm và 15,5 mm là vị trí vân sáng hay vân tối
A. M sáng bậc 2;N tối thứ 16.		B. M sáng bậc 6; N tối thứ 16.
C. M sáng bậc 2; N tối thứ 9.		D. M tối 2; N tối thứ 9.
Hướng dẫn
 
Suy ra: 
+  Vân sáng bậc 6.
+  Tối thứ   Chọn B
Ví dụ 11: Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng gồm các bức xạ có bước sóng lần lượt là λ1  = 720 nm, λ2 = 540 nm, λ3 = 432 nm và λ4 = 360 nm. Tại điểm M trong vùng giao thoa trên màn mà hiệu khoảng cách đến hai khe bằng 1,08 µm có vân
A. sáng bậc 2 của bức xạ λ4. 		B. tối thứ 3 của bức xạ λ1.
C. sáng bậc 3 của bức xạ λ1. 		D. sáng bậc 3 của bức xạ λ2.
Hướng dẫn
Vân sáng:  
Vân tối:  
 
 
 Chọn B.
Ví dụ 12: Ánh sáng từ hai nguồn kết hợp có bước sóng 750 nm truyền đến một cái màn tại một điểm mà hiệu đường đi hai nguồn sáng là 0,75 µm. Tại điểm này quan sát được gì nếu thay ánh sáng trên bằng ánh sáng có bước sóng 500 nm?
A. Từ cực đại của một màu chuyển thành cực đại của một màu khác.
B. Từ cực đại giao thoa chuyển thành cực tiểu giao thoa.
C. Từ cực tiểu giao thoa chuyển thành cực đại giao thoa.
D. Cả hai trường hợp đều quan sát thấy cực tiểu.
Hướng dẫn
 Vân sáng bậc 1. 
 Vân tối thứ 2
 Chọn B.
2. Thay đổi các tham số a và D
Khi thay đổi khoảng cách giữa hai khe (thay đổi a) thì có thể tại điểm M trên màn lúc đầu là vân sáng (tối) sẽ chuyển thành vân tối (sáng) có bậc cao hơn hoặc thấp hơn tùy thuộc a tăng hay giảm.
 
Khi thay đổi khoảng cách hai khe đến màn (thay đổi D) thì có thể tại điểm M trên màn lúc đầu là vân sáng (tối) sẽ chuyển thành vân tối (sáng) có bậc cao hơn hoặc thấp hơn tùy thuộc D giảm hay tăng. 
 
Ví dụ 1: Trong  thí nghiệm Y âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ  khoảng cách giữa hai ke hẹp là a, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe hẹp đến màn quan sát là 2m. Trên màn quan sát tại điểm M cách vân sáng trung tâm 5mm, có vân sáng bậc 5. Khi thay đổi khoảng cách giữa hai khe hẹp một đoạn bằng 0,3 mmm sao cho vị trí vân sáng không thay đổi thì tại M có vân sáng bậc 6. Giá trị của λ  bằng?
A. 0,60 µm.		B. 0,50 µm.		C. 0,45 µm.		D. 0,75 µm.	
Hướng dẫn
Vì bậc vân tăng nên a tăng thêm:  
 Chọn B
Ví dụ 2: Trong thí nghiệm Young về giao thoa với ánh sáng đơn sắc xác định, thì tại điểm M trên màn quan sát là vân sáng bậc 5. Sau đó giảm khoảng cách giữa hai khe một đoạn bằng 0,2 mm thì tại M trở thành vân tối thứ 5 so với vân sáng trung tâm. Ban đầu khoảng cách giữa hai khe là
A. 2,2 mm.		B. 1,2 mm.		C. 2 mm.		D. 1 mm.
Hướng dẫn
 Chọn C.
Ví dụ 3: Trong thí nghiệm Y−âng, nguồn S phát bức xạ đơn sắc k, màn quan sát cách mặt phẳng hai khe một khoảng không đổi D, khoảng cách giữa hai khe S1S2 = a có thể thay đổi (nhưng S1 và S2 luôn cách đều S). Xét điểm M trên màn, lúc đầu là vân sáng bậc 4, nếu lần lượt giảm hoặc tăng khoảng cách S1S2 một lượng Δa thì tại đó là vân sáng bậc k và bậc 3k. Nếu tăng khoảng cách S1S2 thêm 2Δa thì tại M là?
A. vân tối thứ 9.  	B. vân sáng bậc 9.   C. vân sáng bậc 7  	D. vân sáng bậc 8
Hướng dẫn
 
 Chọn D.
Ví dụ 4: Trong thí nghiệm giao thoa Iâng, khoảng cách hai khe là 1 mm. Giao thoa thực hiện với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ  thì tại điểm M có tọa độ 1,2 mm là vị trí vân sáng bậc 4. Nếu dịch màn xa thêm một đoạn 25 cm theo phương vuông góc với mặt phẳng hai khe thì tại M là vị trí vân sáng bậc 3. Xác định bước sóng.
A. 0,4 µm.			B. 0,48 µm.		C. 0,45 µm.		D. 0,44 µm.
Hướng dẫn
 Chọn A.
Ví dụ 5: Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 0,6 mm. Khoảng vân trên màn quan sát đo được là 1 mm. Từ vị trí ban đầu, nếu tịnh tiến màn quan sát một đoạn 25 cm lại gần mặt phẳng chứa hai khe thì khoảng vân mới trên màn là 0,75 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là 
A. 0,64 µm.		B. 0,60 µm.		C. 0,45 µm.		D. 0,48 µm.
Hướng dẫn
 
Ví dụ 6: Trong thí nghiệm giao thoa lâng, khoảng cách hai khe là 0,5 mm. Giao thoa thực hiện với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. thì tại điểm M có tọa độ 1 mm là vị trí vân sáng bậc 2. Nếu dịch màn xa thêm một đoạn 50/3 (cm) theo phương vuông góc với mặt phẳng hai khe thì tại M là vị trí vân tối thứ 2. Tính bước sóng.
A. 0, 4 µm.		B. 0,5 µm.		C. 0,6 µm.		D. 0,64 µm.
Hướng dẫn
 Chọn B
Ví dụ 7: Thực hiện thí nghiệm Y âng về giao thoa với ánh sáng có bước sóng λ. Khoảng cách giữa hai khe hẹp là 0,5 mm. Trên màn quan sát, tại điểm M cách vân trung tâm 4,2 mm có vân sáng bậc 5. Giữ cố định các điều kiện khác, di chuyền dần màn quan sát dọc theo đường thằng vuông goc với mặt pnang chứa hai khe ra xa cho đến khi vân giao thoa tại M chuyển thành vân tối lần thứ ba thì khoảng dịch màn là 0,6 m. Bước sóng λ bằng:
A. 0,6 µm.			B. 0,5 µm.		C. 0,7 µm.		D. 0,4 µm.
Hướng dẫn
Vị trí điểm M:  
Ban đầu các vân tối tính từ vân trong tâm đến M lần lượt có tọa độ là 0,5i, 1,5i, 2,5i và 4,5i.
Khi dịch màn ra xa 0,6m M trở thần vân tối lần thứ 3 thì  
hay  
Từ (1) và (2) tính ra  Chọn C
Ví dụ 8: Trong thí nghiệm giao thoa Y−âng, nguồn S phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ người ta đặt màn quan sát cách mặt phẳng hai khe một khoảng D thì khoảng vân là 1,5 mm. Khi khoảng cách từ màn quan sát đến mặt phẳng hai khe lần lượt là D − ΔD và D + ΔD thì khoảng vân thu được trên màn tương ứng là i và 2i. Khi khoảng cách từ màn quan sát đến mặt phẳng hai khe là D + 2ΔD thì khoảng vân trên màn là:
A. 3 mm.			B. 3,5 mm.		C. 2 mm.		D. 2,5 mm.
Hướng dẫn
* Khoảng vân giao thoa:
 

* Khi D’ = D + 2ΔD = 5D/3 thì khoảng vân:
 Chọn D.



3. Số vân trên trường giao thoa và trên một đoạn
* Số vân trên trường
Trường giao thoa là vùng sáng trên màn có các vân giao thoa.
Bề rộng trường giao thoa L là khoảng cách ngắn nhất giữa hai mép ngoài cùng của hai vân sáng ngoài cùng. Vì vậy, nếu đo chính xác L thì số vân sáng trên trường giao thoa luôn nhiều hơn số vân tối là 1.
Thông thường bề rộng trường giao thoa đối xứng qua vân trung tâm.
Để tìm số vân sáng, tối trên trường giao thoa ta thay vị trí vân vào điêu kiện  sẽ được: 


  Hoặc có thể áp dụng công thức giải nhanh:  
* Số vân trên đoạn MN nằm gọn trong trường giao thoa.
+ Tại M và N là hai vân sáng: 

+ Tại M và N là hai vân tối:  
+ Tại M là vân sáng và tại N là vân tối:
 

+ Tại M là vân sáng và tại N chưa biết:
 

+ Tại M là vân tối và tại N chưa biết:
 


 + Cho tọa độ tại M và N:  (số giá trị nguyên k là số vân sáng, số giá trị nguyên  m là số vân tối)
Ví dụ 1: Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm. khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn là 2 m. Ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm có bước sóng 0,5 µm. Vùng giao thoa trên màn rộng 25,8 mm (vân trung tâm ở chính giữa), số vân sáng là:
A. 15.		B. 17.			C. 13. 			D. 11.
Hướng dẫn
 
 Chọn C.
Ví dụ 2: (ĐH−2010) Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 µm. Khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2,5 m, bề rộng miền giao thoa là 1,25 cm. Tổng số vân sáng và vân tối có trong miền giao thoa là 
A. 19 vân.		B. 17 vân.		C. 15 vân.			D. 21 vân.
Hướng dẫn
 
 Chọn B.
Ví dụ 3: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, trong khoảng rộng 2,5 mm trên màn có 3 vân tối biết một đầu là vân tối còn một đầu là vân sáng. Biết bề rộng trường giao thoa 8,1 mm. Tổng sổ vân sáng và vân tối có trong miền giao thoa là 
A. 19.		B. 17.			C. 16.				D. 15.
Hướng dẫn
 
 Chọn B
Ví dụ 4: Trong thí nghiệm giao thoa Iâng với ánh sáng đơn sắc trên màn chỉ quan sát được 21 vạch sáng mà khoảng cách giữa hai vạch sáng đầu và cuối là 40 mm. Tại hai điểm M, N là hai vị trí của hai vân sáng trên màn. Hãy xác định sô vân sáng trên đoạn MN biết rằng khoảng cách giữa hai điểm đó là 24 mm.
A. 40.		B. 41. 		C. 12. 			D. 13.
Hướng dẫn
 Chọn D
Ví dụ 5: Trong thí nghiệm giao thoa Iâng, trên màn quan sát hai vân sáng đi qua hai điểm M và P. Biết đoạn MP dài 7,2 mm đồng thời vuông góc với vân trung tâm và số vân sáng trên đoạn MP nằm trong khoảng từ 11 đến 15. Tại điểm N thuộc MP, cách M một đoạn 2,7 mm là vị trí của một vân tối. số vân tối quan sát được trên MP là
A. 11. 		B. 12. 		C. 13. 			D. 14.
Hướng dẫn
Số vân sáng trên đoạn MP:   (mm)
Vì M vân sáng và N là vân tối nên:  
 
 
Số vân tôi trên đoạn MP:  Chọn B.
Ví dụ 6: (ĐH−2012) Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1. Trên màn quan sát, trên đoạn thăng MN dài 20 mm (MN vuông góc với hệ vân giao thoa) có 10 vân tối, M và N là vị trí của hai vân sáng. Thay ánh sáng trên bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ2 = 5λ1/3  thì tại M là vị trí của một vân giao thoa, số vân sáng trên đoạn MN lúc này là
A.7.		B. 5.			C. 8.				D. 6.
Hướng dẫn

Ta có  Chọn A.
 (Lúc đầu, M là vân sáng nên  (k là số nguyên). Vì 0,6k không thể là số bán nguyên được và 0,6k chỉ có thể là số nguyên, tức là sau đó tại M vẫn là vân sáng). 
Ví dụ 7: Trong thí nghiệm giao thoa Iâng với ánh sáng đơn sắc khoảng vân giao thoa là 0,5 mm. Tại hai điểm M, N trên màn cách nhau 18,2 mm trong đó tại M là vị trí vân sáng. Số vân tối trên đoạn MN là
A. 36.		B. 37.			C. 41. 			D. 15.
Hướng dẫn
 Chọn A.
Ví dụ 8: Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, các khe hẹp được chiếu sáng bởi ánh sáng đơn sắc. Khoảng vân trên màn là 1,2 mm. Trong khoảng giữa hai điểm M và N trên màn ở cùng một phía so với vân sáng trung tâm, cách vân trung tâm lần lượt 2 mm và 4,5 mm, quan sát được?
A. 2 vân sáng và 2 vân tối.		B. 3 vân sáng và 2 vân tối.
C. 2 vân sáng và 3 vân tối.		D. 2 vân sáng và 1 vân tối.
Hướng dẫn
Vì hai điểm M và N trên màn ở cùng một phía so với vân sáng trung tâm nên có thể chọn xM = +2 mm và xN = 4,5 mm.
 Chọn A.
Ví dụ 9: Trong một thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe I−âng, hai khe cách nhau 2 mm, khoảng cách từ hai khe tới màn quan sát là 2 m. Ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,5 µm. Cho M và N là hai điểm nằm trong trường giao thoa, chúng nằm khác phía nhau so với vân chính giữa, có OM = 12,3 mm, ON = 5,2 mm. số vân sáng và số vân tối trong đoạn MN là
A. 35 vân sáng, 35 vân tối.		B. 36 vân sáng, 36 vân tối.
C. 35 vân sáng, 36 vân tối.		D. 36 vân sáng, 35 vân tối.
Hướng dẫn
Khoảng vân:  
Vì hai điểm M và N hên màn ở khác phía so với vân sáng trung tâm nên có thể chọn  và  
 
Ví dụ 10: (THPTQG − 2017) Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 µm. Biết khoảng cách giữa hai khe là 0,6 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Trên màn, hai điểm M và N nằm khác phía so với vân sáng trung tâm, cách vân trung tâm lần lượt là 5,9 mm và 9,7 mm. Trong khoảng giữa M và N có số vân sáng là
A. 7.			B. 9.			C. 6.			D. 8.
Hướng dẫn
* Từ  
Có 7 giá trị nguyên  Chọn A.
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng  khoảng cách hai khe là 0,5 mm, khoảng cách giữa mặt phẳng chứa hai khe và màn ánh là 1,5 m, bước sóng ánh sáng đơn sắc dùng cho thí nghiệm là 0,59 μm. Tìm vị trí vân tối thứ 5 trên màn ảnh
A. ±7,812 mm. 		B. ±7,965 mm. 		C. 7,812 mm.		D. 7,965 mm.
Bài 2: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng  với sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe I−âng  là 0,64 mm, khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn ảnh là 2 m. Khoảng cách giữa 2 vân sáng liên tiếp trên màn là 2 rnm. Xác định vị trí vân tối thứ 3 kể từ vân sáng trung tâm.
A. ±6 mm.			B. ±5 mm.			C. 2 mm.			D. 6 mm.
Bài 3: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với nguồn sáng đơn sắc, nếu khoảng cách giữa hai khe chỉ còn một nửa và khoảng các từ hai khe tới màn tăng 1,5 lần so với ban đầu thì khoảng vân giao thoa sẽ
A. tăng 2 lần.		B. giảm 2 lần.		C. tăng 3 lần.		D. giảm 3 lần.
Bài 4: Trong thí nghiệm I−âng  về giao thoa ánh sáng. Nếu giảm khoảng cách giữa ha khe 2 lần và giảm khoảng cách từ hai khe tới màn 1,5 lần thì khoảng vân thay đối một lượng 0,5 mm. Khoảng vân giao thoa lúc đầu là:
A. 0,75 mm.		B. 1,5 mm.			C. 0,25 mm.			D. 2 mm.
Bài 5: Trong thí nghiệm I−âng  về giao thoa ánh sáng đơn sắc. Vân sáng bậc 5 trên màn cách vân trung tâm 10 mm. Hỏi vân tối thứ 3 cách vân trung tâm bao nhiêu?
A. 1 mm.			B. 3 mm.			C. 5 mm.			D. 6 mm.
Bài 6: Trong thí nghiệm giao thoa với khe Young, các khe cách nhau một khoảng bằng 100 lần bước sóng ánh sáng đi qua khe. Khi đó khoảng cách giữa vân tối thứ 3 và vân sáng bậc 2 ở cùng một phía của vân sáng trung tâm trên màn quan sát đặt cách hai khe 50 cm là
A. 7,5 mm.		B. 5 mm.			C. 2 mm.			D. 2,5 mm.
Bài 7: (CĐ 2008) Trong một thí nghiệm I−âng  (Y−âng) về giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 540 nm thì thu được hệ vân giao thoa trên màn quan sát có khoảng vân i1 = 0,36 mm. Khi thay ánh sáng trên bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ2 = 600 nm thì thu được hệ vân giao thoa trên màn quan sát có khoảng vân
A. λ2 = 0,60 mm.		B. λ2 = 0,40 mm.		C. λ2 = 0,50 mm.  		D. λ2 = 0,45 mm.
Bài 8: Trong thí nghiệm I−âng  về giao thoa ánh sáng, người ta dứng ánh sáng có bước sóng 700 nm và nhận được một vân sáng thứ 3 tại một điểm M nào đó trên màn. Để nhận được vân sáng bậc 5 cũng tại vị tri đó thì phải dùng ánh sáng với bước sóng là
A. 500 nm.		B. 420nm.			C. 750 nm.			D. 630 nm.
Bài 9: Trong một thí nghiệm về giao thoa ánh sáng bằng hai khe Iâng, khoảng cách giữa 2 khe 2 mm. Khoảng cách từ 2 khe đến màn 2 m. Người ta đo được khoảng cách giữa 6 vân sáng liên tiếp là 3 ram. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc trong thí nghiệm là: 
A. 0,6 μm.			B. 0,5μm.			C. 0,4 qm.			D. 0,65 μm.
Bài 10: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng I−âng  với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe I−âng  là 0,6 mm. Khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn ảnh là 2 m. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp trên màn là 8 mm. Tính bước sóng.
A. 0,64 μm.		B. 0,6μm.			C. 0,54 μm.			D. 0.4 μm.
Bài 11: Trong thí nghiêm giao thoa ánh sáng I−âng  với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe I−âng  là 0,3 mm. Khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn ảnh là 1,5 m. Khoảng cách giữa 7 vân tối liên tiếp trên màn là 15 mm. Tính bước sóng.
A. 0,5 μm.			B. 0,64μm.			C. 0,44 μm.			D. 0,74 μm. 
Bài 12: Trong thí nghiệm I−âng  (Young) về giao thoa ánh sáng, người ta đo được khoảng cách ngắn nhất giữa vân tối thứ 3 và vân sáng bậc 7 là 5,0 mm. Khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2,0 m, khoảng cách giữa hai khe là 1,0 mm. Bước sóng ánh sáng đcm sắc nghiệm trong thí nghiệm là
A. 0,60 μm.		B. 0,50 μm.			C. 0,71 μm.			D. 0,56 μm.
Bài 13: Trong thí nghiệm I−âng  về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe hẹp bằng 1 mm và khoảng cách từ hai khe đến màn bằng 2 m. Chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng đơn sắc, người ta đo được khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp là 4,5 mm. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc đó có giá trị là:
A. 0,5625 μm.		B. 0,8125 μm.		C. 0,6000 μm.		D. 0,8778 μm.
Bài 14: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng  khoảng cách hai khe 1 mm, khoảng cách hai khe đến màn 2 m. Giao thoa với ánh sáng đơn sắc λ thì trên màn chì quan sát được 11 vân sáng mà khoảng cách hai vân ngoài cùng cách nhau 8 mm. Xác định λ?
A. 0,4 μm.			B. 0,64 μm.			C. 0,45 μm.			D. 0,6 μm.
Bài 15: Trong thí nghiệm I−âng  về giao thoa ánh sáng đơn sắc, hai khe cách nhau 0,5 mm và khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2 m. Trên màn quan sát, trong khoảng rộng L = 2 cm người ta đếm được có 10 vân tối và thấy tại hai đầu khoảng L đều là vân sáng. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm này là 
A. 0,700 μm.		B. 0,600 μm.			C. 0,500 μm.			D. 0,400 μm.
Bài 16: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng đơn sắc có 0,5 μm, khoảng cách giữa hai khe là a = 2 mm. Trong khoảng MN trên màn với MO = ON = 5 mm có 11 vân sáng mà hai mép M và N là hai vân sáng. Khoảng cách từ hai khe đến màn là
A. 2 m.			B. 2,4m.			C. 3 m.			D. 4 m.
Bài 17: Trong thí nghiệm Young về giao thoa với ánh sáng đơn sắc xác định, thì tại điểm M trên màn quan sát là vân sáng bậc 3. Sau đó giảm khoảng cách giữa hai khe một đoạn bằng 0,2 mm thì tại M trở thành vân tối thứ 2 so với vân sáng trung tâm. Ban đầu khoảng cách giữa hai khe là
A, 0,4 mm.		B. l,2mm.			C. 2 mm.			D. 1 mm.
Bài 18: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Young, dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,5 μm. Khoảng cách giữa hai khe a = 2 mm. Thay λ bởi λ' = 0,6 μm và giữ nguyên khoảng cách từ hai khe đến màn. Để khoảng vân không đổi thì khoảng cách giữa hai khe lúc này là :
A. 2,4 mm.		B. 1,5 mm.			C. 1,8 mm.			D. 2,2 ram.
Bài 19: Trong thí nghiệm Y−âng, nguồn S phát bức xạ đơn sắc λ, màn quan sát cách mặt phẳng hai khe một khoảng không đổi D, khoảng cách giữa hai khe S1S2 = a có thể thay đổi (nhưng S1 và S2 luôn cách đều S). Xét điểm M trên màn, lúc đầu là vân sáng bậc 2, nếu lần lượt giảm hoặc tăng khoảng cách S1S2 một lượng Δa thì tại đó là vân sáng bậc k và bậc 3k. Nếu tăng khoảng cách S1S2 thêm 2Aa thì tại M là
A. vân tối thứ 9.						B. vân sáng bậc 9. 	
C. vân sáng bậc 4. 					D. vân sáng bậc 8.
Bài 20: Trong thí nghiệm Y−âng, nguồn S phát bức xạ đơn sắc λ, màn quan sát cách mặt phẳng hai khe một khoảng không đổi D. khoảng cách giữa hai khe S1S2 = a có thể thay đổi (nhưng S1 và S2 luôn cách đều S). Xét điểm M trên màn, lúc đầu là vân sáng bậc 3, nếu lần lượt giam hoặc tăng khoảng cách S1S2 một lượng Δa thì tại đó là vân sáng bậc k và bậc 5k. Nếu tăng khoảng cách S1S2 thêm 3Δa thì tại M là	
A. vân tối thứ 9. 						B. vân sáng bậc 8. 	
C. vân sáng bậc 9. 					D. vân tối thứ 8. 
Bài 21: Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Trên màn quan sát, tại điểm M có vân sáng bậc k. Lần lượt tăng rồi giảm khoảng cách giữa hai khe hẹp một đoạn Δa (sao cho vị trí vân sáng trung tâm không thay đổi) thì tại M có vân sáng lần lượt bậc k1 và k2. Chọn phương án đúng.
A. 2k – k1 + k2.	 	B. k = k1 + k2.		C. k < k2 < k1.  		D. 2k = k1 – k2
Bài 22: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng  với ánh sáng đơn sắc khoảng vân giao thoa là 0,5 mm. Tại hai điểm M, N trên màn cách nhau 18,2 mm trong đó tại M là vị trí vân sáng còn tại N không phải là vân sáng cũng không phải vân tối. Số vân sáng trên đoạn MN là
A. 40.			B. 37.				C. 41.				D. 15.
Bài 23: Trong thí nghiệm I−âng  về giao thoa ánh sáng, bước sóng của ánh sáng đơn sắc là 0,5 μm, khoảng cách giữa hai khe là 1,2 mm, khoảng cách từ hai khe tới màn 3 m. Hai điểm MN trên màn nằm cùng phía với vân trung tâm, cách vân trung tâm lần lượt là 0,4 cm và 1,8 cm. số vân sáng giữa MN là
A. 11.			B. 15.				C. 10.				D. 9.
Bài 24: Thực hiện giao thoa ánh sáng bằng khe I−âng  với ánh sáng đơn sắc có bước sóng là λ. Người ta đo khoảng cách giữa vân sáng và vân tối nằm cạnh nhau là 1 mm. Trong khoảng giữa hai điểm M và N trên màn và ở hai bên so với vân trung tâm, cách vân này lần lượt là 1 mm; 7 mm có bao nhiêu vân sáng (trừ M và N)?
A. 6 vân.			B. 9 vân. 			C. 4 vân.			D. 5 vân,
Bài 25: Thực hiện giao thoa ánh sáng bằng khe I−âng  (Young) với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Người ta đo được khoảng cách giữa vân sáng và vân tối nằm cạnh nhau là l,0 mm. Trong khoảng giữa hai điểm M và N (trừ M và N) ở hai bên so với vân trung tâm, cách vân này lần lượt là 6,5 mm và 8,0 mm có số vân sáng là bao nhiêu?
A. 6 vân.			B. 7 vân.			C. 8 vân.			D. 13 vân.
Bài 26: Trong thí nghiệm I−âng  về giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,55μm, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ hai khe tới màn là 2 m. Giữa hai điểm M và N trên màn nằm khác phía đối với vân trung tâm, cách vân trung tâm lần lượt 0,3 mm và 2 mm có
A. 2 vân sáng và 2 vân tối.				B. 1 vân sáng và 1 vân tôi.
C. 2 vân sáng và 3 vân tối.				D. 3 vân sáng và 2 vân tối.
Bài 27: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng I−âng  với ánh sáng đơn sắc, người ta đo được khoảng cách giữa vân sáng và vân tối nằm cạnh nhau là 1,0 mm. Trong khoảng giữa hai điểm M và N ở hai bên so với vân trung tâm, cách vân này lần lượt là 6,5 mm và 7,2 mm có số vân sáng là bao nhiêu?
A. 6 vân.			B. 7 vân.			C. 9 vân.			D. 13 vân.
Bài 28: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng đơn sắc của I−âng  đo được khoảng cách giữa 2 vân sáng bậc 2 nhau là 8 mm. Trong khoảng giữa hai điểm M, N (trừ M và N) ở hai bên so với vân trung tâm và cách vân trung tâm lần lượt 6 mm và 11 mm ta có bao nhiêu vân sáng?
A. 8 vân.			B. 9 vân.			C. 7 vân.			D. 10 vân.
Bài 29: Trong thí nghiệm giao thoa I âng với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách 3 vân sáng liên tiếp là 2 mm. Tại hai điểm M, N là hai vị trí của hai vân tối trên màn. Hãy xác định số vân sáng trên đoan MN biết rằng khoảng cách giữa hai điểm đó là 15 mm. 
A. 40.			B. 25.				C. 16.				D.15.
Bài 30: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng  với ánh sáng đơn sắc khoảng vân giao thoa là 0,5 mm. Tại hai điểm M, N là hai vị trí của hai vân tối trên màn. Hãy xác định số vân sáng trên đoạn MN biết rằng khoảng cách giữa hai điểm đó là 20 mm.
A. 40.			B. 25.				C. 41.				D.15.
Bài 31: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng hai khe sáng hẹp. Khoảng cách giữa hai khe là lmm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 1 m, ánh sáng thí nghiệm có bước sóng 0,5 μm. Hai điểm M và N trên màn có tọa độ lần lượt xM = 2mm và xN = 6,25 mm. Trừ hai điểm M và N thì giữa chúng có
A. 7 vân sáng.		B. 9 vân sáng.		C. 8 vân sáng.		D. 6 vân sáng.
Bài 32: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng , khoảng cách hai khe là 1,2 mm, khoảng cách giữa mặt phẳng chứa hai khe và màn anh là 2 m. Người ta chiếu vào khe I−âng  bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6µm. Xét tại hai điểm trên màn có toạ độ lần lượt là xM = 6 mm. xN = 15,5 mm. Trên đoạn MN có bao nhiêu vân sáng.		
A. 11.			B. 13.				C. 12.				D. 10.
Bài 33: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe I−âng cách nhau 1,8 mm và cách màn 1,2 m. Ánh sáng đơn sắc làm thí nghiệm có bước sóng 486 nm. Trên bề rộng 3,0 mm tính từ vân trung tâm của màn giao thoa, quan sát được bao nhiêu vân tối và bao nhiêu vân sáng (không kể vân trung tâm)?
A. 8 vân tối và 9 vân sáng.				B. 9 vân tối và 9 vân sáng,
C. 9 vân tối và 10 vân sáng.				D. 8 vân tối và 10 vân sáng.
Bài 34: Trong thí nghiệm I−âng  về giao thoa ánh sáng đơn sắc bước sóng λ, khoảng cách hai khe S1 và S2 là 0,4 mm. Hỏi phải dịch màn quan sát ra xa thêm một đoạn bao nhiêu thì khoảng vân tăng thêm một lượng bằng 1000A?
A. 0,25 (m).		B. 0,3 (m).			C. 0,2 (m).			D. 0,4(m).
Bài 35: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Y−âng, khoảng cách hai khe 0,2 mm, ánh sáng đơn sắc làm thí nghiệm có bước sóng 0,6 μm. Lúc đầu, màn cách hai khe 1,0 m. Tịnh tiến màn theo phương vuông góc mặt phẳng chứa hai khe một đoạn d thì tại vị trí vân sáng bậc ba lúc đầu trùng vân sáng bậc hai. Màn được tịnh tiến 
A. xa hai khe 150 cm.					B. gần hai khe 50 cm.
C. xa hai khe 50 cm.					D. gần hai khe 150 cm.
Bài 36: Trong thí nghiệm Y−âng, khi màn cách hai khe một đoạn D1 người ta nhận được một hệ vân. Dời màn đến vị trí D2 người ta thấy hệ vân trên màn có vân tối thứ nhất (tính từ vân trung tâm) trùng với vân sáng bậc 1 của hệ vân lúc đầu. Tỉ số khoảng cách D2/D1 là bao nhiêu?
A. 1,5.			B. 2,5.			C. 2.				D. 3.
Bài 37: Trong thí nghiệm Young, khoảng cách giữa 9 vân sáng liên tiếp là L. Dịch chuyển màn 36 cm theo phương vuông góc với màn thì khoảng cách giữa 11 vân sáng liên tiếp cũng là L. Khoảng cách giữa màn và hai khe lúc đầu là 
A. 1,8 m.			B. 2m.			C. 2,5 m.			D. 1,5 m.
Bài 38: Thực hiện giao thoa ánh sáng đơn sắc với mặt phẳng chứa hai khe sáng đến màn hứng vân giao thoa là D = 2 mm và tại vị trí M đang có vân sáng bậc 4. cần phải thay đổi khoảng cách D nói trên một khoảng bao nhiêu thì tại M có vân tối thứ 6:
A. giảm đi 2/9 m.					B. tăng thêm 8/11 m.
C. tăng thêm 0,4 mm.					D. giảm 6/11 m. 
Bài 39: Trong thí nghiệm I−âng , hai khe S1, S2 cách nhau lmm và cách màn hứng vàn giao thoa 2m. Chiếu vào hai khe ánh sáng đơn sắc bước sóng 0,5 µm. Tại vị trí cách vân trung tâm 5 mm có vân sáng hay vân tối, bậc bao nhiêu?	
A. Vân tối thứ 3. 					B. Vân tối thứ 4. 	
C. Vân sáng bậc 5. 					D. Vân sáng bậc 4.
Bài 40: Trong thí nghiệm I âng về giao thoa ánh sáng, hai khe hẹp cách nhau một khoảng 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,5 m. Hai khe được chiếu bằng bức xạ có bước sóng 0,6 um. Trên màn thu được hình ánh giao thoa. Tại điểm M trên màn cách vân sáng trung tâm (chính giữa) một khoảng 5,4 mm có vân sáng bậc
A. 6.			B. 3.				C. 2.				D. 4.
Bài 41: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng (khe Young), hai khe cách nhau 0,5 mm và cách màn quan sát 1,5 m. Bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm là 0,5 μm. Tại điểm M trên màn cách vân trung tâm một khoảng 3,75 mm là 
A. Vân sáng bậc 3.	B. Vân tối thứ 3.		C. Vân sáng bậc 4.		D. Vân tối thứ 2.
Bài 42: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng  khoảng cách hai khe là 5 mm, khoảng cách giữa mặt phẳng chứa hai khe và màn ảnh là 2 m. Nguồn sáng đơn sắc có bước sóng 0,58 μm. Tại điểm có toạ độ 0,464 mm trên màn có phải là vị trí của vân sáng hay vân tối không?
A. sáng bậc 1.		B. sáng bậc 2		C. sáng bậc 3		D. sáng bậc 5
Bài 43: Hai khe Y−âng cách nhau 3 mm được chiếu sáng bằng ánh sáng đom sắc có bước sóng 0,60 μm. Các vân giao thoa được hứng trên màn cách hai khe 2 m. Hãy xác định tính chất của vân giao thoa tại điểm M cách vân sáng trung tâm 1,2 mm và tại điểm N cách vân sáng trung tâm 1,8 mm.
A. M sáng 4; N tối.	B. M sáng 3; N tối.		C. M sáng 2; N tối.		D. M tối; N tối.
Bài 44: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, trên một khoảng rộng là 7,2 mm người ta đếm được 9 vân sáng (ở 2 rìa là 2 vân sáng). Tại điểm M cách vân trung tâm 14,4 mm là vân gì?
A. M là vân sáng bậc 18.				B. M là vân sáng bậc 16.
C. M là vân tối thứ 18.					D. M là vân tối thứ 16.
Bài 45: Ánh sáng từ 2 khe di chuyển đến 1 màn hứng ở xa tạo ra một hệ vân giao thoa. Hiệu đường đi của hai sóng kết hợp là tại một điểm M trên màn là 2,57, thì tại đó là:
A. sáng bậc 3.		B. sáng bậc 2.		C. vân tối thứ 3.	   	 D. vân tối thứ 2.
Bài 46: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng , bước sóng ánh sáng đơn sắc dùng cho thí nghiệm là 0,59 μm. Tại điểm M trong vùng giao thoa trên màn mà hiệu khoảng cách từ nó đến hai khe bằng 1,475 μm có vân
A. tối thứ 2.		B. tối thứ 3.			C. sáng bậc 3.		D. sáng bậc 5.
Bài 47: (CĐ−2009) Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng gồm các bức xạ có bước sóng lần lượt là λ1 = 750 nm, λ2 = 675 nm và λ3 = 600 nm. Tại điểm M trong vùng giao thoa trên màn mà hiệu khoảng cách đến hai khe bằng 1,5 μm có vân sáng của bức xạ
A. λ2 và λ3.		B. λ3.				C. λ1.				D. λ2.
Bài 48: Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng gồm các bức xạ có bước sóng lần lượt là λ1 = 720 nm, λ2 = 540 nm, λ3 = 432 nm và λ4 = 360 mm. Tại điểm M trong vùng giao thoa trên màn mà hiệu khoảng cách đến hai khe bằng 1,08 um có vân sáng
A. bậc 2 của bức xạ λ4.					B. bậc 2 của bức xạ λ3.
C. bậc 2 của bức xạ λ1.					D. bậc 2 của bức xạ λ2.
Bài 49: Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng gồm các bức xạ có bước sóng lần lượt là λ1 = 720 nm, λ2 = 540 nm, λ3 = 432 nm và λ4 = 360 nm. Tại 384 điểm M trong vùng giao thoa trên màn mà hiệu khoảng cách đến hai khe bằng 1,08 μm có vân tối
A. thứ 2 của bức xạ λ1.					B. thứ 2 của bức xạ λ1.
C. thứ 2 của bức xạ λ1.					D. thứ 2 của bức xạ λ2.
Bài 50: Trong thí nghiệm I−âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng gồm các bức xạ có bước sóng lần lượt là λ1 = 720 nm, λ2 = 540 nm, λ3 = 432 nm và λ4= 360 nm. Tại điểm M trong vùng giao thoa trên màn mà hiệu khoảng cách đến hai khe bằng 1,08 μm có vân tối
A. thứ 3 của bức xạ λ4.				B. thứ 3 của bức xạ λ3.
C. thứ 3 của bức xạ λ1.				D. thứ 3 của bức xạ λ2.
Bài 51: Trong thí nghiệm I−âng , khoảng cách giữa 7 vân sáng liên tiếp trên màn là 21,6mm, nếu độ rộng của vùng có giao thoa trên màn quan sát là 31 mm thì số vân sáng quan sát được trên màn là
A. 9.			B. 7.			C. 11.				D. 13.
Bài 52: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng  khoảng cách hai khe 0,5 mm, khoảng cách giữa mặt phẳng chứa hai khe và màn ảnh là 1,5 m, bước sóng ánh sáng đơn sắc dùng cho thí nghiệm là 0,52 μm. Tìm số vân sáng quan sát được trên màn ảnh. Biết bề rộng trường giao thoa 7 mm	
A. 5.			B.4.			C. 6.				D. 3.
Bài 53: Trong thí nghiệm của Young, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm khoảng cách giữa hai khe đến màn là 2 m, ánh sáng có μ = 0,5 μm. Bề rộng giao thoa trường là 48,2 mm. Số vân sáng quan sát được trên màn là
A. 21 vân			B. 25 vân		C. 31 vân			D. 23 vân
Bài 54: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng  khoảng cách hai khe là 4 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn ảnh là 2 m, bước sóng ánh sáng đơn sắc 0,56 μm. Biết bề rộng trường giao thoa 5,7 mm. Tổng số vân sáng và vân tối có ừong miền giao thoa là
A. 40.			B. 20.			C. 21.				D. 41.
Bài 55: Trên màn ở thí nghiệm giao thoa ánh sáng Young, khoảng cách từ vân sáng bậc 1 bên ừái đến vân sáng bậc 1 bên phải so với vân trung tâm là 3 mm. Biết bề rộng trường giao thoa 7 mm. Tổng số vân sáng và vân tối có trong miền giao thoa là 
A. 12.			B. 10.			C. 11.				D. 9.
Bài 56: Trong thí nghiệm giao thoa Iâng, trên màn quan sát hai vân sáng đi qua hai điểm M và P. Biết đoạn MP dài 7,2 mm đồng thời vuông góc với vân trung tâm và số vân sáng trên đoạn MP nằm trong khoảng từ 11 đến 15. Tại điểm N thuộc MP, cách M một đoạn 2,7 mm là vị trí của một vân tối. số vân sáng quan sát được trên MP là 
A. 11.			B. 12.			C. 13.				D. 14.
Bài 57: Trong thí nghiệm giao thoa Iâng với ánh sáng đơn sắc khoảng vân giao thoa là 0,6 mm. Tại hai điềm M, N là hai vị trí của hai vân sáng trên màn. Hãy xác định số vân sáng trên đoạn MN biết rằng khoảng cách giữa hai điểm đó là 24 mm.
A. 40.			B. 41.			C. 42.				D. 43.
Bài 58: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe young, vân sáng bậc 8 cách vân trung tâm 2,4 mm và hai điểm A, B thuộc vân sáng (AB = 6 mm). Số vân sáng và tối quan sát được giữa A và B là:
A. 19 sáng, 18 tối. 	B. 19 sáng, 20 tối. 	C. 21 sáng, 20 tối. 		D. 21 sáng, 22 tối. 
Bài 59: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng  với ánh sáng đơn sắc khoảng vân giao thoa là 0,6 mm. Tại hai điểm M, N là hai vị trí của hai vân sáng trên màn. Hãy xác định số vân sáng trên đoạn MN biết rằng khoảng cách giữa hai điểm đó là 12 mm.
A 40.			B. 21.			C. 22.				D. 43.
Bài 60: Trong thí nghiệm giao thoa Iâng, trên đoạn MN của màn quan sát khi dùng ánh sáng vàng có bước sóng 0,6 qm thl quan sát được 17 vân sáng (tại M, N là vân sáng và ở giữa là vân sáng trung tâm) nếu dùng ánh sáng có bước sóng 0,48 μm thì số vân sáng quan sát được trên MN là?
A. 40.			B. 21.			C. 20.				D. 43
1.B
2.B
3.C
4.B
5.C
6.D
7.B
8.B
9.A
10.B
11.A
12.D
13.A
14.A
15.C
16.D
17.A
18.A
19.C
20.C
21.A
22.B
23.A
24.C
25.B
26.A
27.B
28.A
29.D
30.A
31.C
32.D
33.B
34.D
35.C
36.C
37.A
38.D
39.C
40.B
41.B
42.B
43.B
44.B
45.C
46.B
47.C
48.D
49.C
50.B
51.A
52.A
53.B
54.D
55.D
56.C
57.B
58.C
59.B
60.B


Dạng 2. BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THOA VỚI ÁNH SÁNG HỖN HỢP
1. Số vạch sáng trùng nhau khi giao thoa I−âng đồng thời với λ1, λ2
Bài toán: Tìm số vân sáng trùng nhau trên đoạn AB biết rằng trên AB đếm được Nvs vạch sáng.	
Mỗi ánh sáng đơn sắc cho một hệ vân giao thoa riêng. Mỗi vân sáng là một vạch sáng, nhưng nếu vân sáng hệ này trùng vân sáng hệ kia chỉ cho ta một vạch sáng (vân sáng trùng). Gọi N1, N2 lần lượt là tổng số vân sáng trên AB khi giao thoa lần lượt với λ1, λ2.
Số vân sáng trùng trên AB là  
* Để tìm N1 và N2 ta chú ý kiến thức đã học ở dạng trước:
* Tại A và B là hai vân sáng:  
* Tại A và B là hai vân tối:  
* Tại A là vân sáng và tại B là vân tối:  
* Tại A là vân sáng và tại B chưa biết:  
* Tại A là vân tối và tại B chưa biết:  
Ví dụ 1: Trong thí nghiệm giao thoa Iâng, thực hiện đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc thì khoảng vân lần lượt 0,64 mm và 0,54 mm. Xét tại hai điểm A, B trên màn cách nhau một khoảng 34,56 mm là hai vị trí mà cả hai hệ vân đều cho vân sáng tại đó. Trên khoảng đó quan sát được 117 vạch sáng. Hỏi trên AB có mấy vạch sáng là kết quả trùng nhau của hai hệ vân.
A. 3			B. 4				C. 5				D. 1
Hướng dẫn
Cách 1:  
 Chọn A.
Cách 2:  
Khoảng vân trùng là “bội số chung nhỏ nhất” của i1 và i2.
 
Tại A là một vân trùng nên số vân trùng trên AB là:  
Ví dụ 2: Trong thí nghiệm giao thoa lâng thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân trên màn ảnh thu được làn lượt là i1 = 0,48 mm và i2 = 0,64 mm. Xét tại hai điểm A, B trên màn cách nhau một khoảng 6,72 mm. Tại A cả hai hệ vân đều cho vân sáng, còn tại B hệ i1 cho vân sáng hệ i2 cho vân tối. Trên đoạn AB quan sát được 22 vạch sáng. Hỏi trên AB có mấy vạch sáng là kết quả trùng nhau của hai hệ vân?
A. 3. 			B. 4. 				C. 5.				D. 6.
Hướng dẫn
Cách 1:  
 Chọn B.
Cách 2:  
Tại A là một vân trùng nên:  
Ví dụ 3: Trong thí nghiệm giao thoa Iâng thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân trên màn ảnh thu được lần lượt là i1 = 0,4 mm và i2 = 0,3 mm. Xét tại hai điểm A, B trên màn cách nhau một khoảng 9,7 mm. Tại A cả hai hệ vân đều cho vân sáng, còn tại B cả hai hệ đều không cho vân sáng hoặc vân tối. Trên đoạn AB quan sát được 49 vạch sáng. Hỏi trên AB có mấy vạch sáng là kết quả trùng nhau của hai hệ vân?
A. 3. 			B. 9.				C. 5.				D. 8.
Hướng dẫn
Cách 1:  
 Chọn B.
Cách 2:  
Tại A là một vân trùng nên:  
Ví dụ 4: Trong thí nghiêm giao thoa Iâng thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng với khoảng vân trên màn ảnh thu được lần lượt là 0,48 mm và i2. Xét tại hai điểm A, B trên màn cách nhau một khoảng 34,56 mm là hai vị trí mà cả hai hệ vân đều cho vân sáng tại đó. Trên đoạn AB quan sát được 109 vạch sáng, trong đó có 19 vạch là kết quả trùng nhau của hai hệ vân. Khoảng vân i2 bằng 
A. 0,36 mm.		B. 0,54 mm.			C. 0,64 mm.			D. 0,18 mm.
Hướng dẫn
 
 Chọn C.
Ví dụ 5: Một nguồn sáng điểm nằm cách đều hai khe lâng và phát ra đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng 0,6 µm và bước sóng λ  chưa biết. Khoảng cách hai khe 1 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn 2 m. Trong một khoảng rộng L = 24 mm trên màn, đếm được 33 vạch sáng, trong đó có 5 vạch là kết quả trùng nhau của hai hệ vân. Tính bước sóng λ, biết hai trong 5 vạch trùng nhau nằm ngoài cùng của khoảng L.
A. 0,45 µm.		B. 0,55 µm.			C. 0,65 µm.			D. 0,75 µm.
Hướng dẫn
 
 
 Chọn D.
2. Số vạch sáng nằm giữa vân sáng bậc k1 của λ1 và vân sáng bậc k2 của λ2
Vân sáng trùng nhau:  phân tố tối giản  
Vẽ các vân trùng cho đến bậc ki của hệ 1 và bậc k2 của hệ 2.
Từ hình vẽ xác định được số vạch sáng.
Ví dụ 1: Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, chiếu đồng thời vào hai khe hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,42 µm và λ2 = 0,525 µm. Hệ thống vân giao thoa được thu hên màn, tại điểm M trên màn là vân sáng bậc 4 của bức xạ λ1 , và điểm N là vân sáng bậc 11 của bức xạ λ2. Biết M và N nằm cùng về một phía so với vân sáng trung tâm. Trừ hai vạch sáng tại hai điểm M, N thì trong đoạn MN có
A. 15 vạch sáng. 	B. 13 vạch sáng. 		C. 16 vạch sáng.  		 D. 14 vạch sáng.
Hướng dẫn

Cách 1:  
Vẽ vị trí trùng đầu tiên là k1 = 0, k2 = 0, tiếp đến k1 = 5, k2 = 4, rồi k1 = 10, k2 = 8 và k1 = 15, k2 = 12.
Xác định điểm M là vân sáng bậc 4 của hệ 1 và điểm N là vân sáng bậc 11 của hệ 2.

Trong khoảng MN (trừ M và N) có: 
	+ 2 vạch trùng nhau:
+ 13 – 4 = 9 vân sáng hệ 1.
+ 11 – 4 = 7 vân sáng hệ 2.
Tổng số vạch sáng trên khoảng MN:  Chọn D.
Cách 2:  
Tọa độ của M và N: và  .
Số vân sáng của hệ 1, hệ 2 và số vân trùng trong khoảng MN (trừ M và N, điều kiện ( 16i < x < 55i) được xác định: 
 
Tổng số vạch sáng trên khoảng MN:  Chọn D.
Ví dụ 2: Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, chiếu đồng thời vào hai khe hai bức xạ có bước sóng λ1 và λ2 = 0,75 λ1. Hệ thống vân giao thoa được thu trên màn, tại điểm M trên màn là vân sáng bậc 1 của bức xạ λ1, và điểm N là vân sáng bậc 7 của bức xạ λ2. Biết M và N nằm cùng về một phía so với vân sáng trung tâm. Tính cả hai vạch sáng tại hai điểm M, N thì trong đoạn MN có
A. 10 vạch sáng. 	B. 4 vạch sáng. 		C. 7 vạch sáng		D. 8 vạch sáng.
Hướng dẫn
Cách 1:   
Trong khoảng MN (trừ M và N) có:
+ 1 vạch trùng.
+ 5 – 1 = 4 vân sáng hệ 1
+7 – 2 = 5 vân sáng hệ 2


Tổng số vạch sáng trên đoạn MN:  Chọn A.
Cách 2:  
Tổng số vạch sáng trên đoạn MN:  Chọn A.
Tọa độ của M và N: và  .
Số vân sáng của hệ 1, hệ 2 và số vân trùng trong đoạn MN (tính cả M và N, điều kiện: ) được xác định:
 
Tổng số vạch sáng trôn đoạn MN: 5 + 6 −1 =10   Chọn A.
Bình luận:
1) Bài toán liên quan đến bậc vân không quá lớn nên giải theo cách 1.
2) Bài toán liên quan đến bậc vân lớn hoặc liên quan đến vân tối hoặc liên quan đến tọa độ nên giải theo cách 2.
Ví dụ 3: Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, chiếu đồng thời vào hai khe hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,6 µm và λ2 = 0,4 µm. Hệ thống vân giao thoa được thu trên màn, tại điểm M trên màn là vân tối thứ 4 của bức xạ λ1, và điểm N là vân sáng bậc 17 của bức xạ λ2 . Biết M và N nằm cùng về một phía so với vân sáng trung tâm. Trừ hai điểm M, N thì trong khoảng MN có
A. 16 vạch sáng. 	B. 14 vạch sáng.   	C. 20 vạch sáng. 	   D. 15 vạch sáng.
Hướng dẫn
 
Tọa độ của M và N: và  .
Số vân sáng của hệ 1, hệ 2 và số vân trùng trong khoảng MN (trừ M và N, điều kiện: 10,5i < x < 34i) được xác định: 
 
Tổng số vạch sáng trên khoảng MN: 8 + 11 − 4 = 15  Chọn D.
Ví dụ 4: Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, thực hiện đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc khoảng vân giao thoa trên màn lần lượt là 1,2 mm và 1,8 mm. Trên màn quan sát, gọi M, N là hai điểm ở cùng một phía so với vân trung tâm và cách vân trung tâm lần lượt là 6 mm và 20 mm. Trên đoạn MN, quan sát được bao nhiêu vạch sáng?
A. 19.			B. 16.				C. 20.				D. 18.
Hướng dẫn
Cách 1:  
Có thể chọn tọa độ của M và N:  và  
Số vân sáng của hệ 1, hệ 2 và số vân trùng trong đoạn MN (điều kiện:) được xác định:

Tổng số vạch sáng trên đoạn MN: 12 + 8 – 4 =16   Chọn B.
Cách 2: số vị trí vân sáng trùng nhau tên MN:
 
Số vân sáng của hệ 1 và hệ 2 trên MN lần lượt được xác định như sau:
số giá trị k1 là 12
 Số giá trị k2 là 8.
 Số vạch sáng  Chọn B.
Ví dụ 5: Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, D = 2 m, a = 1,5 mm, hai khe được chiếu sáng đồng thời hai bức xạ 0,60 µm và 0,50 µm. Trong vùng giao thoa nhận vân trung tâm là tâm đối xứng rộng 10 mm trên màn có số vân sáng là 
A. 28.			B. 3. 				C. 27.				D. 25.
Hướng dẫn
Cách 1:  
Số vân sáng của  hệ 1, hệ 2 và số vân trùng trong trường giao thoa:
 
 
Tổng số vạch sáng trên khoảng MN:  Chọn D.
Cách 2:
Số vân sáng trùng:  
Số vân sáng của hệ 1:  
Số vân sáng của hệ 2:  
Tổng số vạch sáng:  Chọn D.
Ví dụ 6: Thí nghiệm giao thoa ánh sáng I−âng, thực hiện với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,6 µm trên màn giao thoa, trên một đoạn L thấy có 7 vân sáng (vân trung tâm nằm chính giữa, hai λ1 , và λ2 = 0,4µm trên đoạn 
A. 16 vạch sáng. 	B. 13 vạch sáng. 		C. 14 vạch sáng.    	 D. 15 vạch sáng
Hướng dẫn
Cách 1:  
Trong L(tính cả M và N) có:
+ 3 vạch trùng.
 vân sáng hệ 1.
 = 9 vân sáng hệ 2


 Tổng số vạch sáng trên khoảng  Chọn B
Cách 2:  
Tọa độ của M và N: và 
Số vân sáng của hệ 1, hệ 2 và số vân trùng trong L (cả M và N, điều kiện: được xác định:
 
Tổng số vạch sáng trên khoảng MN: 7 + 9 − 3 = 13   Chọn B.
Ví dụ 7: Thí nghiệm giao thoa ánh sáng I−âng khoảng cách hai khe a = 1 mm, khoảng cách hai khe tới màn D = 2 m. Giao thoa thực hiện đồng thời với hai bức xạ có bước sóng λ1 = 400 nm và λ2 = 300 nm. số vạch sáng quan sát được trên đoạn AB = 14,4 mm đối xứng qua vân trung tâm của màn là
A. 44 vạch sáng.  	B. 19 vạch sáng.  		C. 42 vạch sáng. 		 D. 37 vạch sáng.
Hướng dẫn
Bức xạ λ2 = 300 nm nằm trong miền tử ngoại mắt không nhìn thấy nên số vạch sáng trên đoạn AB đúng bằng số vân sáng của λ1 trên AB:
 Có 19 giá trị
 Chọn B	
3. Biết các vân trùng nhau xác định bước sóng
* Vân sáng trùng vân sáng:  
* Vân sáng trùng vân tối:  
* Vân tối trùng vân tối:  
Biểu diễn λ, theo k hoặc m, rồi thay vào điều kiện giới hạn: 
 Ví dụ 1: Trong thí nghiệm Y−âng, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ λ1 = 0,72µm và λ2 , người ta thấy vân sáng bậc 3 của bức xạ λ2 trùng với vân sáng bậc 2 của bức xạ λ1. Tìm λ1. 
A. λ2  = 0,54 µm.		B. λ2 = 0,43 µm. 		C. λ2 = 0,48 µm. 		D. λ2 = 0,45 µm.
Hướng dẫn
 Chọn C.
Ví dụ 2: Trong thí nghiệm giao thoa lâng, thực hiện đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc λ1 = 0,45 µm và λ2. Quan sát tại một điểm M trên màn người ta thấy tại đó vân sáng bậc 5 của λ1 trùng vái vân sáng của λ2. Xác định bước sóng λ2. Biết 
A. 0,76 µm.		B. 0,6 µm.			C. 0,64 µm.			D. 0,75 µm.
Hướng dẫn
 
  Chọn D.
Ví dụ 3: Trong thí nghiệm lâng, khoảng cách giữa hai khe 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn quan sát 1 m, hai khe được chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,60 µm và λ1. Trên màn hứng vân giao thoa vân sáng bậc 10 của bức xạ λ1 trùng với vân sáng bậc 12 của bức xạ λ2. Khoảng cách giữa hai vân sáng cùng bậc 12 (cùng một phía so với vân chính giữa) của hai bức xạ là 
A. 1,2 mm.		B. 0,1 mm.			C. 0,12 mm.			D. l0mm.
Hướng dẫn
 Chọn A.
Ví dụ 4: Trong thí nghiệm giao thoa lâng, thực hiện đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc  λ1 và λ2 = 0,5 pm. Xác định λ1 để vân sáng bậc 3 của λ2 trùng với một vân tối của λ1. Biết 
A. 0,6 µm.			B. 8/15 µm.			C. 7/15 µm.			D. 0,65 µm.
Hướng dẫn
 Chọn A
Ví dụ 5: Trong thí nghiệm giao thoa lâng, thực hiện đông thời với hai ánh sáng đơn sắc λ1 và λ1 = 0,54 µm. Xác định λ1 để vân tối thứ 3 kể từ vân sáng trung tâm của λ2 trùng với một vân tối của λ1. Biết .
A. 0,4 µm.			B. 8/15 µm.			C. 7/15 µm.			D. 27/70 µm.
Hướng dẫn
 
 Chọn D.
Ví dụ 6: (THPTQG − 2017) Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng trắng có bước sóng từ 380 nm đến 760 nm. Trên màn quan sát, tồn tại vị trí mà ở đó có đúng ba bức xạ cho vân sáng ứng với các bước sóng là 440 nm, 660 nm và λ. Giá trị của λ gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 570 mn.		B. 560 nm.			C. 540 nm.			D. 550 nm.
Hướng dẫn

* Các vị trí vân sáng trùng nhau của λ1, λ2 và λ3:
 
+ Với n = 1 thì  Loại.
+ Với n = 2 thì  
 Chọn C.
4. Xác định các vị trí trùng nhau của hai hệ vân
a. Vân sáng trùng nhau
Cách 1:
 phân số tối giản  
 
Trong đó, xmin là khoảng cách từ O đến vị trí trùng gần nhất và Δx là khoảng cách giữa hai vị trí trùng liên tiếp (). Trường hợp này  
Cách 2: phân số tối giản =  
Vì tại gốc tọa độ là một vị trí vân sáng trùng với vân sáng nên: 
 
Các vị trí trùng khác:  (với n là số nguyên),
b.Vân tối trùng nhau 
Cách 1:
 phân số tối giản  
 (Dĩ nhiên, b và c là các số nguyên dương lẻ thì mới có thể có vân tối trùng với vân tối)
 
 
Trong đó, xmin là khoảng cách từ O đến vị trí trùng gần nhất và Δx là khoảng cách giữa hai vị trí trùng hên tiếp ( ). Trường hợp này  
Cách 2:  phân số tối giản  
Vì tại gốc tọa độ không phải là vị trí vân tối trùng và nó cách vị trí trùng gần nhất là  nên các vị trí trùng khác: x = (n − 0,5)  (với n là số nguyên),
c. Vân tối của λ2 trùng với vân sáng của λ1 
Cách 1:
 phân số tối giản  
 (Dĩ nhiên, c là số nguyên dương lẻ thì mới có thể có vân sáng của λ1 trùng với vân tối của λ2).
 
 
Trong đó, xmin là khoảng cách từ O đến vị trí trùng gần nhất và Δx là khoảng cách giữa hai vị trí trùng liên tiếp (). Trường hợp này 
Cách 2:
* Vân tối của λ2 trùng với vân sáng λ1
 = (n − 0,5)i= (với n là số nguyên).
* Vân tối của λ1 trùng với vân sáng λ2
 = phân số tối giản  
Vì tại gốc tọa độ cách vị trí trùng gần nhất là:  nên các vị trí trùng khác: 
 (với n là số nguyên).
Ví dụ 1: Trong thí nghiệm giao thoa lâng thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân trên màn ảnh thu được lần lượt là i1 = 0,8 mm và i2 = 1,2 mm. Xác định toạ độ các vị trí trùng nhau của các vân sáng của hai hệ vân trên màn giao thoa (trong đó n là số nguyên).
A. x = l,2.n (mm) 	B. x= l,8.n (mm) 		C. x = 2,4.n (mm)   	D. x = 3,2.n (mm)
Hướng dẫn
Cách 1:  
 
Cách 2:   Chọn C.
Vì tại gốc tọa độ là một vị trí vân sáng trùng với vân sáng nên các vị trí trùng khác:
(mm)  (với n là số nguyên).
(Để tìm  ta nhân chéo hai phân thức ).
Ví dụ 2: Trong thí nghiệm giao thoa lâng thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân trên màn ảnh thu được lần lượt là i1 = 2,4 mm và i2 = 1,6 mm. Khoảng cách ngắn nhất giữa các vị trí trên màn có 2 vân sáng trùng nhau là 
A. 9,6 mm.		B. 3,2 mm.			C. 1,6 mm.			D. 4,8 mm.
Hướng dẫn
 Chọn D.
Ví dụ 3: Trong thí nghiệm giao thoa Iâng, thực hiện đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc khoảng vân giao thoa lần lượt là 0,21 mm và 0,27 mm. Lập công thức xác định vị trí trùng nhau của các vân tối của hai bức xạ trên màn (n là số nguyên).
A. x = l,2.n + 3,375 (mm).				B. x = l,89.n + 0,945 (mm).
C. x = l,05n + 0,525 (mm).				D. x = 3,2.n (mm).
Hướng dẫn
Cách 1:
 
 Chọn B.
Cách 2:  
Vì tại gốc tọa độ O không phải là vị trí vân tối trùng và O cách vị trí trùng gần nhất là  mm nên các vị trí trùng khác: 
 (với n là số nguyên).
Ví dụ 4: Trong thí nghiệm giao thoa lâng thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân nên màn ảnh thu được lần lượt là i1 = 0,5 mm và i2 = 0,3 mm. Khoảng cách gần nhất từ vị trí trên màn có 2 vân tối trùng nhau đến vân trung tâm là 
A. 0,75 mm		B. 3,2 mm			C. 1,6 mm		D. 1,5 mm
Hướng dẫn
 
Vì tại gốc tọa độ O không phải là vị trí vân tối trùng và O cách vị trí trùng gần nhất là Chọn A.
Ví dụ 5: Trong thí nghiệm giao thoa Iâng thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân trên màn ảnh thu được lần lượt là 1,35 mm và 2,25 mm. Tại hai điểm gần nhau nhất trên màn là M và N thì các vân tối của hai bức xạ trùng nhau. Tính MN.
A. 3,375 (mm)		B. 4,375 (mm)		C. 6,75 (mm)	D. 3,2 (mm)
Hướng dẫn
 Chọn C.
Ví dụ 6: Trong thí nghiệm giao thoa Iâng, thực hiện đồng thời với hai bức xạ đơn sắc khoảng vân lần lượt: 1,35 mm và 2,25 mm. Tại điểm M trên màn cách vân trung tâm một đoạn b cả hai bức xạ đều cho vân tối tại đó. Hỏi b chỉ có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau?
A. 3,75 mm.		B. 5,75 mm.			C. 6,75 mm.		D. 10,125 mm.
Hướng dẫn
Cách 1:  
 
 
 Chọn D.
Cách 2:  
Vì tại gốc tọa độ O không phải là vị trí vân tối trùng và O cách vị trí trùng gần nhất là nên các vị trí trùng khác: 
 (với n là số nguyên) Chọn D.
Ví dụ 7: Trong thí nghiệm giao thoa Iâng thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân trên màn ành thu được lần lượt là i1 = 0,5 mm và i2 = 0,4 mm. Hai điểm M và N trên màn mà tại các điểm đó hệ 1 cho vân sáng và hệ 2 cho vân tối. Khoảng cách MN nhỏ nhất là
A. 2 mm.			B. 1,2 mm.			C. 0,8 mm.		D. 0,6 mm.
Hướng dẫn
Cách 1:  
 
 Chọn A.
Cách 2: 
* Vân tối của λ2 trùng với vân sáng λ1:
 Chọn A.
Ví dụ 8: Trong thí nghiệm giao thoa lâng thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân trên màn ảnh thu được lần lượt là i1 = 0,3 mm và i2 = 0,45 mm. Tìm các vị trí trên màn mà tại đó đó hệ i2 cho vân sáng và hệ i1 cho vân tối.
Hướng dẫn
Cách 1:
 
, với n là số nguyên.
Cách 2: Vân tối của λ1 trùng với vân sáng  λ2.
 
Vì tại gốc tọa độ cách vị tri trùng gần nhất là:  nên các vị trí trùng khác:  (với n là số nguyên).
Chú ý: Hãy kiểm tra các kết luận sau đây (nếu bề rộng trường giao thoa đủ lớn):
1) Luôn tồn tại vị tri để hai vân sáng của hai hệ trùng nhau.
2)  phân số tối giản  
* Nếu b và c đều là số lẻ thì sẽ có vị trí vân tối trùng nhau và không có vị tri vân sáng trùng vân tối.
* Nếu b chẵn và c lẻ thì sẽ có vị trí vân sáng hệ 1 trùng vân tối hệ 2, không có vị trí vân tối trùng nhau và không có vị trí vân sáng hệ 2 trùng vân tối hệ 1.
* Nếu b lẻ và c chẵn thì sẽ có vị trí vân sáng hệ 2 trùng vân tối hệ 1, không có vị trí vân tối trùng nhau và không cố vị trí vân sáng hệ 1 trùng vân tối hệ 2.
5. Số các vị trí trùng nhau của hai hệ vân
Cách 1: Tìm tọa độ các vị trí trùng nhau của hai hệ vân (sáng trùng nhau, tối trùng nhau, sáng trùng tối) theo số nguyên n. Sau đó thay vào điều kiện giới hạn của x (trong cả trường giao thoa có bề rộng L thì , và giữa hai điểm M, N thì ) để tìm số giá trị nguyên n.
Cách 2: Tìm  cho các trường hợp trùng nhau rồi tính số vị trí trùng. VD: Nếu A là một vị trí trùng thì tổng số vị trí trùng trên AB là  
Ví dụ 1: Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2 m. Nguồn sáng dùng trong thí nghiệm gồm hai bức xạ có bước sóng λ1 = 450 nm và λ2 = 600 nm. Trên màn quan sát, gọi M, N là hai điểm ở hai phía so với vân trung tâm và cách vân trung tâm lần lượt là 5,5 mm và 22 mm. Trên đoạn MN, số vị trí vân sáng trùng nhau của hai bức xạ là 
A. 4. 			B. 2. 				C. 5.				D. 3.
Hướng dẫn
Cách 1:  
 Chọn A.
Cách 2:  
Vì tại gốc tọa độ O là một vị trí trùng nên các vị trí trùng khác:  mm (với n là số nguyên) 
 Chọn A.
Ví dụ 2: Trong thí nghiệm giao thoa Iâng, thực hiện đồng thời với hai ánh sáng đcm sắc khoảng vân giao thoa lần lượt là 1,2 mm và 1,8 mm. Bề rộng vùng giao thoa quan sát được trên màn 2,6 cm. số vị trí mà vân sáng của hai bức xạ trùng nhau trong vùng giao thoa là
A. 5.			B. 3. 				C. 4. 				D. 7.
Hướng dẫn
 Vì tại gốc tọa độ O là một vị trí trùng nên các vị trí trùng khác:  mm (với n là số nguyên)
 Chọn D.
Ví dụ 3: Làm thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Y−âng đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc đơn sắc màu đỏ và màu lục thì khoảng vân giao thoa trên màn lần lượt là 1,5 mm và 1,1 mm. Hai điểm M và N nằm hai bên vân sáng trung tâm và cách vân trung tâm lần lượt là 6,4 mm và 26,5 mm. số vân sáng màu đỏ quan sát được trên đoạn MN là
A. 20.			B. 2. 				C. 28.				D. 22.
Hướng dẫn
Cách 1:  
Vị trí vạch sáng trùng:
 
Vị trí vân sáng màu đỏ:
 
Số vân màu đỏ còn lại:  Chọn A.
Cách 2: Số vạch sáng trùng:
 
Số vân sáng của hệ 1: 
 số giá trị của k1 là 22.
Số vân màu đỏ còn lại 22 – 2 = 20  Chọn A.
Ví dụ 4: Trong thí nghiệm giao thoa lâng thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân trên màn ảnh thu được làn lượt là i1 = 0,5 mm và i2 = 0,3 mm. Trên màn quan sát, gọi M, N là hai điểm ở hai phía so với vân trung tâm và cách vân trung tâm lần lượt là 2,25 mm và 6,75 mm. Trên đoạn MN, số vị trí vân tối trùng nhau của hai bức xạ là
A. 6.			B. 5.				C. 7.				D. 4.
Hướng dẫn
Cách 1:  
Vì tại gốc tọa độ O không phải là vị trí vân tối trùng và O cách vị trí trùng gần nhất là  nên các vị trí trùng khác:  
 Chọn C.
Cách 2:
 
 
 Chọn C.
Ví dụ 5: Trong thí nghiệm giao thoa Iâng, thực hiện đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc khoảng vân giao thoa trên màn lần lượt là i1 = 0,8 mm và i2 = 0,6 mm. Biết bề rộng trường giao thoa là 12 mm. Trên trường giao thoa, số vị trí mà vân sáng hệ 2 trùng với vân tối hệ 1 là
A. 6.			B. 5.				C. 3.	 			D. 4.
Hướng dẫn

Cách 1: Vân tối của λ1 trùng với vân sáng λ2:
 
Vì tại gốc tọa độ cách vị trí trùng gần nhất là:  mm nên các vị trí trùng khác:  (với n là số nguyên). 
 Chọn A.
Cách 2:
 

Số vị trí 6.
Ví dụ 6: (THPTQG − 2017) Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng gồm hai thành phần đơn sắc có bước sóng λ = 0,6 và λ’ = 0,4µ. Trên màn quan sát, trong khoảng giữa hai vân sáng bậc 7 của bức xạ có bước sóng λ, số vị trí có vân sáng trùng nhau của hai bức xạ là 
A. 7.			B. 6.				C. 8.				D. 5.
Hướng dẫn
* Xét  
 Có 7 giá trị nguyên  Chọn A.
6. Vạch sáng cùng màu với vạch sáng trung tâm
Khi giao thoa I−âng thực hiện đồng thời với n ánh sáng đơn sắc thì mỗi ánh sáng cho một hệ thống vân giao thoa riêng.
Tại trung tâm là nơi trùng nhau của tất cả các vân sáng bậc 0 và tại đây sẽ có một màu nhất định (chẳng hạn đỏ trùng với vàng sẽ được màu cam).
Nếu tại điểm M trên màn có vạch sáng cùng màu với vạch sáng trung tâm thì tại đây cũng phải trùng đầy đủ các vân sáng của các hệ giống như vân trung tâm:  
a. Trường hợp 2 bức xạ
Đây chính là bài toán liên quan đến hai vân sáng của hai hệ trùng nhau mà ta đã khảo sát. Tuy nhiên, sẽ có nhiều vấn đề mới sẽ được khai thác thêm.
Về mặt phương pháp ta làm theo các bước như đã nói trên:
 
Ví dụ 1: Trong thí nghiệm giao thoa Iâng, thực hiện đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc khoảng vân giao thoa lần lượt là 1 mm và 1,5 mm. Xác định vị trí các vạch sáng cùng màu với vạch sáng trung tâm (n là số nguyên)
A. x = 2,5n (mm). 	B. x = 4n(mm).  	  C. x = 4,5n (mm).         D. x = 3n(mm).
Hướng dẫn
Chọn D.
Ví dụ 2: Trong thí nghiệm giao thoa lâng khoảng cách hai khe là 1,5 mm, khoảng cách giữa mặt phẳng chứa hai khe và màn ảnh E là 2 m. Chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc λ1 = 0,48 (µm) và λ2 = 0,64 (µm) vào khe giao thoa. Tìm vị trí gần nhất mà tại đó có vạch sáng cùng màu với vạch sáng trung tâm. 
A. ±2,56 (mm).  		B. +3,56 (mm). 		C. +2,76 (mm). 		D. +2,54 (mm).
Hướng dẫn
Cách 1:  
 
 Chọn A.
Cách 2:
 
Ví dụ 3: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe lâng (Y−âng), khoảng cách giữa hai khe là 2 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,2 m. Chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng hỗn hợp gồm hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng 500 nm và 760 nm thì thu được hệ vân giao thoa trên màn. Biết vân sáng chính giữa (trung tâm) ứng với hai bức xạ trên trùng nhau. Khoảng cách từ vân chính giữa đến vân gần nhất cùng màu với vân chính giữa là
A. 4,9mm.			B. 19,8mm.			C. 9,9 mm.			D. 11,4mm.
Hướng dẫn
Cách 1:  
Chọn D.
Cách 2:  
  Gần nhất khi  
Chú ý:
1) Nêu bề rộng của trường giao thoa là L thì số vạch sáng cùng màu với vạch sáng trung tâm trên trường giao thoa (kể cả vân trung tâm) là  
2) Nếu cho tọa độ của điểm M và N thì số vạch sáng có màu giống với màu của vạch sáng trung tâm trên đoạn MN được xác định từ.
Ví dụ 4:  Thí nghiệm giao thoa I âng thực hiện đồng thời hai ánh sáng đơn sắc thì khoảng vân giao thoa lần lượt là 1,125mm và 0,75 mm. Bề rộng trường giao thoa trên màn là 10 mm. Số vạch sáng cùng màu với vạch sáng trung tâm (kể cả vạch sáng trung tâm) là:
A. 3			B. 4				C. 5				D. 6
Hướng dẫn
Cách 1:  
 Chọn C.
Cách 2: 
 
 
Ví dụ 5: Chiếu đồng thời hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,54 µm và 0,72 µm vào hai khe của thí nghiệm Iâng. Biết khoảng cách giữa hai khe 0,8 mm, khoảng cách từ hai khe tới màn 1,8 m. Trong bề rộng trên màn 2 cm (vân trung tâm ở chính giữa), số vân sáng của hai bức xạ không có màu giống màu của vân trung tâm là 
A. 20.			B. 5.				C. 25.				D. 30.
Hướng dẫn
Cách 1:  
 
 
 
 
Số vân sáng khác màu với vân trung tâm 17 + 13 − 2.5 = 20  Chọn A.
Cách 2:  
 Có 5 vị trí trùng.
Có 17 vân sáng của hệ 1.
 Có 132 giá trị khác màu với 
Số vân sáng khác màu với vân trung tâm: 17 +13 − 2.5 = 20 
Câu 6:  Trong thí nghiêm I – âng khoảng cách hai khe 1mm, khoảng cách hai khe đến màn 1m và bề rộng vùng giao thoa 15 mm. Nếu nguồn phát đồng thời 2 bức xạ có bước sóng λ1  = 5000 mm, λ2 = 6000 mm thì số vân sáng trên màn có  màu của λ2 là
A. 20.			B. 24. 			C. 26.				D. 30
Hướng dẫn
Cách 1:  
 
 
Số vân sáng của hệ 2 không trùng:  Chọn A
Ví dụ 7: Trong thí nghiệm của Iâng, khoảng cách giữa hai khe là 1,5 mm, khoảng cách giữa hai khe đến màn M là 2 m. Nguồn S chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng λ1 và λ2 = 4/3λ1. Người ta thấy khoảng cách giữa hai vạch sáng liên tiếp có màu giống như màu của vân chính giữa là 2,56 mm. Tìm λ1.
A. λ1 = 0,48 µm.		B. λ1 = 0,75 µm. 		C. λ1 = 0,64 µm. 		D. λ1 = 0,52 µm.
Hướng dẫn
Cách 1:
 
 Chọn A.
Cách 2:
 
 
Ví dụ 8: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng hai khe sáng hẹp. Nguồn phát đồng thời hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,6 µm (màu cam) và λ2 = 0,42 µm (màu tím). Tại vạch sáng gần nhất cùng màu với vạch sáng trung tâm là vị trí vân sáng bậc mấy của bức xạ bước sóng λ1?
A. bậc 7.			B. bậc 10.			C. bậc 4. 			D. bậc 6.
Hướng dẫn

 Chọn A
Bình luận thêm: Tại O là nơi trùng nhau của các vân sáng bậc 0, vị trí trùng tiếp theo là vân sáng bậc 7 của hệ 1 trùng với vân sáng bậc 10 của hệ 2.

Giữa hai vị trí trùng nhau liên tiếp này có 7 – 1 = 6 vân sáng màu cam và 10 − 1 = 9 vân sáng màu tím.
Từ đó rút ra quy trình giải nhanh như sau:
 
Ví dụ 9: (ĐH−2012) Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát đồng thời hai ánh sáng đơn sắc λ1, λ2 có bước sóng lần lượt là 0,48 µm và 0,60 µm. Trên màn quan sát, trong khoảng giữa hai vân sáng gần nhau nhất và cùng màu với vân sáng trung tâm có
A. 4 vân sáng λ1 và 3 vân sáng λ2. 			B. 5 vân sáng λ1 và 4 vân sáng λ2.
C. 4 vân sáng λ1 và 5 vân sáng λ2.	 		D. 3 vân sáng λ1 và 4 vân sáng λ2.
Hướng dẫn
 
Ví dụ 10: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng I−âng, thực hiện đồng thời với hai bức xạ có bước sóng 560 nm (màu lục) và 640 nm (màu đỏ). M và N là hai vị trí liên tiếp trên màn có vạch sáng cùng màu với vạch sáng trung tâm. Trên đoạn MN có 
A. 6 vân màu đỏ, 7 vân màu lục. 			B. 2 loại vạch sáng,
C. 14 vạch sáng.						D. 7 vân đỏ, 8 vân mà lục.
Hướng dẫn

 
 Chọn A.
Ví dụ 11: Thí nghiêm I−âng về giao thoa ánh sáng nguồn phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc λ1 = 0,64 µm (đỏ), λ1 = 0,48 µm (lam) trên màn hứng vân giao thoa. Trong đoạn giũa 3 vân sáng liên tiếp cùng màu với vân trung tâm có số vân đỏ và vân lam là
A. 9 vân đỏ, 7 vân lam.					B. 7 vân đỏ, 9 vân lam. 
C. 4 vân đỏ, 6 vân lam					D. 6 vân đỏ, 4 vân lam.
Hướng dẫn

 
Giữa hai vị trí liên tiếp có 2 vân đỏ và 3 vân lam   Giữa 3 vị trí liên tiếp có 2.2 = 4 vân đỏ và 2.3 = 6 vân lam  Chọn C.
Ví dụ 12: Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, nguồn S phát ra hai ánh sáng đơn sắc: λ1 = 0,64 µm (màu đỏ), λ2 = 0,48 µm (màu lam) thì tại M, N và P trên màn là ba vị trí liên tiếp trên màn có vạch sáng cùng màu với màu của vân trung tâm. Nếu giao thoa thực hiện lần lượt với các ánh sáng λ1, λ2 thì số vân sáng trên đoạn MP lần lượt là x và y. Chọn đáp số đúng.
A. x = 9vày = 7. 		B. x = 7 và y = 9.   		C. x = 10 và y = 13.     	D. x= 13 và y = 9.
Hướng dẫn



* Khi giao thoa đồng thời với λ1,λ2:
 
Tại O là nơi trùng nhau của các vân sáng bậc 0. Ta chọn M   O;
Vị trí N tiếp theo là vân sáng bậc 3 của hệ 1 trùng với vân sáng bậc 4 của hệ 2.
Vị trí P tiếp nữa là vân sáng bậc 6 của hệ 1 trùng với vân sáng bậc 8 của hệ 2.
Giao thoa đồng thời giao thoa lần lượt
* Khi giao thoa lần lượt với λ1, λ2  thì số vân sáng của mỗi hệ trên đoạn MN (tính cả M và N) tương ứng là: 6 − 0 + 1 = 7 vân đỏ và 8 – 0 + l = 9 vân lam  Chọn B.
 Chú ý: Nếu giữa hai vân sáng gần nhau nhất và cùng màu với vân sáng trung tâm có z vân sáng của hệ 2 thì  c – 1 = z  thay vào  tìm được λ  theo b.
Sau đó thay vào điều kiện giới hạn  sẽ tìm được λ.
Ví dụ 13: (ĐH−2010) Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc, trong đó bức xạ màu đỏ có bước sóng 720 nm và bức xạ màu lục có bước sóng λ (có giá trị trong khoảng từ 500 nm đến 575 nm). Trên màn quan sát, giữa hai vân sáng gần nhau nhất và cùng màu với vân sáng trang tâm có 8 vân sáng màu lục. Giá trị của λ là
A. 500 nm.		B. 520 nm.			C. 540 nm.			D. 560 nm.
Hướng dẫn

Cách 1: Từ kết quả 
Theo bài ra:  nên  . Suy ra  
 Chọn D.
Cách 2: Từ vị trí vân sáng trùng gần vân trung tâm nhất 
 
 (Từ hình vẽ suy ra )  
 	
Ví dụ 14: Trong một thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng đông thời hai ánh sáng đơn sắc chiếu vào khe S (bước sóng từ 380 nm đến 760 nm). Một người dùng kính lúp quan sát thì thấy trên màn có hai hệ vân giao thoa, đồng thời giữa hai vạch sáng cùng màu với vạch sáng trang tâm liên tiếp có thêm hai vân sáng thuộc ánh sáng có bước sóng λ1 và ba vân sáng thuộc ánh sáng có bước sóng λ2. Biết một trong hai bức xạ có bước sóng là 500 nm. Giá trị của λ2 bằng
A. 500 run.		B. 667 nm.			C. 400 nm.			D. 625 nm.
Hướng dẫn


 phân số tối giản . Giữa hai vạch sáng cùng màu với vân sáng trung tâm có:  

  Chọn A.
Chú ý:  Nếu cho b − 1 ta tìm được c − 1 và ngược lại.
 phân số tối giản  
 Giữa hai vạch cùng màu có them  
Cho  
Cho  
Ví dụ 15: Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc, trong đó bức xạ màu đỏ có bước sóng 720 nm và bức xạ màu lục có bước sóng λ (có giá trị trong khoảng từ 500 nm đến 575 nm). Trên màn quan sát, người ta thấy giữa hai vân sáng cùng màu với vân sáng chính giữa có 8 vân màu lục, thì trong khoảng này số vân màu đỏ là?
A. 5.			B. 6.				C. 7.				D. 8. 
Hướng dẫn
 phân số tối giản  
 Giữa hai vạch cùng màu có thêm  
Cho  
 Số vân đỏ  Chọn B.
Chú ý: Nếu bài toán cho vị trí gần nhất O cùng màu với vạch sáng trung tâm, tìm bước sóng ta làm như sau:
Cách 1:  phân số tối giải .
 
Cách 2:   là số nguyên tố với  
 Thử 4 đáp án.
Ví dụ 16: Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe S1S2 là 1 mm. Khoảng cách từ màn quan sát đến mặt phẳng chứa hai khe S1S2 là 2 m. Chiếu vào khe S đồng thời hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,4 µm và. Trên màn, tại điểm M gần vân trung tâm nhất và cách vân trung tâm 5,6 mm có vân sáng cùng màu với vân sáng trung tâm. Bước sóng λ2 có giá trị là 
A. 0,52 µm.		B. 0,56 µm.			C. 0,60 µm.			D. 0,62 µm.
Hướng dẫn
 
 Chọn B.
Ví dụ 17: Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng I−âng. Nếu làm thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc có bước sóng  thì trên màn quan sát, ta thấy có 6 vân sáng liên tiếp trải dài trên bề rộng 9 mm. Nếu làm thí nghiệm với ánh sáng hỗn tạp gồm hai bức xạ có bước sóng λ1 và λ2 thì người ta thấy: từ một điểm M trên màn đến vân sáng trung tâm có 3 vân sáng cùng màu với vân sáng trung tâm và tại M là một trong 3 vân đó. Biết M cách vân trung tâm 10,8 mm, bước sóng của bức xạ λ2 có thể là 
A. 0,38 µm.		B. 0,4 µm.			C. 0,76 µm.			D. 0,45 µm.
Hướng dẫn
 
Cách 1: 
 Chọn B.
Cách 2:  là số nguyên tố với 
 Thử 4 phương án  
b. Trường hợp  3 bức xạ
Khi giao thoa I−âng thực hiện đồng thời với 3 ánh sáng đơn sắc thì mỗi ánh sáng cho một hệ thống vân giao thoa riêng.
Tại trung tâm là nơi trùng nhau của 3 vân sáng bậc 0 của ba hệ vân và tại đây sẽ có một màu nhất định (chẳng hạn đỏ, lục lam chồng lên nhau sẽ được màu trắng).
Nếu tại điểm M trên màn có vạch sáng cùng màu với vạch sáng trung tâm thì tại đây ba vân sáng của 3 hệ trùng nhau. 
Về mặt phương pháp ta có thể làm theo hai cách sau:
 Cách 1:  
 (Ở trên ta đã quy đồng các phân số   và   để được các phân sổ có cùng mẫu số
Cách 2: 
 
Ví dụ 1: Trong thí nghiệm giao thoa Iâng, thực hiện đồng thời với ba bức xạ đơn thì khoảng vân lần lượt là: 0,48 (mm): 0,54 (mm) và 0,64 (mm). Hãy xác định vị trí gần vân trung tâm nhất mà tại đó có vạch sáng cùng mầu với vạch sáng tại O.
A. ±22,56 (mm). 		B. ±17,28 (mm). 		C. ±24,56 (mm). 		D. ±28,56 (mm).
Hướng dẫn
Cách 1:  
 Chọn B.
Cách 2: 


Ví dụ 2: Chiếu đồng thời ba bức xạ đơn sắc λ1 = 0,4µm, λ2 = 0,52 µm và λ3 = 0,6 µm vào hai khe của thí nghiệm I âng. Biết khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ hai khe tới màn là 2m. Khoảng cách gần nhất giữa hai vị trí có màu cùng màu với vân trung tâm là:
A. 31,2 mm.		B. 15,6 mm.			C. 7,8 mm.			D. 5,4 mm
Hướng dẫn
Cách 1:  
 Chọn A.
Cách 2: 


Ví dụ 3: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe young khoảng cách giữa 2 khe là a = 1,5 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 1,5 m. Ánh sáng sử dụng gồm 3 bức xạ có bước sóng λ1 = 0,4 µm, λ2 = 0,56 µm, λ3 = 0,6 µm. Bề rộng miền giao thoa là 4 cm, đối xứng qua trung tâm, số vân sáng cùng màu với vân sáng trung tâm (không tính vân trung tâm) là?
A. 2			B. 5.				C. 4.		 		D. 1.
Hướng dẫn

Cách 1:  
 Trừ vân trung tâm còn 4  Chọn C
Cách 2: 



Chú ý: Tại O là nơi trùng nhau của ba vân sáng bậc 0, vi trí trùng tiếp theo M là nơi trùng nhau của vân sáng bậc k1 = b của hệ 1, vân sáng bậc k2 = c của hệ 2 và vân sáng bậc k3 = d của hệ  
1) Bây giờ nếu giao thoa lần lượt với các bức xạ λ1, λ2 và λ3 thì số vân sáng tương ứng trong khoảng OM (trừ O và M) lần lượt là x = b − 1, y = c − 1 và x = d − 1 (nếu tính cả O và M tức là trên đoạn OM thì cộng thêm 2).
2) Bây giờ lại giao thoa đồng thời với ba bức xạ đó thì tại O và M là nơi trùng nhau của 3 vân sáng của ba hệ và trong khoảng OM có thể có sự trùng nhau cục bộ λ1 = λ2;  và  . Để biết có bao nhiêu vị trí trùng nhau cục bộ của  chẳng hạn, ta phân tích phân số b/c thành các phân số rút gọn.
Ví dụ 4: Thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Y−âng thực hiện đồng thời với ba bức xạ đỏ, lục và lam có bước sóng lần lượt là: λ1 = 0,72 µm, λ2 = 0,54 µm và λ3 = 0,48 µm. Vân sáng đầu tiên kể từ vân sáng trung tâm có cùng màu với vân sáng tmng tâm ứng với vị trí vân sáng bậc mấy của vân sáng màu đỏ?
A.6.			B. 8.				C. 9.				D. 4.
Hướng dẫn
Chọn A.
Ví dụ 5: Trong thí nghiệm giao thoa Y−âng đồng thời với ba ánh sáng đơn sắc: λ1(tím)=0,4 µm, λ2(lam) = 0,48 µm và λ2(đỏ) = 0,72 µm thì tại M và N trên màn là hai vị trí liên tiếp trên màn có vạch sáng cùng màu với màu của vân trung tâm. Nếu giao thoa thực hiện lần lượt với các ánh sáng : λ1(tím, λ2(lam) và λ2(đỏ) thì số vân sáng trên khoảng MN (không tính M và N) lần lượt là x, y và z. Chọn đáp số đúng.
A.  		B.  		C.  		D.  

Hướng dẫn
 
  Chọn D.
Ví dụ 6: Trong thí nghiệm Y – âng về giao thoa ánh áng, nguồn S phát ra ba ánh sáng đơn sắc λ1 = 0,4 µm (màu tím) λ2 = 0,48 µm (màu lam) và λ3 = 0,6 µm (màu cam thì tại tại M và N trên màn là hai vị trí trên màn có vạch sáng cùng màu với màu của trung tâm. Nếu giao thoa thực hiện lần lượt với các ánh sáng λ1, λ2 và λ3 thì số vân sán n khoảng MN (không tính M và N) lần lượt là x, y và z. Nếu x = 17 thì
A. y = 11 và z = 14.  	B. y = 14 và z = 11.  	C. y = 15 và z = 12.        D. y =12 và z = 15.
Hướng dẫn

 Chọn B
Ví dụ 7: Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, nguồn S phát ra ba ánh sáng đơn sắc: λ1 = 0,4 µm (màu tím), λ2 = 0,48 µm (màu lam) và λ3 = 0,6 µm (màu cam) thì tại M và N trên màn là hai vị trí trên màn có vạch sáng cùng màu với màu của vân trung tâm. Nếu giao thoa thực hiện lần lượt với các ánh sáng λ1, λ2 và λ3 thì số vân sáng trên khoảng MN (không tính M và N) lần lượt là x, y và z. Nếu x = 23 thì 
  A. y = 20 vàz = 15. 	B. y = 14 và z = 11.  	C. y = 19 và z = 15.       D. y = 12 và z = 15.
Hướng dẫn

 Chọn C.
Ví dụ 8:  Trong thí nghệm Y – âng về giao thoa ánh sáng nguồn S phát ra ba ánh sáng đơn sắc λ1 = 0,405µm (màu tím), λ2 = 0,54 µm (màu lục) và λ3 = 0,756 µm (màu đỏ). Giữa hai vạch sáng liên tiếp có màu giống như màu của vân trung tam có:
A. 25 vạch màu tím					B. 12 vạch màu lục
C. 52 vạch sáng.						D. 14 vạch màu đỏ.
Hướng dẫn

Nếu không có trùng nhau cục bộ thì giữa hai vạch sáng liên tiếp cùng màu với vân sáng trung tâm có: vân sáng tím;  vân sáng màu lục,  vân sáng màu đỏ.
Nhưng thực tế thì có sự trùng nhau cục bộ nên số vân sẽ ít hơn cụ thể như sau:
Hệ 1 trùng với hệ 2 ở 6 vị trí khác:  
Hệ 1 trùng với hệ 2 ở 0 vị trí khác:  
Hệ 2 trùng với hệ 3 ở 2 vị trí khác:  
Suy ra: Hệ 1 chỉ còn  (tím), Hệ 2 chỉ còn  (lục), Hệ 3 chỉ còn  (đỏ).
 Chọn B
Ví dụ 9: Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, nguồn S phát ra ba ánh sáng đơn sắc: λ1 = 0,42 µm (màu tím), λ2 = 0,56 µm (màu lục) và λ3 = 0,70 µm (màu đỏ). Giữa hai vạch sáng liên tiếp có màu giống như màu của vân trung tâm có 
A. 19 vạch màu tím.					B. 14 vạch màu lục.
C. 44 vạch sáng.						D. 6 vạch màu đỏ.
Hướng dẫn

Suy ra: k1 = 20  Nếu không trùng có 19,  Nếu không trùng có 14,  Nếu không trùng có 11.
Hệ 1 trùng với hệ 2 ở 6 vị trí khác:  
Hệ 1 trùng với hệ 2 ở 4 vị trí khác:  
Hệ 1 trùng với hệ 3 ở 3 vị trí khác:  
Hệ 2 trùng với hệ 3 ở 2 vị trí khác:  
Suy ra: Hệ 1 chỉ còn  (màu tím), Hệ 2 chỉ còn  (màu lục), Hệ 3 chỉ còn  (màu đỏ).
 Chọn B

Ví dụ 10: (ĐH − 2011): Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, khe hẹp S phát ra đồng thời ba bức xạ đơn sắc có bước sóng là λ1 = 0,42 µm, λ2 = 0,56 µm và λ3 = 0,63 µm. Trên màn, trong khoảng giữa hai vân sáng liên tiếp có màu giống màu vân trung tâm, nếu hai vân sáng của hai bức xạ trùng nhau ta chỉ tính là một vân sáng thì số vân sáng quan sát được là
A. 21. 			B. 23. 			C. 26.				D. 27.
Hướng dẫn

Suy ra: k1 = 12  Nếu không trùng có 11,  Nếu không trùng có 8,  Nếu không trùng có 7.
Hệ 1 trùng với hệ 2 ở 2 vị trí khác:  
Hệ 1 trùng với hệ 3 ở 3 vị trí khác:  
Hệ 2 trùng với hệ 3 ở 0 vị trí khác:  
Suy ra: Hệ 1 chỉ còn , Hệ 2 chỉ còn , Hệ 3 chỉ còn  
Tổng số vạch sáng:  
 Chọn A.
Ví dụ 11: Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát đồng thời 3 bức xạ đơn sắc λ1 = 0,6 µm, λ2 = 0,45 µm và λ3 (có giá trị trong khoảng từ 0,62 µm đến 0,76 µm). Trên màn quan sát, trong khoảng giữa 2 vân sáng gần nhau nhất và cùng màu với vân sáng trung tâm chỉ có một vị trí trùng nhau của các vân sáng ứng với hai bức xạ λ1 và λ2. Giá trị của λ3 là
A. 0,72 µm.		B. 0,70 µm.			C. 0,64 µm.			D. 0,68 µm.
Hướng dẫn

Chọn A.
Ví dụ 12: Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát đông thời 3 bức xạ đơn sắc λ1 = 0,6 µm, λ2 = 0,45 µm và λ3 (có giá trị trong khoảng từ 0,62 µm đến 0,76 µm). Trên màn quan sát, trong khoảng giữa 2 vân sáng gần nhau nhất và cùng màu với vân sáng trung tâm có hai vị trí trùng nhau của các vân sáng ứng với hai bức xạ λ1 và λ2. Giá trị của λ3 là
A. 0,720 µm.		B. 0,675 µm.			C. 0,640 µm.			D. 0,685 µm.
Hướng dẫn


Chọn A.
Ví dụ 13: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Y−âng, nguồn S phát đồng thời ba bức xạ có bước sóng λ1 = 0,4 µm, λ2 = 0,5 µm và λ3 = 0,75 µm. Giữa hai vân sáng gần nhau nhất cùng màu với vân trung tâm còn quan sát thấy có bao nhiêu loại vân sáng?
A. 4			B. 7.				C. 5.				D. 6.
Hướng dẫn

Hệ 1 trùng hệ 2 ở 2 vị tri khác vì:  
Hệ 2 trùng hệ 3 ở 3 vị trí khác vì:  
Hê 1 trùng hê 3 ở 0 vi trí khác vì :  
 Có 5 loại vân sáng:  Chọn C.
Ví dụ 14: Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng với các thông số a = 2 mm, D = 2 m với nguồn S phát ra ba ánh sáng đơn sắc: λ1 = 0,64 µm (màu đỏ), λ2 = 0,54 µm (màu lục) và λ3 = 0,48 µm (màu lam). Trong vùng giao thoa, vùng có bề rộng L = 40 mm (có vân trung tâm ở chính giữa), sẽ có mấy vạch sáng màu đỏ?
A. 34. 			B. 42. 			C. 58.				D. 40.
Hướng dẫn
Khoảng vân của  
Khoảng vân của  
Khoảng vân của  
Khoảng vân của  
 
Nếu không có trùng nhau thì số vân màu đỏ L:  
Số vân sáng của λ1  trùng với các vân sáng của λ2 và λ3 trên đoạn L lần lượt là:
 
Số vân sáng λ1 đồng thời của  trên đoạn L:  
Số vân đỏ còn lại:  Chọn B
Ví dụ 15: Trong thí nghiệm I−âng về giao thoa ánh sáng, hai khe hẹp được chiếu sáng đồng thời hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,44 µm và λ2 chưa biết. Khoảng cách giữa hai khe hẹp là a = 0,2 mm, khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn là D = 1 m. Trong khoảng MN = 5,72 cm trên màn, quan sát được 46 vạch sáng và 3 vạch tối. Biết hai trong ba vạch tối nằm đúng tại M và N. Bước sóng 7,2 bằng 
A. 0,52 µm.		B. 0,68 µm.			C. 0,60 µm.			D. 0,62 µm.
Hướng dẫn

Cách 1: Giữa 3 vạch tối trùng nhau liên tiếp có hai vạch sáng trùng nhau (M và N). Số vạch sáng giữa 2 vạch sáng trùng nhau là  vạch nếu tính cả vạch trùng trùng nhau có 22 + 2 = 24 vạch.
Nêu gọi N1 và N2 lần lượt là số vân sáng của hệ 1 và hệ 2 trên đoạn MN thì N1 + N2 = 24.
Khoảng cách giữa hai vạch sáng trùng là MN = 5,72:2 = 2,86 cm. 
Khoảng vân ứng với bức xạ thứ nhất:. Số khoảng vân của bức xạ 1 trong khoảng giữa 2 vân sáng trùng là:  
Với 13 khoảng vân ứng với 14 vân sáng của bức xạ 1 → số vân sáng bức xạ 2 là: 26 −14 = 12 vân ứng với 11 khoảng vân   
Cách 2: 
 phân số tối giản  
 
 Thử 4 phương án thì chỉ có 0,52 là c nguyên  
Ví dụ 16: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Y−âng, nguồn S phát ra đồng thời với ba bức xạ có bước sóng lần lượt là: λ1 = 0,4 µm, λ2 = 0,48 µm và λ3 = 0,64 µm. Trên màn, trong khoảng giữa hai vạch sáng cùng màu với vạch sáng trung tâm, số vị trí mà ở đó chỉ có một bức xạ cho vân sáng là
A. 20.			B. 38.				C. 14. 			D. 27.
Hướng dẫn
Cách 1: Vị trí vân sáng trùng nhau: 

+ Số vạch màu:   
+ Số vạch màu:  
+ Số vạch màu:  

 Tổng số vân đơn sắc là:  Chọn B.
Cách 2: Vân sáng trùng nhau:  
 
 
  
 

  Tổng số vân đơn sắc:  Chọn B.
7. Giao thoa với ánh sáng trắng
Khi giao thoa thực hiện đồng thời với n ánh sáng đơn sắc thì mỗi ánh sáng cho một hệ thống vân giao thoa riêng, các vị trí trùng nhau giữa các vân sáng sẽ cho ta các vạch sáng mới. Số loại vạch sáng quan sát được tối đa là 2n − 1.
Ánh sáng trắng là tập hợp  nhiều ánh sáng đơn sắc khác nhau có bước sóng biến thiên liên tục từ  λt = 0,38 µm  đến λt = 0,76 µm.
Mỗi ánh sáng đơn sắc cho một hệ thống vân giao thoa riêng không chồng khít lên nhau. Tại trung tâm tất cả các ánh sáng đơn sắc đều cho vân sáng bậc 0 nên vân trung tâm là vân màu trắng.
Các vân sáng bậc 1, 2, 3,...n của các ánh sáng đơn sắc không còn chồng khít lên nhau nữa nên chúng tạo thành các vạch sáng viền màu sắc tím trong và đỏ ngoài.
Độ rộng quang phổ bậc k là khoảng cách từ vân sáng đỏ bậc k đến vân sáng tím bậc k (cùng một phía đối với vân trung tâm):  
Để tìm số bức xạ cho vân sáng vân tối tại một điểm nhất định trên màn ta làm như sau:
+ Vân sáng:  
+ Vân tối:  
+ Điều kiện giới hạn:  
Ví dụ 1: Khi giao thoa I−âng thực hiện đồng thời với năm ánh sáng đơn sắc nhìn thấy có bước sóng khác nhau thì trên màn ảnh ta thấy có tối đa mấy loại vạch sáng có màu sắc khác nhau?
A. 27.			B. 32. 			C. 15.				D. 31.
Hướng dẫn
 Chọn D.
Ví dụ 2: Quan sát một lớp váng dầu trên mặt nước ta thấy những quầng màu khác nhau, đó là do:
A. ánh sáng trắng qua lớp dầu bị tán sắc. 
B. Mảng dầu có thể dầy không bằng nhau, tạo ra những lăng kính có tác dụng là cho ánh sáng bị tán sắc.
C. Màng dầu có khả năng hấp thụ và phản xạ khác nhau đối với các ánh sáng đơn sắc trong ánh sáng trắng.
D. Mỗi ánh sáng đơn sắc trong ánh sáng trắng sau khi phản xạ ở mặt trên và mặt dưới của màng dầu giao thoa với nhau tạo ra những vân màu đơn sắc.
Hướng dẫn
Mỗi ánh sáng đơn sắc trong ánh sáng trắng sau khi phản xạ ở mặt ừên và mặt dưới của váng dầu giao thoa với nhau tạo ra những vân màu đơn sắc  Chọn D.
Ví dụ 3: Trong thí nghiệm giao thoa lâng, khoảng cách giữa hai khe 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn 1 m. Nguồn sáng S phát ánh sáng ừắng có bước sóng nằm trong khoảng từ 0,38 µm đến 0,76 µm. Thí nghiệm thực hiện trong không khí.
1) Tính bề rộng của quang phổ bậc 3.
2) Hỏi tại điểm M trên màn cách vân sáng trung tâm 4 mm những bức xạ nào cho vân sáng? Cho vân tối ?
3) Khoét tại M trên màn một khe nhỏ song song với vân sáng trung tâm. Đặt sau M, khe của ống chuẩn trực của một máy quang phổ. Hãy cho biết trong máy quang phổ ta thấy được một quang phổ như thế nào?
Hướng dẫn
1) Bề rộng quang phổ bậc 3 trên màn tính theo công thức:  
2) Tai điểm M bức xạ λ cho vân sáng thì  
 
k
6
7
8
9
10
λ (µm)
4/6
4/7
4/8
4/9
4/10

* Tại điểm M bức xạ λ  cho vân tối thì   
   
 k
5
6
7
8
9
10
λ (µm)
4/5,5
4/6,5
4/7,5
4/8,5
4/9,5
4/10,5

3) Trên tấm kính buồng ảnh của máy quang phổ sẽ thu được quang phổ vạch gồm 5 vạch sáng có màu khác nhau tương ứng với các ánh sáng đơn sắc có bước sóng lần lượt là 4/6 (µm), 4/7 (µm), 4/8 (µm), 4/9 (µm), 4/10 (µm), xen kẽ 6 vạch sáng yếu hơn tương ứng với các ánh sáng đơn sắc có bước sóng lần lượt là 4/5,5 (µm), 4/6,5 (µm), 4/7,5 (µm), 4/8,5 (µm), 4/9,5 (µm), 4/10,5 (µm). Hai bên các vạch sáng là các vạch tối.
Ví dụ 4: Trong thí nghiệm lâng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe 0,3mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát 2 m. Hai khe được chiếu bằng ánh sáng trắng. Khoảng cách từ vân sáng bậc 1 màu đỏ (bước sóng 0,76 µm) đến vân sáng bậc 1 màu tím (bước sóng 0,4 µm) cùng phía so với vân trung tâm là
A. 1,8 mm			B. 2,7 mm			C. 1,5 mm			D. 2,4 mm
Hướng dẫn
 Chọn D.
Ví dụ 5: Thực hiện giao thoa ánh sáng với thiết bị của Y−âng, khoảng cách giữa hai khe a = 2 mm, từ hai khe đến màn D = 2 m. Người ta chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng trắng (0,4 µm   λ  0,75 µm). Quan sát điểm A trên màn ảnh, cách vân sáng trung tâm 3,3 mm. Hỏi tại A bức xạ cho vân tối có bước sóng ngắn nhất bằng bao nhiêu?
A. 0,440 µm.		B. 0,508 µm.			C. 0,400 µm.			D. 0,490 µm.
Hướng dẫn
Cách 1:
 
 Chọn A.
Cách 2: Bài toán này cho số liệu tường minh nên có thể dùng chức năng TABLE của máy tính CASIO 570es để tìm bước sóng
* Kĩ thuật CASIO:
+ Bấm mode 7 và nhập hàm  
+ Chọn Start 0; chọn End 10; Step 1 ta sẽ được bảng kết quả 
+ Ta nhận thấy: có 4 giá trị của hàm nằm trong vùng
 0,4 µm   λ  0,75 µm và giá trị nhỏ nhất là 0,44 µm 
 Chọn A.



x
F(x)
3
0,94
4
0,73
5
0,76
6
0,51
7
0,44
8
0,39




 Ví dụ 6: Trong một thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Nguồn sáng phát ánh sáng trắng có bước sóng trong khoảng từ 380 nm đến 760 nm. M là một điểm trên màn, cách vân sáng trung tâm 22 mm. Trong các bước sóng của các bức xạ cho vân sáng tại M, bước sóng dài nhất là
A. 417 nm.		B. 687,5 nm.			C. 714 nm.			D. 760 nm.
Hướng dẫn
Cách 1: Vị trí vân sáng:
 
 Chọn B
Cách 2: Bài toán này cho số liệu tường minh nên có thể dùng chức năng TABLE của máy tính CAS1O 570es để tìm bước sóng.
* Kĩ thuật CASIO:
+ Bấm mode 7 và nhập hàm  
+ Chọn Start 1; chọn End 15; Step 1 ta sẽ được bảng kết quả.
+Ta nhận thấy: có 7 giá trị của hàm nằm trong vùng 0,4 µm   λ  0,75 µm và giá trị nhỏ nhất là 0,6875 µm 
 Chọn A.



x
F(x)
7
785,7
8
687,5
9
611,1
10
550
11
500
12
458,3
13
423,1
14
392,8
15
366,6




Ví dụ 7: Trong thí nghiệm giao thoa Iâng thực hiện với ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,38 (µm) đến 0,76 (µm). Có bao nhiêu bức xạ đơn sắc cho vân sáng trùng vân sáng bậc 3 của bức xạ có bước sóng
A. 2. 			B. 3. 				C. 4. 				D. 5.
Hướng dẫn
Cách 1:

 Chọn B.
Cách 2: Bài toán này cho số liệu tường minh nên có thể dùng chức năng TABLE của máy tính CAS1O 570es để tìm bước sóng.
* Kĩ thuật CASIO:
+ Bấm mode 7 và nhập hàm  
+ Chọn Start 0; chọn End 10; Step 1 ta sẽ được bảng kết quả 
+Ta nhận thấy: có 7 giá trị của hàm nằm trong vùng 
0,38 µm   λ  0,75 µm và không tính 0,76 µm thì có 3 giá trị Chọn B.

x
F(x)
2
1,14
3
0,76
4
0,57
5
0,456
6
0,38
7
0,33




Ví dụ 8: (ĐH−2010) Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng trắng có bước sóng từ 380 nm đến 760 nm. Khoảng cách giữa hai khe là 0,8 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Trên màn, tại vị trí cách vân trung tâm 3 mm có vân sáng của các bức xạ với bước sóng 
A. 0,48 µm và 0,56 µm.					B. 0,40 µm và 0,60 µm. 
C. 0,4 µm và 0,64p 					D. 0,45 µm và 0,60 µm. 
Hướng dẫn
Cách 1:

  Chọn B.
Cách 2: Bài toán này cho số liệu tường minh nên có thể dùng chức năng TABLE của máy tính CAS1O 570es để tìm bước sóng.
* Kĩ thuật CASIO:
+ Bấm mode 7 và nhập hàm  
+ Chọn Start 0; chọn End 10; Step 1 ta sẽ được bảng kết quà 

x
F(x)
1
1,2
2
0,6
3
0,4
4
0,3




+Ta nhận thấy: có 2 giá trị 0,6 và 0,4 của hàm nằm trong vùng  0,38 µm   λ  0,75 µm 
 Chọn B.
Ví dụ 9: Trong thí nghiệm giao thoa Iâng khoảng cách hai khe là 1 mm, khoảng cách giữa mặt phẳng chứa hai khe và màn ảnh là 1 m. Nguồn sáng S phát ánh sáng trắng có bước sóng nằm trong khoảng từ 0,38 (µm) đến 0,76 (µm). Tại điểm M cách vân sáng trung tâm 4 mm bức xạ ứng với bước sóng không cho vân sáng là?
A. 2/3 µm.			B. 4/9 µm.			C. 0,5 µm			D. 5/7 µm.
Hướng dẫn
Cách 1:

 
Cách 2: Bài toán này cho số liệu tường minh nên có thể dùng chức năng TABLE của máy tính CAS1O 570es để tìm bước sóng.
* Kĩ thuật CASIO:
+ Bấm mode 7 và nhập hàm  
+ Chọn Start 0; chọn End 15; Step 1 ta sẽ được bảng kết quả 
+Ta nhận thấy: có 6 giá trị của hàm nằm trong vùng  0,38 µm   λ  0,75 µm  Chọn B.

8. Độ rộng vùng tối nhỏ nhất

x
F(x)
4
1
5
0,8
6
2/3
7
4/7
8
0,5
9
4/9
10
0,4
11
0,36




Bài toán tồng quát: Giao thoa với ánh sáng . Tìm độ rộng vùng tối nhỏ nhất trên màn.
Phương pháp
* Quang phổ bậc k bắt đầu chồng lấn với quang phổ bậc (k − 1) khi:
 …
* Quang phổ bậc ( ) và quang phổ bậc (k1 − 2) chưa chồng lên nhau nên khoảng cách giữa chúng chính là độ rộng vùng tối nhỏ nhất: 
 
* Vị trí gần O nhất có hai bức xạ cho vân sáng chính là mép dưới của quang phổ bậc k1:  


 Ví dụ 1: Trong thí nghiệm giao thoa Iâng, khoảng cách hai khe là a = 1 mm, khoảng cách hai khe đến màn là D = 2 m, và bước sóng ánh sáng dùng cho thí nghiệm trải dài từ 0,45 µm (màu lam) đến 0,65 µm (màu cam). Khoảng có bề rộng nhỏ nhất mà không có vân sáng nào quan sát được trên màn là 
A. 0,9 mm.		B. 0,2 mm.			C. 0,5 mm.			D. 0,1 mm.
Hướng dẫn
Cách 1:
* Vị trí vân sáng màu lam và màu cam lần lượt là:

*Quang phổ bậc 4 bắt đầu trùng với quang phổ bậc 3. Khoảng cách giữa quang phổ bậc 3 và quang phổ bậc 2 là: 2,7 − 2,6 =0, 1 mm  Chọn D.
Cách 2:
* Quang phổ bậc k có phần chồng với quang phổ bậc (k − 1) khi: 
 Chọn D.


* Quang phổ bậc 4 bắt đầu trùng với quang phổ bậc 3.
* Quang phổ bậc 3 chưa trùng với quang phổ bậc 2. Khoảng cách giữa quang phổ bậc 3 và quang phổ bậc 2 là:  Chọn D.
Bình luận: Cách 1 giúp chúng ta có cách nhìn trực quan vị trí quang phổ trên màn giao thoa và Cách 2 cho chúng ta có cách nhìn tong quát và rút ra được quy trình giải nhanh:
Bước 1: Tính  
Bước 2: Tính  
Ví dụ 2: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng, khoảng cách hai khe là a = 0,2 mm, khoảng cách hai khe đến màn là D = 0,8 m, và bước sóng ánh sáng dùng cho thí nghiệm trải dài từ 0,45 µm (màu chàm) đến 0,65 um (màu cam). Khoảng có bề rộng nhỏ nhất mà không có vân sáng nào quan sát được trên màn là
A. 0,4 mm.		B. 0,2 mm.			C. 0,1 mm.			C. 1 mm.
Hướng dẫn
Bước 1: Tính  
Bước 2: Tính 
 Chọn B.
Cách 2: Làm tuần tự
* Quang phổ bậc k có phần chồng với quang phổ bậc (k − 1) khi: 

* Quang phổ bậc 4 bắt đầu trùng với quang phổ bậc 3.
* Quang phổ bậc 3 chưa trùng với quang phổ bậc 2. Khoảng cách giữa hai bậc quang phổ:  
 Chọn B.
Ví dụ 3: (THPTQG − 2016): Trong thí nghiêm Yâng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Nguồn sáng phát ra vô số ánh sáng đcm sắc cố bước sóng biến thiên liên tục từ 380 nm đến 750 nm. Trên màn, khoảng cách gần nhất từ vân sáng trung tâm đến vị trí mà ở đó có hai bức xạ cho vân sáng là
A. 3,04 mm.		B. 6,08 mm.			C. 9,12 mm.			D. 4,56 mm. 
Hướng dẫn
Cách 1:* Vị trí vân sáng màu tím và màu đỏ lần lượt là:
 
* Quang phổ bậc 3 bắt dầu trùng với quan phổ bậc 2:
 Chọn D
Cách 2:
Bước 1: 
Tính  
Bước 2: Tính  
 Chọn D.


 9. Vị trí gần O nhất có nhiều bức xạ cho vân sáng
Bài toán tổng quát: Giao thoa với ánh sáng . Tìm xmin để tại đó có (n + 1) bức xạ cho vân sáng. 
Phương pháp
* Quang phổ bậc k bắt đầu chồng lấn với quang phổ bậc 
(k – n) khi  
 
* Vị trí gần O nhất để tại đó có (n + 1) bức xạ cho vân sáng:
  


 Ví dụ 1: Trong thí nghiệm Yâng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Nguồn sáng phát ra vô số ánh sáng đơn sắc có bước sóng biến thiên liên tục từ 380 nm đến 750 nm. Trên màn, khoảng cách gần nhất từ vân sáng trung tâm đến vị trí mà ở đó có ba bức xạ cho vân sáng là
A. 7,6 mm.		B. 6,08 mm.			C. 9,12 mm.			D. 4,56 mm. 
Hướng dẫn
Cách 1:
 * Vị trí vân sáng màu tím và màu đỏ lần lượt là:
 
* Quang phổ bậc 5, 4, 3 bắt đầu trùng nhau khi  
Cách 2:
* Quang phổ bậc k bắt đầu chồng lấn với quan phổ bậc (k – 2) khi:  



 * Quang phổ bậc 5 có một phần chồng lấn với quang phổ bậc 4 và quang phổ bậc 3. Mép dưới của quang phổ bậc 5 là vị trí gần O nhất mà tại đó có ba bức xạ cho vân sáng:
 Chọn A.
Bình luận: Cách 1 giúp chúng ta có cách nhìn trực quan vị trí quang phổ trên màn giao thoa và cách 2 cho chúng ta có cách nhìn tổng quát và rút ra được quy trình giải nhanh:
Bước 1: Tính  
Bước 2: Tính  
Ví dụ 2: Trong thí nghiệm Yâng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Nguồn sáng phát ra vô số ánh sáng đơn sắc có bước sóng biến thiên liên tục từ 380 nm đến 740 nm. Trên màn, khoảng cách gần nhất từ vân sáng trung tâm đến vị trí mà ở đó có năm bức xạ cho vân sáng là
A. 7,6 mm.		B. 13,68 mm.		C. 9,12 mm.			D. 4,56 mm.
Hướng dẫn
Cách 1:
Bước 1: Tính  
Bước 2: Tính  Chọn A.
Cách 2:
* Vị trí vân sáng bậc k có bước sóng  trùng với vân sáng bậc   bước sóng λ
  
 Chọn A.
Ví dụ 3: Trong thí nghiệm Yâng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1 m. Nguồn sáng phát ra vô số ánh sáng đơn sắc có bước sóng biến thiên liên tục từ 500 nm đến 750 nrn. Trên màn, khoảng cách gần nhất từ vân sáng trung tâm đến vị trí mà ở đó có bốn bức xạ cho vân sáng là x0. Giá trị x0 gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 3,2 mm.		B. 3,8 mm.			C. 4,9 mm.			D. 4,3 mm.
Hướng dẫn
Cách 1:
Bước 1: Tính  
Bước 2: Tính  Chọn A.
Cách 2:
* Vị trí vân sáng bậc k có bước sóng  trùng với vân sáng bậc   bước sóng λ: 
 
 Chọn A.
Ví dụ 4: (THPTQG − 2017) Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Chiếu vào hai khe ánh sáng trắng có bước sóng từ 380 nm đến 760 nm. Trên màn, M là vị trí gần vân trung tâm nhất có đóng 5 bức xạ cho vân sáng. Khoảng cách từ M đến vân trung tâm có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 6,7 mm.		B. 6,3 mm.			C. 5,5 mm.			D. 5,9 mm.
Hướng dẫn
Cách 1:
Bước 1: Tính  
Bước 2: Tính  Chọn A.
Cách 2:
* Quang phổ bậc (k – 4) phải chồng lần lên quang phổ bậc k:
 
 Chọn D.
Điểm nhấn: Độc chiêu khoảng vân trùng.
1) Để tìm các vị trí vân sáng (hoặc vân tối) trùng nhau ta xét  
* Các vị trí vân sáng trùng nhau: với (n = 0;±1;...)
* Nếu b và c là số nguyên lẻ thì mới có vân tối trùng nhau:  
2) Để tìm các vị trí vân sáng của hệ 1 trùng với vân tối của hệ 2 ta xét :  
* Nếu c là số nguyên lẻ thì mới có vị trí vân trùng  với (n = 0;±1;...)
3) Để tìm các vị trí vân sáng của hệ 2 trừng với vân tối của hệ 1 ta xét:  
* Nếu b là số nguyên lẻ thì mới có vị trí trùng: với (n = 0;±1;...)
4) Vị trí vân sáng bậc k có bước sóng λmin trùng với vân sáng bậc (k − n) bước sóng λ:
 
 
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: Trong thí nghiệm giao thoa Iâng thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân trên màn ảnh lần lượt là 0,48 mm và 0,54 mm. Tại hai điểm A, B trên màn cách nhau một khoảng 8,64 mm là hai vị trí mà cả hai hệ vân đều cho vân sáng tại đó. Hỏi trên AB có mấy vạch sáng là kết quả trùng nhau của hai hệ vân.
A. 3.			B. 5.				C. 4.				D. 6.
Bài 2: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng  thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng với khoảng vân trên màn ảnh thu được lần lượt là 0,48 mm và 0,64 mm. Xét tại hai điểm A, B trên màn cách nhau một khoảng 34,56 mm là hai vị trí mà cả hai hệ vân đều cho vân sáng tại đó. Trên đoạn AB quan sát được 109 vạch sáng. Hỏi trên AB có mấy vạch là kết quả trùng nhau của hai hệ vân.
A. 3.			B. 5.				C. 19.				D. 18.
Bài 3: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng  thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân hên màn ảnh thu được lần lượt là 0,5 mm và 0,3 mm. Xét tại hai điểm A, B trên màn cách nhau một khoảng 9 mm là hai vị trí mà cả hai hệ vân đều cho vân tối tại đó. Trên đoạn AB quan sát được 42 vạch sáng. Hỏi trên AB có mấy vạch sáng là kết quả trùng nhau của hai hệ vân.
A 3				B. 5.				C. 6.				D. 18.
Bài 4: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng , thực hiện đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc khoảng vân giao thoa lần lượt là 0,21 mm và 0,15 mm. Xét tại hai điểm A, B trên màn cách nhau một khoảng 3,15 mm là hai vị trí mà cả hai hệ vân đều cho vân tối tại đó. Hỏi trên AB có mấy vạch sáng là kết quả trùng nhau của hai hệ vân.
A. 2.			B. 5.				C. 6.				D. 3.
Bài 5: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng  thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân trên màn ảnh thu được lần lượt là λ1 = 0,5 mm và λ2 = 0,4 mm. Xét tại hai điểm A, B trên màn cách nhau một khoảng 5 mm. Tại A cả hai hệ vân đều cho vân sáng, còn tại B hệ i1 cho vân sáng hệ i2 cho vân tối. Trên đoạn AB quan sát được 21 vạch sáng. Hỏi trên AB có mấy vạch sáng là kết quả tràng nhau của hai hệ vân?
A. 3.			B. 4.				C. 5.				D. 6. 
Bài 6: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng  thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân trên màn ảnh thu được lần lượt là λ1 = 0,5 mm và λ2 = 0,4 mm. Xét tại hai điểm A, B trên màn cách nhau một khoảng 8,3 mm. Tại A cả hai hệ vân đều cho vân sáng, còn tại B cả hai hệ đều không cho vân sáng hoặc vân tối. Trên đoạn AB quan sát được 33 vạch sáng. Hỏi trên AB có mấy vạch sáng là kết quả trùng nhau của hai hệ vân?
A. 3.			B. 9.				C. 5.				D. 8.
Bài 7: Một nguồn sáng điểm nằm cách đều hai khe I−âng  và phát ra đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng 0,6 μm và bước sóng λ chưa biết. Khoảng cách hai khe 0,2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn 1 m. Trong một khoảng rộng L = 24 mm trên màn, đếm được 17 vạch sáng, trong đó có ba vạch là kết quả trùng nhau của hai hệ vân. Tính bước sóng λ, biết hai trong ba vạch trùng nhau nằm ngoài cùng của khoảng L.
A. 0,48 μm.		B. 0,46 μm.			C. 0,64 μm.			D. 0,56 μm.
Bài 8: Trong thí nghiệm I−âng  về giao thoa ánh sáng, cho khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, từ 2 khe đến màn là 1 m, ta chiếu vào 2 khe đồng thời bức xạ  λ1 = 0,5 μm và λ2 , giao thoa trên màn người ta đếm được trong bề rộng L = 3,0 mm có tất cả 9 cực đại của λ1 và λ2 trong đó có 3 cực đại trùng nhau, biết 2 trong số 3 cực đại trùng ở 2 đầu. Giá trị λ2 là
A. 0,60 μm.		B. 0,75 μm.			C. 0,54 μm.			D. 0,57 μm.
Bài 9: Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, chiếu đồng thời vào hai khe hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,6 μm và λ2 = 0,45 μm. Hệ thống vân giao thoa được thu trên màn, tại điểm M trên màn là vân sáng bậc 3 của bức xạ λ1, và điểm N là vân sáng bậc 8 của bức xạ λ2. Biết M và N nằm cùng về một phía so với vân sáng trung tâm. Trừ hai vạch sáng tại hai điểm M, N thì trong đoạn MN có
A. 6 vạch sáng.		B. 4 vạch sáng.		C. 7 vạch sáng.		D. 5 vạch sáng.
Bài 10: Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, chiếu đồng thời vào hai khe hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,6 μm và λ2 = 0,45 μm. Hệ thống vân giao thoa được thu trên màn, tại điểm M ửên màn là vân sáng bậc 3 của bức xạ λ1, và điểm N là vân sáng bậc 7 của bức xạ λ2. Biết M và N nằm cùng về một phía so với vân sáng trung tâm. Trừ hai vạch sáng tại hai điểm M, N thì trong đoạn MN có
A. 6 vạch sáng.		B. 4 vạch sáng.		C. 7 vạch sáng.		D. 5 vạch sáng.
Bài 11: Thí nghiệm giao thoa ánh sáng I−âng, thực hiện đồng thời với hai bức xạ có bước sóng λ1 và λ2 = 0,75 λ1 nhận được hệ thống vân giao thoa trên màn. Trên màn, điểm M là vân sáng bậc 1 của bức xạ A.1, và điểm N là vân sáng bậc 5 của bức xạ λ2. Biết M và N nằm cùng về một phía so với vân sáng trung tâm. Trừ hai vạch sáng tại hai điểm M, N thì trong đoạn MN có
A. 6 vạch sáng.		B. 4 vạch sáng.		C. 7 vạch sáng.		D. 8 vạch sáng.
Bài 12: Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, chiếu đồng thời vào hai khe hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,42 μm và λ2 = 0,525 μm. Hệ thống vân giao thoa được thu trên màn, tại điểm M trên màn là vân sáng bậc 4 của bức xạ λ2, và điểm N là vân sáng bậc 10 của bức xạ λ1. Biết M và N nằm cùng về một phía so với vân sáng trưng tâm. Trừ hai vạch sáng tại hai điểm M, N thì trong đoạn MN có
A. 10 vạch sáng.		B. 9 vạch sáng.		C. 8 vạch sáng.		D. 7 vạch sáng.
Bài 13: Trong thí nghiệm I−âng giao thoa ánh sáng. Nguồn sáng phát ra hai bức xạ có bước sóng lần lượt là λ1 = 0,5 μm và λ2 = 0,75 μm. Xét tại M là vân sáng bậc 6 của vân sáng tương ứng với bước sóng λ1 và tại N là vân sáng bậc 6 ứng với bước sóng λ2 (M, N ở cùng phía đối với tâm O). Trên MN ta đếm được bao nhiêu vân sáng?
A. 3 vạch sáng. 		B. 9 vạch sáng. 		C. 8 vạch sáng. 		D. 5 vạch sáng.
Bài 14: Thí nghiệm I−âng giao thoa ánh sáng, nguồn sáng gồm hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,4 μm và λ2 = 0,6 μm. Xét tại M là vân sáng bậc 6 của vân sáng ứng với bước sóng λ1. Trên đoạn MO (O là vân sáng trung tâm) ta đếm được 
A. 10 vân sáng.		B. 8 vân sáng.		C. 12 vân sáng.		D. 9 vân sáng.
Bài 15: Thí nghiệm giao thoa ánh sáng I−âng khoảng cách hai khe a = 1 mm, khoảng cách hai khe tới màn D = 2 m. Giao thoa thực hiện đồng thời với hai bức xạ có bước sóng λ1 = 400 nm và λ2 = 800 nm. Số vạch sáng quan sát được trên đoạn AB = 14,4 mm đối xứng qua vân trung tâm của màn là
A. 44 vạch sáng.		B. 19 vạch sáng.		C. 42 vạch sáng.		D. 37 vạch sáng.
Bài 16: Thí nghiệm giao thoa ánh sáng I−âng, thực hiện với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,64 μm trên màn giao thoa, trên một đoạn L thấy có 5 vân sáng (vân trung tâm nằm chính giữa, hai đầu là hai vân sáng). Nếu thực hiện đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 và λ2 = 0,48 μm trên đoạn L số vạch sáng đếm được là 
A. 11 vạch sáng.		B. 10 vạch sáng.		C. 9 vạch sáng.		D. 8 vạch sáng.
Bài 17: Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, chiếu đồng thời vào hai khe hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,6 μm và λ2 = 0,45 μm. Hệ thống vân giao thoa được thu trên màn, tại điểm M trên màn là vân sáng bậc 2 của bức xạ λ1, và điểm N là vân sáng bậc 2 của bức xạ λ2. Biết M và N nằm về hai phía so với vân sáng trung tâm. Trừ hai vạch sáng tại hai điểm M, N thì trong đoạn MN có
A. 5 vạch sáng.		B. 4 vạch sáng.		C. 7 vạch sáng.		D. 6 vạch sáng.
Bài 18: Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, chiếu đồng thời vào hai khe hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,42 μm và λ2 = 0,525 μm. Hệ thống vân giao thoa được thu trên màn, tại điểm M trên màn là vân sáng bậc 4 của bức xạ λ1, và điểm N là vân thứ 19 của bức xạ λ2. Biết M và N nằm về hai phía so với vân sáng trung tâm. Trừ hai điểm M, N thì trong khoảng MN có
A. 15 vạch sáng.		B. 13 vạch sáng.		C. 26 vạch sáng.		D. 44 vạch sáng.
Bài 19: (CĐ−2010) Trong thí nghiệm I−âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu sáng đồng thời bởi hai bức xạ đơn sắc có bước sóng lần lượt là λ1 và λ2. Trên màn quan sát có vân sáng bậc 12 của λ1 trùng với vân sáng bậc 10 của λ2. Tỉ số λ1/λ2 bằng 
A. 6/5.			B. 2/3.			C. 5/6.			D. 3/2.
Bài 20: Trong thí nghiệm I−âng  về giao thoa ánh sáng, hai Idle I−âng  cách nhau 2 mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh cách hai khe 1 m. Sử dụng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, khoảng vân đo được là 0,2 mm. Thay bức xạ trên bằng bức xạ có bước sóng λ' > λ thì tại vị trí của vân sáng thứ 3 của bức xạ λ có một vân sáng của bức xạ λ'. Bức xạ λ' có giá trị nào dưới đây
A. 0,52 μm.		B. 0,58 μm.			C. 0,48 μm. 			 D. 0,6 μm.
Bài 21: Thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Young, chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,48 μm và λ2 = 0,64 μm. Người ta thấy tại vị trí vân sáng bậc 4 của bức xạ λ1 cũng có vân sáng bậc k của bức xạ λ2 trùng tại đó. Bậc k đó là 
A. 3.			B. 4.				C. 2.				D. 5. 
Bài 22: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng, thực hiện đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc λ1 và λ2 = 0,64 μm. Xác định λ1 để vân sáng bậc 3 của %2 trùng với một vân sáng của λ1. Biết 0,46 μm ≤ λ1 ≤ 0,55 |um.
A. 0,46 μm.		B. 0,48 µm.			C. 0,52 μm.			D. 0,55 µm.
Bài 23: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng với lần lượt với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 và λ2 thì tại hai điểm A và B trên màn đều là vân sáng. Đồng thời trên đoạn AB đếm được số vân sáng lần lượt là 13 và 11. λ1 có thể là 
A. 0,712 μm.		B. 0,738 μm.			C. 0,682 μm.			D. 0,58 μm.
Bài 24: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng , thực hiện đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc λ1và λ2 = 0,4 μm. Xác định λ1 để vân sáng bậc 2 của λ2 trùng với một vân tối của λ1. Biết 0,38 μm ≤ λ1 ≤ 0,76 μm.
A. 0,6 μm.			B. 8/15 μm.			C. 7/15 μm.			D. 0,65 μm.
Bài 25: Giao thoa I−âng  thực hiện đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc λ1 và λ2 = 0,72 μm. Ta thấy vân sáng bậc 9 của λ1 trùng với một vân sáng của 7,2 và vân tối thứ 3 của λ2trùng với một vân tối của λ1. Biết 0,4 μm ≤ λ1 ≤ 0,76 μm. Xác định bước sóng λ1.
A. 0,48 μm.		B. 0,56 μm.			C. 0,4 μm.			D. 0,64 μm.
Bài 26: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng  thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân trên màn ảnh thu được lần lượt là i1 = 0,8 mm và i2 = 1,2 mm. Điểm M trên màn là vị trí trùng nhau của hai vân sáng của hai hệ. Khoảng cách từ M đến vân trung tâm có thể bằng
A. 3,2 (mm).		B. 2,0 (mm).			C. 4,8 (mm).			D. 2,8 (mm).
Bài 27: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng  thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân trên màn ảnh thu được lần lượt là i1 = 0,7 mm và i2 = 0,9 mm. Xác định toạ độ các vị trí trùng nhau của các vân sáng của hai hệ vân trên màn giao thoa (trong đó n là số nguyên).
A. x =6,3.n (ram) 	B. x= l,8.n(mm) 		C. x = 2,4.n (mm)    	D. x = 7,2.n (mm)
Bài 28: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng  thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân trên màn ảnh thu được lần lượt là ii = 0,7 mm và i2 = 0,9 mm. Điểm M trên màn là vị trí trùng nhau của hai vân sáng của hai hệ. Khoảng cách từ M đến vân trung tâm có thế bằng
A. 6,3 (mm).		B. 2,7 (mm).			C. 4,8 (mm).			D. 7,2 (mm).
Bài 29: Trong thí nghiệm Yâng, khoảng cách giữa hai khe là 0,2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát 1,2 m. Nguồn sáng gồm hai bức xạ có bước sóng 0,45 μm và 0,75 μm công thức xác định vị trí hai vân sáng trùng nhau của hai bức xạ (trong đó k là số nguyên).
A. 9k(mm).		B. 10,5k (mm). 		C. 13,5k(mm). 		D. 15k(mm).
Bài 30: Trong thí nghiệm I−âng  về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát 2 m. Chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng 0,6 µm và 0,5 µm vào hai khe thì thấy trên màn có những vị trí tại đó vân sáng của hai bức xạ trùng nhau, gọi là vân trùng. Tính khoảng cách nhỏ nhất giữa hai vân trùng.
A. 5 mm.			B. 4 mm.			C. 6 mm.			D. 3 mm.
Bài 31: Trong thí nghiệm I−âng  khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, màn ảnh cách hai khe 2 m. Khi nguồn phát bức xạ λ1 thì trong đoạn MN = 1,68 cm trên màn người ta đếm được 8 vân sáng, tại các điểm M, N là 2 vân sáng. Khi cho nguồn phát đồng thời hai bức xạ: bức xạ λ1 ở trên và bức xạ có bước sóng λ2 = 0,4 μm thì khoảng cách ngắn nhất giữa các vị trí trên màn có 2 vân sáng của hai bức xạ trùng nhau là
A. 3,6 mm.		B. 2,4 mm.			C. 4,8 mm.			D. 9,6 mm.
Bài 32: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng, thực hiện đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc khoảng vân giao thoa lần lượt là 0,21 mm và 0,15 mm. Điểm M trên màn là vị trí trùng nhau của hai vân tối của hai hệ. Khoảng cách từ M đến vân trung tâm có thể bằng 
A. 1,225 (mm).		B. 1,050 (mm).		C. 0,525 (mm).		D. 0,575 (mm).
Bài 33: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng , khoảng cách hai khe 0,8 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn 2,4 m. Giao thoa thực hiện đồng thời với hai bức xạ đơn sắc có bước sóng lần lượt là λ1 = 0,45 (μm) và λ2 = 0,75 (μm). Điểm M trên màn là vị trí trùng nhau của hai vân tối của hai hệ. Khoảng cách từ M đến vân trung tâm có thể bằng 
A. 4,225 (mm).		B. 3,050 (mm).		C. 3,525 (mm).		D. 3,375 (mm).
Bài 34: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng , khoảng cách hai khe 0,8 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn 2,4 m. Giao thoa thực hiện đồng thời với hai bức xạ đơn sắc có bước sóng lần lượt là λ1 = 0,45 (μm) và λ2 = 0,75 (μm). Lập công thức xác định vị trí trùng nhau của các vân tối của hai bức xạ trên màn (n là số nguyên).
A. x = l,2.n + 3,375 (mm)				B. x = 6,75.n + 4,375 (mm)
C. x = 6,75n + 3,375 (mm)				D. x = 3,2.n (mm)
Bài 35: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng , thực hiện đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc khoảng vân giao thoa lần lượt là 0,21 mm và 0,15 mm. Khoảng cách ngắn nhất giữa vị trí trên màn giao thoa có hai vân tối trùng nhau là
A. 2,5 (mm)		B. 0,35 (mm)		C. 0,525 (mm)		D. 1,05 (mm)
Bài 36: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng  thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân trên màn ảnh thu được lần lượt là i1 = 0,3 mm và i2 = 0,4 mm. Điểm M trên màn hệ 1 cho vân sáng và hệ 2 cho vân tối. Điểm M gần nhất cách vân trung tâm là 
A. 0,9 mm.		B. 1,2 mm.			C. 0,8 mm.			D. 0,6 mm.
Bài 37: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng  thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân trên màn ảnh thu được lần lượt là ii = 0,3 mm và i2 = 0,4 mm. Hai điểm M và N trên màn mà tại các điểm đó hệ 1 cho vân sáng và hệ 2 cho vân tối. Khoảng cách MN nhỏ nhất là
A. 0,9 mm.		B. 1,2 mm.			C. 0,8 mm.			D. 0,6 mm.
Bài 38: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng  thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân trên màn ảnh thu được lần lượt là i1 = 0,3 mm và i2 = 0,45 mm. Có hai điểm M và N trên màn mà tại các điểm đó hệ i2 cho vân sáng và hệ i1 cho vân tối. Khoảng cách MN nhỏ nhất là
A. 0,75 mm.		B. 0,9 mm.			C. 0,45 mm.			D. 0,6 mm.
Bài 39: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng thực hiện đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 và λ2 thì trên màn quan sát xuất hiện các vân giao thoa với vân trung tâm nằm ở giữa trường giao thoa. Chọn kết luận đúng.
A. Có thể không tồn vị trí mà hai vân sáng của hai ánh sáng đơn sắc trùng nhau.
B. Luôn tồn tại vị trí mà hai vân tối của hai ánh sáng đơn sắc trùng nhau.
C. Neu không có vị trí mà vân sáng của λ1 trùng với vân tối của λ1 thì có thể có vị trí mà vân sáng của λ1 trùng với vân tối của λ1.
D. Nếu có vị trí mà vân sáng của λ1 trùng với vân tối của λ1 thì cũng có vị ừí mà vân sáng của Xỉ trùng với vân tối của λ1. 
Bài 40: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng , thực hiện đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc khoảng vân giao thoa trên màn lần lượt là 0,2 mm và 0,35 mm. Biết bề rộng trường giao thoa là 4 mm. Số vị trí trùng nhau của các vân sáng của hai hệ vân trên trường giao thoa là
A. 3			B. 5				C. 7				D. 4
Bài 41: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng , thực hiện đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc khoảng vân giao thoa lần lượt là 0,8 mm và 0,6 mm. Biết bề rộng trường giao thoa là 4,8 mm. Số vị trí trùng nhau của các vân sáng của hai hệ vân trên trường giao thoa là
A. 6			B. 5				C. 3				D. 7
Bài 42: Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 1,5 m. Nguồn sáng dùng trong thí nghiệm gồm hai bức xạ có bước sóng λ1 = 480 nm và λ2 = 640 nm. Giao thoa được quan sát trên một vùng rộng L = 2 cm đối xứng về hai phía so với vân trung tâm. Tìm số vị trí trùng nhau của các vân sáng của hai bức xạ trên đoạn L.
A. 7.			B. 6.				C. 9.				D. 13.
Bài 43: Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2 m. Nguồn sáng dùng trong thí nghiệm gồm hai bức xạ có bước sóng λ1 = 500 nm và λ2 = 750 nm. Giao thoa được quan sát trên một vùng rộng L = 3,25 cm đối xứng về hai phía so với vân trung tâm. Tìm số vị trí trùng nhau của các vân sáng của hai bức xạ trên đoạn L.
A. 13.			B. 10.				C. 12.				D. 11.
Bài 44: Tiến hành giao thoa ánh sáng I−âng bằng ánh sáng tổng hợp gồm 2 bức xạ có bước sóng λ1 = 500 nm và λ2 = 400 nm. Khoảng cách giữa hai khe là 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2 m. Be rộng trường giao thoa L = 1,3 cm. Hỏi trên trường giao thoa quan sát được bao nhiêu vạch sáng?
A. 537			B. 60.				C. 69.				D. 41.
Bài 45: Làm thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Y−âng cách nhau 1 mm và cách màn quan sát 2 m. Nguồn sáng dùng bong thí nghiệm gồm hai thành phần đơn sắc đỏ và lục có bước sóng lần lượt là 750 nm và 550 nm. Biết hai vân sáng của hai ánh sáng đơn sắc chồng chập lên nhau cho vân màu vàng. Hai điểm M và N nằm hai bên vân sáng trung tâm và cách vân trung tâm lần lượt là 6,4 mm và 26,5 mm. Số vân màu vàng quan sát được trên đoạn MN là
A. 1.			B. 2.				C. 3.				D. 4.
Bài 46: Thực hiện giao thoa ánh sáng với thí nghiệm Y−âng. Chiếu sáng đồng thời hai khe Y−âng bằng hai bức xạ đơn sắc có bước sóng λ1 và λ2 thì khoảng vân tương ứng là i1 = 0,48 mm và i2 = 0,36 mm. Xét điểm A bên màn quan sát, cách vân sáng chính giữa O một khoảng x = 2,88 mm. Trong khoảng từ vân sáng chính giữa O đến điểm A (không kể các vạch sáng ở O và A) ta quan sát thấy tổng số các vạch sáng là 
A. 11 vạch.		B. 9 vạch.			C. 7 vạch.			D. 16 vạch.
Bài 47: Làm thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Y−âng đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc đơn sắc màu đỏ và màu lục thì khoảng vân giao thoa bên màn lần lượt là 1,5 mm và 1,1 mm. Hai điểm M và N nằm hai bên vân sáng trung tâm và cách vân trung tâm lần lượt là 6,4 mm và 26,5 mm. số vân sáng màu đỏ quan sát được bên đoạn MN là
A. 20.			B. 30.				C. 28.				D. 22.
Bài 48: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng  thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân trên màn ảnh thu được lần lượt là i1 = 0,5 mm và i2 = 0,3 mm. Biết bề rộng  thoa là 5 mm. Số vị trí trên trường giao thoa có 2 vân tối của hai hệ trùng nhau là
A. 6.			B. 5.				C. 3.				D. 4.
Bài 49: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng  thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân trên màn ảnh thu được lần lượt là i1 = 0,5 mm và i2 = 0,3 mm. Trên màn quan sát, gọi M, N là hai điểm ở hai phía so với vân trung tâm và cách vân trung tâm lần lượt là 2,5 mm và 6,5 mm. Trên đoạn MN, số vị trí vân tối trùng nhau của hai bức xạ là
A. 6.			B. 5.				C. 3.				D. 4.
Bài 50: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng  thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân trên màn ảnh thu được lần lượt là ii = 0,5 mm và i2 = 0,4 mm. Trên màn quan sát, gọi M, N là hai điểm ở cùng một phía so với vân trung tâm và cách vân trung tâm lần lượt là 2,25 mm và 6,75 mm. Trên đoạn MN, số vị trí mà vân sáng hệ 1 trùng với vân tối hệ 2 là
A. 6.			B. 5.				C. 3.				D. 2.
Bài 51: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng  thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân trên màn ảnh thu được lần lượt là i1 = 0,3 mm và i2 = 0,4 mm. Trên màn quan sát, gọi M, N là hai điểm ở cùng một phía so với vân trung tâm và cách vân trung tâm lần lượt là 2,25 mm và 6,75 mm. Trên đoạn MN, số vị trí mà vân sáng hệ 1 trùng với vân tối hệ 2 là
A. 4.			B. 5.				C. 3.				D. 2.
Bài 52: Khi giao thoa I−âng thực hiện đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc nhìn thấy có bước sóng khác nhau thì trên màn ảnh ta thấy có tối đa mấy loại vạch sáng có màu sắc khác nhau?
A. 6.			B. 2.				C. 3.				D. 4.
Bài 53: Khi giao thoa I−âng thực hiện đồng thời với ba ánh sáng đơn sắc nhìn thấy có bước sóng khác nhau thì trên màn ảnh ta thấy có tối đa mấy loại vạch sáng có màu sắc khác nhau?
A. 6.			B. 7.			 	C. 3.				D. 4.
Bài 54: Khi giao thoa I−âng thực hiện đồng thời với bốn ánh sáng đơn sắc nhìn thấy có bước sóng khác nhau thì trên màn ảnh ta thấy có tối đa mấy loại vạch sáng có màu sắc khác nhau?
A. 16.			B. 17.				C. 15.				D. 14. 
Bài 55: Giao thoa I−âng  khoảng cách hai khe a, khoảng cách từ hai khe đến màn 1 m. Giao thoa đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc λ1 = 0,4 (μm) và λ2 = 0,5 (μm). Tại điểm M trên màn có cách vân trung tâm 1 cm là vị trí cho vạch sáng cùng màu với vạch sáng trung tâm. Xác định A. Biết 0,5 mm ≤ a ≤ 0,7 mm
A. 0,5 mm.		B. 0,6 mm.			C. 0,64 mm.			D. 0, 55 mm.
Bài 56: Trong thí nghiệm của Young (I−âng), khoảng cách giữa hai khe là 0,5 (mm), khoảng cách giữa hai khe đến màn là 2 (m). Nguồn phát ra hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,5 (μm) và λ1 = 0,6 (μm). Khoảng cách ngắn nhất giữa hai vạch sáng cùng màu với vạch sáng trung tâm là
A. 12,0 (mm).		B. 2,4	(mm).			C. 6,0 (mm).			D. 2 (min),
Bài 57: Trong thí nghiệm của Young (I−âng), khoảng cách giữa hai khe là 1,5 (mm), khoảng cách giữa hai khe đến màn là 3 (m). Nguồn phát ra hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1= 0,4 (μm) (màu tím) và λ2 = 0,6 (μm) (màu vàng) thì thấy trên màn E xuất hiện một số vạch sáng màu lục. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai vạch sáng cùng màu lục là
A. 0,6 (mm).		B. 2,4 (mm).			C. 1,2 (mm).			D. 1,8 (mrn).
Bài 58: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe I−âng  (Y−âng), khoảng cách giữa hai khe là 2mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là l,2m. Chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng hỗn hợp gồm hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng 550 nm và 660 nm thì thu được hệ vân giao thoa trên màn. Biết vân sáng chính giữa (trung tâm) ứng với hai bức xạ trên trùng nhau. Khoảng cách từ vân chính giữa đến vân gần nhất cùng màu với vân chính giữa là
A. 1,89 mm.		B. 1,98 mm.			C. 2,376 mm.		D. 2,42 mm.
Bài 59: Thí nghiệm giao thoa I−âng, thực hiện đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc thì khoảng vân giao thoa lần lượt là 2,4 mm và 1,6 rnm. Khoảng cách gần nhất giữa hai vạch sáng có màu giống như màu của nguồn là
A. 7,2 (mm).		B. 4,8 (mm).			C. 3,6(mm).			D. 2,4 (mm).
Bài 60: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng hai khe sáng hẹp. Nguồn phát đồng thời hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,4 μm và λ2 = 0,6 μm. Tại vạch sáng gần nhất cùng màu với vạch sáng trung tâm là vị trí vân sáng bậc mấy của bức xạ bước sóng λ2?
A. bậc 3.			B. bậc 2.			C. bậc 4.			D. bậc 6.
Bài 61: Thí nghiệm I−âng về giao thoa ánh sáng nguồn phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc λ1 = 0,64 μm (đỏ), λ2 = 0,48 μm (lam) trên màn hứng vân giao thoa. Trong đoạn giữa 4 vân sáng liên tiếp cùng màu với vân trung tâm có số vân đỏ và vân lam là 
A. 9 vân đỏ, 7 vân lam.					B. 7 vân đỏ, 9 vân lam.
C. 4 vân đỏ, 6 vân lam.					D. 6 vân đỏ, 9 vân lam.
Bài 62: Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, nguồn S phát ra hai ánh sáng đơn sắc: λ1 = 0,64 μm (màu đỏ), λ2 = 0,48 μm (màu lam) thì tại M, N, P và Q trên màn là 4 vị trí liên tiếp trên màn có vạch sáng cùng màu với màu của vân trung tâm. Nếu giao thoa thực hiện lần lượt với các ánh sáng λ1, λ2 thì số vân sáng ừên đoạn MQ lần lượt là x và y. Chọn đáp số đúng.
A. x = 9 và y = 7.		B. x = 7 và y = 9. 		C. x= 10 và y = 13. 		D. x =13 và y = 9.
Bài 63: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng I−âng, thực hiện đồng thời với hai bức xạ có bước sóng 640 nm và 480 nm. Giữa hai vân sáng liên tiếp cùng màu với vân sáng trung tâm có bao nhiêu vân sáng khác?
A 5.			B. 3.				C. 6.				D. 4.
Bài 64: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng I−âng, thực hiện đồng thời với hai bức xạ có bước sóng 0,45 μm (màu chàm) và 0,6 μm (màu da cam). Giữa hai vân sáng cùng màu với vân sáng trung tâm có bao nhiêu vân sáng khác?
A. có 5 vân chàm, 4 vân da cam.			B. có 2 vân chàm, 3 vân da cam.
C. có 4 vân chàm, 5 vân da cam.			D. có 3 vân chàm, 2 vân da cam.
Bài 65: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng I−âng, thực hiện đồng thời với hai bức xạ có bước sóng 0,42 μm (màu tím) và 0,7 μm (màu đỏ). Giữa hai vân sáng liên tiếp cùng màu với vân sáng trung tâm có bao nhiêu vân sáng khác?
A. có 4 vân tím, 3 vân đỏ.				B. có 5 vân tím, 2 vân đỏ.
C. có 4 vân tím, 2 vân đỏ.				D. có 5 vân tím, 3 vân đỏ.
Bài 66: Trong thí nghiệm Yâng, người ta chiếu sáng 2 khe đồng thời bức xạ màu đỏ có bước sóng 640 nm và bức xạ màu lục. Trên màn quan sát, người ta thấy giữa hai vân sáng liên tiếp cùng màu với vân sáng chính giữa có 7 vân màu lục. Bước sóng ánh sáng màu lục trong thí nghiệm có thể là:
A. 540 nm.		B. 580 nm.			C. 500 nm.			D. 560 nm.
Bài 67: Trong thí nghiệm Yâng, người ta chiếu sáng 2 khe đồng thời bức xạ màu lam có bước sóng 490 nm và bức xạ màu tím. Trên màn quan sát, ngựời ta thấy giữa hai vân sáng cùng màu với vân sáng chính giữa có 6 vân màu tím. Bước sóng ánh sáng màu tím trong thí nghiệm có thể là:
A. 380 nm.		B. 400 nm.			C. 420 nm.			D. 440 nm.
Bài 68: Trong thí nghiệm Yâng, người ta chiếu sáng 2 khe đồng thời bức xạ màu đỏ có bước sóng 660 nm và bức xạ có bước sóng λ. Trên màn quan sát, người ta thấy giữa hai vân sáng cùng màu với vân sáng chính giữa có 1 vân màu đỏ. Bước sóng ánh sáng λ có thể là
A. 380 nm.		B. 400 nm.			C. 480 nm.			D.440nm.
Bài 69: Trong một thí nghiệm giao thoa ánh sáng I−âng dùng đồng thời hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 665 nm (màu đỏ) và ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ2 (màu lục). Trên màn quan sát người ta thấy giữa hai vạch sáng cùng màu với vạch sáng trung tâm liên tiếp có 6 vân màu lục và 5 vân màu đỏ. Giá trị của λ2 bằng 
A. 520 nm.		B. 550 nm.			C. 495nm.			D. 570nm.
Bài 70: Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc, trong đó bức xạ màu đỏ có bước sóng 648 nm và bức xạ màu lam có bước sóng λ (có giá trị trong khoảng từ 440 nm đến 550 nm). Trên màn quan sát, người ta thấy giữa hai vân sáng cùng màu với vân sáng chính giữa có 2 vân màu đỏ, thì trong khoảng này số vân màu lam là
A. 5.			B. 3.				C. 4.				D. 6.
Bài 71: Trong thí nghiệm Yâng, người ta chiếu sáng 2 khe đồng thời bức xạ màu đỏ có bước sóng 640 nm và bức xạ màu lục. Trên màn quan sát, người ta thấy giữa hai vân sáng cùng màu với vân sáng chính giữa có 7 vân màu lục, thì trong khoảng này số vân màu đỏ là
A. 5.			B. 6.				C. 7.				D. 8.
Bài 72: Thí nghiệm giao thoa ánh sáng I−âng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,48 μm thì nhận được khoảng vân trên màn quan sát là 1,25 mm. Nếu thí nghiệm đồng thời với hai bức xạ có bước sóng λ1 và λ2 thì vị trí gần nhất có vạch sáng cùng màu với vạch sáng trang tâm cách vân trung tâm 3,75 un. Bước sóng của bức xạ λ2 có thể là
A. 0,72 μm.		B. 0,4 μm.			C. 0,76 μm.			D. 0,45μm.
Bài 73: Thí nghiệm giao thoa ánh sáng I−âng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,6 μm thì khoảng vân trên màn quan sát là 1,2 mm. Nếu thí nghiệm đồng thời với hai bức xạ có bước sóng λ1 và λ2 thì vị trí gần nhất có vạch sáng cùng màu với vạch sáng trắng tâm cách vân trung tâm 4,8 mm. Giá trị λ1 có thể là 
A. 0,48 μm.		B. 0,40 μm.			C. 0,64 μm.			D. 0,45μm.
Bài 74: Thí nghiệm giao thoa ánh sáng I−âng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,4 μm thí thì trên màn quan sát, ta thấy có 6 vân sáng liên tiếp trải dài trên bề rộng 6 mm. Nếu thí nghiệm đồng thời với hai bức xạ có bước sóng λ1 và λ2 thì vị trí gần nhất có vạch sáng cùng màu với vạch sáng trang tâm cách vân trung tâm 3,6 mm. Bước sóng của bức xạ λ1 có thể là
A. 0,38 μm.		B. 0,48 μm.			C. 0,6 μm.			D. 0,45μm.
Bài 75: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng  khoảng cách hai khe là 1,5 mm, khoảng cách giữa mặt phẳng chứa hai khe và màn ảnh E là 2 m. Chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc λ1 = 0,48 (μm) và λ2 = 0,64 (μm) vào khe giao thoa. Bề rộng trường giao thoa trên màn là 9 mm. số vạch sáng cùng màu với vạch sáng trung tâm (kể cả vạch trung tâm) là 
A. 3.			B. 4.				C. 5.				D. 6.
Bài 76: Chiếu đồng thời hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,4μm và 0,6 μm vào hai khe của thí nghiệm I−âng . Biết khoảng cách giữa hai khe 1 mm, khoảng cách từ hai khe tới màn 3 m, bề rộng vùng giao thoa quan sát được trên màn 1,3 cm. Số vị trí vân sáng của hai bức xạ trùng nhau trong vùng giao thoa là 
A. 3.			B. 1.				C. 4.				D.2.
Bài 77: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng khe I−âng , khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, các khe cách màn 2 m. Bề rộng trường giao thoa khảo sát trên màn là L = 1 cm. Chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc màu vàng cố bước sóng 0,6 μm và màu tím có bước sóng 0,4 μm. Kết luận nào sau đây là đúng:
A. Trong trường giao thoa có hai loại vạch sáng màu vàng và màu tím.
B. Có tổng cộng 17 vạch sáng trong trường giao thoa.
C. Có 9 vân sáng màu vàng phân bố đều nhau trong trường giao thoa.
D. Có 13 vân sáng màu tím phân bố đều nhau trong trường giao thoa.
Bài 78: Trong thí nghiệm I−âng, khoảng cách hai khe 1 mm, khoảng cách hai khe đến màn 1 m và bề rộng vùng giao thoa 15 mm. Neu nguồn phát đồng thời hai bức xạ có bước sóng k1 = 500 nm, λ1 = 600 nm thì số vân sáng trên màn có màu của k1 là 
A. 20.			B. 24.				C. 26.				D. 30.
Bài 79: Chiếu đồng thời ba ánh sáng đơn sắc λ1 = 0,4 μm; λ2 = 0,6 μm; λ3 = 0,64 μm vào hai khe của thí nghiệm I−âng . Khoảng cách giữa hai khe a = 0,5 mm; khoảng cách từ hai khe tới màn quan sát D = 1 m. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai vị trí có màu cùng màu với vân sáng trung tâm là
A. 9,6 mm.		B. 19,2 mm.			C. 38,4 mm.			D. 6,4 mm.
Bài 80: Chiếu đồng thời ba bức xạ đơn sắc có bước sóng 0,4 μm; 0,48 μm và 0,6 μm vào hai khe của thí nghiệm I−âng . Biết khoảng cách giữa hai khe là 0,6 mm, khoảng cách từ hai khe tới màn là 1,5 m. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai vị trí có màu cùng màu với vạch sáng trung tâm là:
A. 12 mm.			B. 8 mm.			C. 24 mm.			D. 6 mm.
Bài 81: Chiếu đồng thời ba bức xạ đơn sắc có bước sóng 0,4 μm; 0,48 μm và 0,6 μm vào hai khe của thí nghiệm I−âng . Biết khoảng cách giữa hai khe là 1,2 mm, khoảng cách từ hai khe tới màn là 3 m. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai vị trí có màu cùng màu với vân sáng trung tâm là:
A. 12 mm.			B. 8 mm.			C. 24mm.			D. 6 mm.
Bài 82: Trong thí nghiệm I−âng về giao thoa ánh sáng khoảng cách giữa hai khe là 0,3 mm, khoảng cách từ hai khe tới màn là 1,5 m. chiếu đồng thời 3 bức xạ đơn sắc có bước sóng lần lượt là λ1 = 0,4 μm; λ2= 0,5 μm và λ3 = 0,6 μm. Khoảng cách ngắn nhất giữa 2 vân sáng cùng màu với vân trung tâm đo được trên màn là 
A. 30 mm.			B. 15 mm.			C. 10mm.			D. 25 mm.
Bài 83: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng , thực hiện đồng thời với ba bức xạ đơn sắc thì khoảng vân lần lượt là: 0,48 (mm); 0,54 (mm) và 0,64 (mm). Bề rộng trường giao thoa trên màn là 35 mm. số vạch sáng cùng màu với vạch sáng trung tâm (kể cả vạch sáng trung tâm) là
A. 3			B. 4.				C. 5.				D. 6.
Bài 84: Chiếu đồng thời ba bức xạ đơn sắc có bước sóng 0,4 μm; 0,48 μm và 0,6 μm vào hai khe của thí nghiệm I−âng . Biết khoảng cách giữa hai khe là 1,2 mm, khoảng cách từ hai khe tới màn là 3 m. Bê rộng trường giao thoa trên màn là 35 mm. Sô vạch sáng cùng màu với vạch sáng trung tâm (kể cả vạch sáng trung tâm) là 
A. 3.			B. 4.				C. 5.				D. 6.
Bài 85: Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, nguồn S phát ra ba ánh sáng đơn sắc: λ1 = 0,4 μm (màu tím), λ2 = 0,48 μm (màu lam) và λ3 = 0,6 μm (màu cam) thì tại M và N trên màn là hai vị trí liên tiếp trên màn có vạch sáng cùng màu với màu của vân trung tâm. Neu giao thoa thực hiện lần lượt với các ánh sáng λ1, λ2 và λ3 thì số vân sáng trên khoảng MN (không tính M và N) lần lượt là x, y và z. Chọn đáp số đúng.
A. x = 6.			B. x−y = 2. 			C. y + z = 7.			D. x + y + z=15.
Bài 86: Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, nguồn S phát ra ba ánh sáng đơn sắc: λ1 = 0,4 μm (màu tím), λ2 = 0,48 μm (màu lam) và λ3 = 0,6 μm (màu cam) thì tại M và N trên màn là hai vị trí trên màn có vạch sáng cùng màu với màu của vân trung tâm. Nếu giao thoa thực hiện lần lượt với các ánh sáng λ1, λ2 và λ3 thì số vân sáng trên khoảng MN (không tính M và N) lần lượt là x, y và z. Nếu x = 11 thì 
A. y = 9 và z = 7.		B. y = 7 và z = 9.		C. y=10 và z = 8. 		D. y = 8 và z=10.
Bài 87: Trong thí nghiệm giao thoa Y−âng đồng thời với ba ánh sáng đơn sắc: λ1(tím) = 0,4 μm, λ2(μm) = 0,48 μm và λ3(đỏ) = 0,72 μm thì tại M và N trên màn là hai vị trí trên màn có vạch sáng cùng màu với màu của vân trung tâm. Neu giao thoa thực hiện lần lượt với các ánh sáng λ1(tím), λ2(μm) và λ3(đỏ) thì số vân sáng trên khoảng MN (không tính M và N) lần lượt là x, y và z. Nếu x = 35 thì
A. y = 30 và z = 20.	B. y = 31 và z = 21.		C. y = 29 vàz= 19. 		D. y = 27 vàz= 15.
Bài 88: Thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Y−âng thực hiện đồng thời với ba bức xạ đỏ, lục và lam có bước sóng lần lượt là: λ1 = 0,64 μm, λ2 = 0,54 μm và λ3 = 0,48 μm. Vân sáng đầu tiên kể từ vân sáng trung tâm có cùng màu với vân sáng trung tâm ứng với vị trí vân sáng bậc mấy của vân sáng màu lục?
A. 24.			B. 27.				C. 32.				D. 31.
Bài 89: Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, nguồn S phát ra ba ánh sáng đơn sắc: λ1 = 0,4 μm (màu tím), λ2 = 0,48 μm (màu lam) và λ3 = 0,6 μm (màu cam). Giữa hai vạch sáng liên tiếp có màu giống như màu của vân trung tâm có 
A. 5 vạch màu tím.					B. 5 vạch màu lam.
C. 11 vạch sáng.						D. 4 vạch màu cam.
Bài 90: Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, nguồn S phát ra ba ánh sáng đơn sắc: λ1 = 0,4 μm (màu tím), λ2 = 0,52 μm (màu lục) và λ3 = 0,6 μm (màu cam). Giữa hai vạch sáng liên tiếp có màu giống như màu của vân trung tâm có 
A. 38 vạch màu tím.					B. 26 vạch màu lục.
C. 92 vạch sáng.						D. 25 vạch màu cam.
Bài 91: Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, nguồn S phát ra ba ánh sáng đơn sắc: λ1 = 0,4 μm, λ2 = 0,5 μm và λ3 = 0,6 μm. Giữa hai vạch sáng liên tiếp có màu giống như màu của vân trung tâm có
A. 34 vạch sáng.		B. 27 vạch sáng.		C. 24 vạch sáng.		D. 44 vạch sáng.
Bài 92: Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát đồng thời 3 bức xạ đơn sắc λ1 = 0,4 μm, λ2 = 0,48 μm và λ3 (có giá trị trong khoảng từ 0,62 μm đến 0,76 μm). Trên màn quan sát, trong khoảng giữa 2 vân sáng gần nhau nhất và cùng màu với vân sáng trung tâm chỉ có một vị trí trùng nhau của các vân sáng ứng với hai bức xạ λ1 và λ2. Giá trị của λ3 là
A. 0,72 μm.		B. 8/15 μm.			C. 0,64 μm.			D. 24/35 μm. 
Bài 93: Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, nguồn S phát ra ba ánh sáng đơn sắc: λ1 = 0,4 μm (màu tím), λ2 = 0,48 µm (màu lam) và λ3 = 0,6 μm (màu cam). Giữa hai vân sáng gần nhau nhất cùng màu với vân trung tâm còn quan sát thấy có bao nhiêu loại vân sáng?
A. 4			B. 7.				C. 5.				D. 6.
Bài 94: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Y−âng, nguồn S phát đồng thời ba bức xạ có bước sóng λ1 = 392nm, λ2 = 490 nm và λ3 = 735 nm. Giữa hai vân sáng gần nhau nhất cùng màu với vân trung tâm còn quan sát thấy có bao nhiêu loại vân sáng?
A.5.			B. 6.				C. 27.				D. 28.
Bài 95: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng khe I−âng , có khoảng cách 2 khe a = 2 mm; từ màn ảnh đến 2 khe D = 2 m. Chiếu đồng thời 3 bức xạ λ1 = 0,64 μm; λ2 = 0,54 qm và λ3 = 0,48 μm thì hên bề rộng giao thoa L = 40 mm của màn ảnh(có vân trung tâm ở chính giữa) sẽ quan sát thấy mấy vân sáng của bức xạ ta?
A. 44.			B. 42.				C. 45.				D. 43.
Bài 96: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng , khoảng cách giữa hai khe 0,3 mm, khoảng cách hai khe đến màn 2 m. Giao thoa thực hiện với ánh sáng trắng có bước sóng nằm trong đoạn 0,4 μm < λ < 0,76 ụm. Khoảng cách từ vân sáng bậc 2 màu đỏ đến vân sáng bậc 2 màu tím nằm cùng phía so với vân trung tâm là 
A. 2,4 mm.		B. 4,8 mm.			C. 5,6 mm.			D. 6,4 mm.
Bài 97: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng. Hai khe I−âng  cách nhau 2 mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh cách hai khe 2m. Sử dụng ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,40 μm đến 0,75 μm. Trên màn quan sát thu được các dải quang phô. Bề rộng của dải quang phổ ngay sát vạch sáng trắng trung tâm là 
A. 0,45 mm.		B. 0,55 mm.			C. 0,50 mm.			D. 0,35 mm.
Bài 98: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng  khoảng cách từ hai khe đến màn 2 m. Giao thoa thực hiện với ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,4 (μm) đến 0,76 (μm). Khi đó trên màn đo được bề rộng quang phổ bậc 1 là 0,18 (mm). Xác định khoảng cách giữa hai khe.
A. 0,5 mm.		B. 2 mm.			C. 1,5 mm.			D. 4 mm.
Bài 99: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng , khoảng cách giữa hai khe 0,6 mm, khoảng cách hai khe đến màn 2 m. Giao thoa thực hiện với ánh sáng trắng có bước sóng thỏa mãn 0,4 μm < λ < 0,76 μm. Tại vị trí cách vân trung tâm 22/3 mm có mấy ánh sáng đơn sắc cho vân sáng?
A. 2.			B. 3.				C. 4.				D. 5.
Bài 100: Thực hiện giao thoa bằng khe I−âng , khoảng cách giữa hai khe 1 mm, màn quan sát đặt cách hai khe 2 m. Giao thoa với ánh sáng trắng có bước sóng 0,4 μm < λ < 0,75 μm. Có bao nhiêu bức xạ cho vân tối tại điểm N cách vân trung tâm 12 mm?
A. 5 bức xạ.		B. 8 bức xạ.			C. 6 bức xạ.			D. 7 bức xạ.
Bài 101: Thực hiện giao thoa đối với ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,40 μm đến 0,75 µm. Hai khe cách nhau 0,5mm, màn hứng vân giao thoa cách hai khe 1 m. Số vân sáng đơn sắc trùng nhau tại điểm M cách vân sáng trung tâm 4 mm là 
A. 4.				B. 1.			C. 3.				D. 2.
Bài 102: Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe l,2mm và khoảng cách từ màn chứa hai khe đến màn quan sát 2m. Chiếu ánh sáng trắng (bước sóng có giá trị từ 0,38μm đến 0,76 μm) vào hai khe. Tại điểm M trên màn  quan sát cách vân sáng trang tâm 4 mm có những bức xạ đơn sắc nào cho vân sáng trùng nhau.
A. 0,60 μm; 0,48 μm m và 0,40 μm.			B. 0,76 μm; 0,48 μm và 0,64 μm m.
C. 0,60 μm; 0,38 μm và 0,50 μm m.			D. 0,60 μm; 0,48 μm và 0,76 μm.
Bài 103: Thực hiện giao thoa I−âng  với ánh sáng trắng có bước sóng 0,4 (μm m) − 0,75 (μm m). Tại vị trí vân đỏ bậc 3 bước sóng 0,75 (μm) có mấy vân sáng có màu sắc khác nhau nằm trùng nhau tại đó?
A. 2 vân kể cà vân đỏ nói trên.			B. Không có sự chồng chập vân sáng,
C. 2 vân không kể vân đỏ nói trên.			D. 3 vân không kể vân sáng đỏ nói trên.
Bài 104: Trong thí nghiệm giao thoa với ánh sáng ừắng có bước sóng 0,4 μm đến 0,7 μm khoảng cách giữa hai khe là 2 mm, từ hai nguồn đến màn là 1,2 m. Tại điểm M cách vân sáng trung tâm một khoảng 1,95 mm số bức xạ cho vân sáng là 
A. 2.			B. 3.				C. 4.				D. 8.
Bài 105: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng  khoảng cách hai khe là 0,9 mm, khoảng cách giữa mặt phẳng chứa hai khe và màn ảnh là 1 m. Nguồn sáng S phát ánh sáng trắng có bước sóng nằm trong khoảng từ 0,38 (μm) đến 0,76 (μm). Bức xạ đơn sắc nào sau đây không cho vân sáng tại điểm cách vân trung tâm 3 mm?
A. 0,450 μm.		B. 0,540 μm.			C. 0,675 μm.			D. 0,650μm.
Bài 106: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng , khoảng cách giữa hai khe 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn 3 m. Nguồn ánh sáng trắng có bước sóng năm trong khoảng từ 0,42 (μm) đến 0,72 (μm). Bức xạ nào sau đây không cho vân sáng tại vị trí cách vân sáng trang tâm 9 mm.
A. 3/7 μm m.		B. 0,3 μm. 		 	C. 0,5 μm .			D. 0,6μm. 	
1.A
2.C
3.C
4.D
5.A
6.C
7.A
8.B
9.D
10.B
11.B
12.D
13.D
14.D
15.B
16.C
17.D
18.D
19.C
20.D
21.A
22.B
23.D
24.B
25.C
26.C
27.A
28.A
29.C
30.C
31.C
32.C
33.D
34.C
35.D
36.D
37.B
38.B
39.C
40.A
41.C
42.A
43.D
44.A
45.B
46.A
47.A
48.D
49.A
50.D
51.A
52.C
53.B
54.C
55.B
56.A
57.B
58.B
B59.
60.B
61.D
62.C
63.A
64.D
65.C
66.D
67.C
68.D
69.D
70.B
71.A
72.A
73.A
74.C
75.A
76.A
77.B
78.C
79.B
80.D
81.D
82.A
83.A
84.C
85.C
86.A
87.C
88.C
89.C
90.B
91.B
92.D
93.A
94.A
95.B
96.B
97.D
98.D
99.B
100.D
101.C
102.A
103.C
104.C
105.D
106.B










Dạng 3. BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THOA I− NG THAY ĐỔI CẤU TRÚC
Giao thoa I−âng nguyên bản, được thực hiện trong không khí (chiết suất nk = 1) và khe S cách đều hai khe S1 và S2.
Có thể thay đổi cấu trúc bằng cách: cho giao thoa toong môi trường chiết suất n; cho khe S dịch chuyển; đặt thêm bản thủy tinh...
1. Giao thoa trong môi trường chiết suất n.
Chỉ bước sóng giảm n lần (nên khoảng vân giảm n lần  i’ = i/n) còn tất cả các kết quả giống giao thoa trong không khí.
Vị trí vân sáng: x = ki’ = ki/n.
Vị trí vân tối: x = (m − 0,5)i’ = (m − 0,5)i/n.
Giả sử lúc đầu tại M là vân sáng sau đó cho giao thoa trong môi trường chiết suất n muốn biết M là vân sáng hay vân tối ta làm như sau:
xM = ki = kni’ (nếu kn là số nguyên thì vân sáng, còn số bán nguyên thì vân tối).
Nếu lúc đầu tại M là vân tối: xM = (m − 0,5)i = (m − 0,5)ni’ (nếu (m − 0,5)n là số nguyên thì vân sáng, còn số bán nguyên thì vân tối).
Ví dụ 1: Trong thí nghiệm I−âng về giao thoa ánh sáng của ánh sáng đơn sắc. Khi tiến hành trong không khí người ta đo được khoảng vân 2 mm. Đưa toàn bộ hệ thống trên vào nước có chiết suất n = 4/3 thì khoảng vân đo được là 
A. 2 mm.			B. 2,5mm.			C. 1,25mm.			D. 1,5 mm.
Hướng dẫn
 Chọn D.
Ví dụ 2: Khi thực hiện giao thoa với ánh sáng đơn sắc trong không khí, tại điểm M trên màn ta có vân sáng bậc 3. Nếu đưa thí nghiệm trên vào trong nước có chiết suất 4/3 thì tại điểm M đó ta có
A. vân sáng bậc 4. 	B. vân sáng bậc 2. 		C. vân sáng bậc 5.		D. vân tối.
Hướng dẫn
 Chọn A.
Ví dụ 3: Khi thực hiện giao thoa với ánh sáng đơn sắc trong không khí, tại điểm M trên màn ta có vân sáng bậc 4. Nếu đưa thí nghiệm trên vào môi trường trong suốt có chiết suất 1,625 thì tại điểm M đó ta có
A. vân sáng bậc 5.	B. vân sáng bậc 6.		C. vân tối thứ 7. 	    	D. vân tối thứ 6.
Hướng dẫn
 Chọn C.
Ví dụ 4: Giao thoa I−âng với ánh sáng đơn sắc trong không khí, tại hai điểm M và N trên màn có vân sáng bậc 10. Nếu đưa thí nghiệm trên vào môi trường có chiết suất 1,4 thì số vân sáng và vân tối trên đoạn MN là 
A. 29 sáng và 28 tối.	B. 28 sáng và 26 tối.	C. 27 sáng và 29 tối.   D. 26 sáng và 27 tối.
Hướng dẫn
OM = ON = 10i = l0.ni’ = 14i’  Tại M và N là hai vân sáng bậc 14 nên trên đoạn MN có 29 vân sáng và 28 vân tối  Chọn A.
Ví dụ 5: (THPTQG − 2017) Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 1,2 mm. Ban đầu, thí nghiệm được tiến hành trong không khí. Sau đó, tiến hành thí nghiệm trong nước có chiết suất 4/3 đối với ánh sáng đơn sắc nói hên. Để khoảng vân trên màn quan sát không đổi so với ban đầu, người ta thay đổi khoảng cách giữa hai khe hẹp và giữ nguyên các điều kiện khác. Khoảng cách giữa hai khe lúc này bằng
A. 0,9 mm.		B. 1,6 mm.			C. 1,2 mm.			D. 0,6 mm.
Hướng dẫn
* Từ  Chọn A.
Ví dụ 6: (ĐH−2012) Một sóng âm và một sóng ánh sáng truyền từ không khí vào nước thì bước sóng
A. của sóng âm tăng còn bước sóng của sóng ánh sáng giảm.
B. của sóng âm giảm còn bước sóng của sóng ánh sáng tăng.
C. của sóng âm và sóng ánh sáng đều giảm.
D. của sóng âm và sóng ánh sáng đều tăng.
Hướng dẫn
Tốc độ truyền sóng âm tăng nên bước sóng tăng, còn tốc độ truyền sóng ánh sáng giảm nên bước sóng giảm.
 Chọn A.
Ví dụ 6: (ĐH−2012) Một ánh sáng đơn sắc màu cam có tần số f được truyền từ chân không vào một chất lỏng có chiết suất là 1,5 đối với ánh sáng này. Trong chất lỏng trên, ánh sáng này có
A. màu tím và tần số f.					B. màu cam và tần số 1,5f.
C. màu cam và tần số f.				D. màu tím và tần số l,5f.
Hướng dẫn
Tần số không đổi và màu sắc không đổi   Chọn C.
2. Sự dịch chuyển khe S
Hiệu đường đi của hai sóng kết hợp tại M:  
Tại M là vân sáng nếu  là vân tối nếu  
Vân sáng:  
Vân tối:  
Vị trí vân sáng trung tâm:
  


 Từ kết quả này ta có thể rút ra quy trình giải nhanh:
* Vân trung tâm cùng với toàn bộ hệ vân dịch chuyển ngược chiều với chiều dịch chuyển của khe S, sao cho vân trung tâm nằm trên đường thẳng kéo dài SI.
 
+ Vị trí vân trung tâm:  (S dịch lên T dịch xuống lấy dấu trừ, S dịch xuống T dịch lên lấy dấu cộng).
+ Vị trí vân sáng bậc k: .
+ Vị trí vân tối thứ m:  


 Ví dụ 1: Trong thí nghiệm của Young, cách giữa hai khe S1S2 là 1,2 mm. Nguồn S phát ra ánh sáng đơn sắc đặt cách mặt phẳng hai khe một khoảng d và phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,5 µm. Nếu dời S theo phương song song với S1S2 một đoạn 2 mm thì hệ vân dịch chuyển một đoạn bằng 20 khoảng vân. Giá trị d là 
A. 0,24 m.			B. 0,26 m.			C. 2,4 m.			D. 2,6 m.
Hướng dẫn
Áp dụng:  
 Chọn A.
Ví dụ 2: Trong thí nghiệm giao thoa Iâng với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách hai khe đến màn là D thì khoảng vân giao thoa là 2 mm. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng hai khe là d = D/4. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với màn theo chiều dương một đoạn 2 mm thì vân sáng bậc 2 nằm ở toạ độ nào trong số các toạ độ sau?
A. −5 mm.			B. +4mm.			C. +8 mm.			D. −12 mm.
Hướng dẫn
Áp dụng:.
Khe S dịch xuống, hệ vân dịch lên nên tọa độ vân trung tâm  
Tọa độ vân sáng bậc 2:  hoặc x = 14mm   Chọn B. 
Ví dụ 3: Trong thí nghiệm giao thoa lâng với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách hai khe đến màn là D thì khoảng vân giao thoa là 2 mm. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng hai khe là d = D/5. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với màn theo chiều dương một đoạn 1,6 mm thì vân tối thứ 2 nằm ở toạ độ nào trong số các toạ độ sau?
A. −5 mm.			B. + 11 mm.			C. +12 mm.			D. −12 mm. 
Hướng dẫn
Vị trí vân trung tâm:  
Vị trí vân tối thứ 2:  Chọn A.
Chú ý: Trước khi dịch chuyển, vân sáng trung tâm nằm tại O. Sau khi dịch chuyển, vân trung tâm dịch đến T. Lúc này:
* Nếu O là vân sáng bậc k thì hiệu đường đi tại O bằng kλ và:
 
* Nếu O là vân tối thứ n thì hiệu đường đi tại O bằng  và:
 
Ví dụ 4: Thí nghiệm giao thoa I âng khoảng cách hai khe 0,75 mm. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng hai khe 80 cm. Giao thoa với ánh sáng đcm sắc có 0,75 µm. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với mán một đoạn tối thiếu bàng bao nhiêu để vị trí của vân sáng trung tâm ban đầu vẫn là vân sáng.
A. 1 mm.			B. 0,8 mm.			C. 0,6 mm.			D. 0,4 mm.
Hướng dẫn
Chọn B
Ví dụ 5: Thí nghiệm giao thoa lâng khoảng cách hai khe 0,3 mm. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng hai khe 40 cm. Giao thoa với ánh sáng đơn sắc có 0,6 µm. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với màn một đoạn tối thiểu bằng bao nhiêu để vị trí của vân sáng trung tâm ban đầu chuyển thành vân tối.
A. 1 mm.			B. 0,8 mm.			C. 0,6 mm.			D. 0,4 mm.
Hướng dẫn
 
 Chọn D
Ví dụ 6: Trong thí nghiệm giao thoa Iâng, với nguồn sáng đơn sắc chiếu vào S. Dịch chuyển S song song với hai khe sao cho hiệu số khoảng cách từ nó đến hai khe bằng λ/2. Hỏi cường độ sáng tại O là tâm màn ảnh thay đổi thế nào?
A. Luôn luôn cực tiểu.					B. Luôn luôn cực đại.
C. Từ cực đại sang cực tiểu.				D. Từ cực tiểu sang cực đại.
Hướng dẫn
Lúc đầu. hiệu đường đi của hai sóng kết hợp tại O là 0λ. Vân sáng trung tầm nam tại O. Sau đó, hiệu đường đi của hai sóng kết hợp  tại O là 0,5λ  Vân tối thứ nhất nằm tại O Chọn C.
Ví dụ 7: Thí nghiệm giao thoa lâng khoảng cách hai khe 0,6 mm. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng hai khe 80 cm. Giao thoa với ánh sáng đơn sắc có 0,6 µm. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với màn một đoạn bằng b thì có 3 khoảng vân dịch chuyển qua gốc tọa độ O và lúc này O vẫn là vị trí của vân sáng. Tính b.
A. 1 mm.			B. 0,8 mm.			C. 1,6 mm.			D. 2,4 mm.
Hướng dẫn
 Chọn D
Ví dụ 8: Thí nghiệm giao thoa I âng khoảng cách hai khe là 0,54mm. Khoảng cách từ S đến mặt phẳng hai khe 50 cm. Giao thoa với ánh sáng đơn sắc có  0,5µm. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với màn một đoạn 1,25 mm thì tốc tọa độ O là:
A. vân tối thứ 3.  	B. vân tối thứ 2.  		C. vân sáng bậc 3.       	D. vân sáng bậc 2.
Hướng dẫn
 Chọn A.
Chú ý: Giả sử lúc đầu tại điểm M trên màn không phải là vị trí của vân sáng hay vân tối. Yêu cầu phải dịch S một khoảng tối thiếu bằng bao nhiêu theo chiều nào để M trở thành vân sáng (tối)? Để giải quyết bài toán này ta làm như sau:
Gọi xmin là khoảng cách từ M đến vân sáng (tối) gần nhất.
Nếu vân này ở trên M thì phải đưa vân này xuống, khe S dịch lên một đoạn b sao cho  
Nếu vân này ở dưới M thì phải đưa vân này lên, khe S dịch xuống một đoạn b sao cho:
 OT =  
Ví dụ 9: Trong thí nghiệm giao thoa I âng khoảng cách hai khe 0,6 mm. Khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn 2 m. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng hai khe 80 cm. Giao thoa thực hiện với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 µm. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với màn một đoạn tối thiểu bằng bao nhiêu và theo chiều nào để tại vị trí trên màn có toạ độ x = − 1,2 mm chuyển thành vân tối.
A. 0,4 mm theo chiều âm.				B. 0,08 mm theo chiều âm.
C. 0,4 mm theo chiều dương.				D. 0,08 mm theo chiều dương.
Hướng dẫn
Khoảng vân:  
Vân tối nằm gần M nhất là vân nằm phía trên M và cách M là  Ta phải dịch vân tối này xuống, khe S phải dịch lên một đoạn ( theo chiều dương) sao cho  
 Chọn D.


Ví dụ 10: Trong thí nghiệm giao thoa Iâng khoảng cách hai khe 0,6 mm. Khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn 2 m. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng hai khe 80 cm. Giao thoa thực hiện với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 µm. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với màn một đoạn tối thiểu bằng bao nhiêu và theo chiều nào để tại vị trí trên màn có toạ độ x = −1,2 mm chuyển thành vân sáng.
A. 0,32 mm theo chiều âm. 				B. 0,08 mm theo chiều âm.
C. 0,32 rnm theo chiều dương				D. 0,08 mm theo chiều dương.
Hướng dẫn
Vân sáng nằm gần M nhất là vân nằm phía dưới M và cách M là xmin 0,8mm. Ta phải dịch vân sáng này lên, khe S phai dịch xuống một đoạn b (dịch theo chiều âm) sao cho: 
 Chọn A.
Chú ý: Nếu cho nguồn S dao động điều hòa theo phương song song với S1S2 với phương trình  thì hệ vân giao thoa dao động dọc theo trục Ox với phương
Trong thời gian T/2 hệ vân giao thoa dịch chuyển được quãng đường 2A, trên đoạn này số vân sáng  


Suy ra, số vân sáng dịch chuyển qua O sau khoảng thời gian T/2, T, 1 (s) và t (s) lần lượt là nS, 2nS,f.2ns và t.f.2ns.
Ví dụ 11: Trong thí nghiệm lâng về giao thoa ánh sáng đơn sắc cho vân giao thoa trên màn E với khoảng vân đo được là 1,5 mm. Biết khe S cách mặt phẳng hai khe S1S2 một khoảng d và mặt phẳng hai khe S1S2 cách màn E một khoảng D = 3d. Nếu cho nguồn S dao động điều hòa theo quy luật u = l,5cos3πt (mm) (t đo bằng giây) theo phương song song với trục Ox thì khi đặt mắt tại O sẽ thấy có bao nhiêu vân sáng dịch chuyển qua trong 1 giây? 
A. 21. 			B. 28				C. 25				D. 14.
Hướng dẫn
 
Số vân sáng dịch chuyển qua 0 trong 1 giây là t.f.2ns = 21   Chọn A.
Ví dụ 12: Trong một thí nghiệm Y−âng về giao ánh sáng, màn quan sát tại điểm O trên đường thẳng vuông góc với mặt phẳng chứa hai khe (gọi là đường d), điểm M trên màn là vị trí của vân sáng. Dịch chuyển màn dọc theo (d), ra xa mặt phẳng chứa hai khe một đoạn nhỏ nhất bằng 1/7 m nữa thì tại M xuất hiện vân tối. Nếu tiếp tục dịch chuyển màn ra xa thêm một đoạn nhỏ nhất bằng 16/35 m nữa thì tại M lại có vân tối. Giả sử cho màn dao động quanh O dọc theo (d) với phương trình y = 30cos20πt (y tính bằng cm, t tính bằng s). Tính từ thời điểm t = 0, trong một giây tại M có bao nhiêu lần xuất hiện vân tối?
A. 60 lần.			B. 80 lần.			C. 100 lần.			D. 40 lần.
Hướng dẫn
* Lúc đầu M là vân sáng bậc k: 	
* Dịch lần một M là vân tối và lần hai M cũng là vân tối:
 M là vân sáng bậc 4.

* Biên độ dao động A = 0,3 m. Vì 1/7 m < A < 0,6 m 
 Một phần tử chu kỉ đầu có 1 lần M cho vân tối với “bậc” là: 3,5.
*Khi D’ = D − 0,3 thì Một phần tử chu kì tiếp
theo có 2 lần M cho vân tối với “bâc” là: 4,5; 5, 5.
 Nửa chu kỉ có 3 lần M cho vân tối.
 Một chu kỳ có 6 lần M cho vân tối.
 Trong 1 s có 10 chu kỳ nên có 60 lần Chọn A.
3. Bản thủy tinh đặt trước một trong hai khe S1 hoặc S2
Quãng đường ánh sáng đi từ S1 đến M: 
Quãng đường ánh sáng đi từ S2 đến M: d2
Hiện tượng đi hai sóng kết hợp tại M:
 
Để tìm vị trí vân trung tâm cho ta:
  
Vân trung tâm cùng với hệ vân dịch về phía có đặt bản thủy tinh (đặt ở S1 dịch về S1 một đoạn , đặt ở S2 dịch về S2 một đoạn  ).




Vị trí vân sáng bậc k: 
Vị trí vân tối thứ m: 
Ví dụ 1: Trong thí nghiệm giao thoa I âng với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe 1 mm, khoảng cách hai khe đến màn 1 m. Người ta đặt một bản thủy tinh có bề dày 12 (pm) có chiết suất 1,5 trước khe S1. Hỏi hệ thống vân giao thoa dịch chuyển trên màn như thế nào?
A. về phía S2 là 3 mm.					B. về phía S2 là 6 mm.
C. về phía S1 là 6 mm.					D. về phía S1 là 3 mm.
Hướng dẫn
Đặt trước S1 nên hệ vân dịch về phía S1.
Hiệu đường đi thay đôi một lượng:  
 Chọn C.
Ví dụ 2: Quan sát vân giao thoa trong thí nghiệm Iâng với ánh sáng có bước sóng 0,68 µm. Ta thấy vân sáng bậc 3 cách vân sáng trung tâm một khoảng 5 mm. Khi đặt sau khe S2 một bản mỏng, bề dày 20 µm thì vân sáng này dịch chuyển một đoạn 3 mm. Chiết suất của bản mỏng 
A. 1,5000.			B. 1,1257.			C. 1,0612. 			D. 1,1523.
Hướng dẫn
Vị trí vân sáng bậc 3: x3 = 3i nên i = 5/3 mm.
Khi đặt bản thủy tinh sau S2 thì hiệu đường đi thay đổi một lượng  
  
 Chọn C.
Ví dụ 3: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Iâng, các khe được chiếu bởi ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Đặt ngay sau khe S1 một bản thủy tinh có bề dày 20 (µm) và có chiết suất 1,5 ta thấy vân trung tâm ở vị trí I1), còn khi đặt ngay sau khe S2 thì vân trung tâm ở vị trí I2. Khi không dùng ban thủy tinh, ta thấy có 41 vân sáng trong khoảng I1I2, trong đó có hai vân sáng nằm đúng tại I1 và I2. Tìm bước sóng λ.
A. 0,5 µm.			B. 0,45 µm.			C. 0,4 µm.			D. 0,6 µm.
Hướng dẫn
 
 Chọn A.
Ví dụ 4: Trong thí nghiệm giao thoa lâng, khoảng cách giữa hai khe 1,5 mm, khoảng cách hai khe đến màn 3 m. Giao thoa thực hiện với ánh sáng đơn sắc 0,44 µm. Người ta đặt một bản thủy tinh có bề dày 2 (µm) có chiết suất 1,5 trước khe S2. Vị trí nào sau đây là vị trí vân sáng bậc 5.
A. x = 0,88mm.		B. x=l,32mm.	  	C. x = 2,88mm.		D. x = 2,4mm.
Hướng dẫn
Khoảng vân:  
Vị trí vân trung tâm:  
Vị trí vân sáng bậc 5:  Chọn B.
Ví dụ 5: Trong thí nghiệm giao thoa Iâng, khoảng cách giữa hai khe 0,5 mm, khoảng cách hai khe đến màn 1 m. Giao thoa thực hiện với ánh sáng đơn sắc 0,44 µm. Người ta đặt một bản thủy tinh có bề dày 2 (µm) có chiết suất 1,5 trước khe S2. Vị trí nào sau đây là vị trí vân tối thứ 5.
A. x = −l,96mm. 		B. x = −5,96mm. 		C. x = 5,96mm.   		D. x = 2,4mm.
Hướng dẫn
Khoảng vân:  
Vị trí vân trung tâm:  
Vị trí vân tối thứ 5:  Chọn B.
Chú ý: Đặt bản thủy tinh sau S1 thì hệ vân dịch về phía S1 một đoạn . 
Dịch S theo phương song song với X1S2 về phía S1 thì hệ vân dịch chuyển về S2 một đoạn  . Để cho hệ vân trở về vị trí ban đầu thì OT = Δx.
Ví dụ 6: Một khe hẹp S phát ra ánh sáng đơn sắc chiều sáng hai khe S1 và S2 song song, cách đều S và cách nhau một khoảng 0,6 mm. Khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến S là 0,5 m. Chắn khe S2 bằng một bản mỏng thủy tinh có độ dày 0,005 mm chiết suất 1,6. Khe S phải dịch chuyển theo chiều nào và bằng bao nhiêu để đưa hệ vân trở lại trí ban đầu như khi chưa đặt bản mỏng
A. khe S dịch về S1 một đoạn 2,2 cm.		B. khe S dịch về S1 một đoạn 2,5 mm.
D. khe S dịch về S2 một đoạn 2,2 mm.		D. khe S dịch về S2 một đoạn 2,5 mm.
Hướng dẫn
Đặt bản thủy tinh sau S: thì hệ vân dịch về phía S2 một đoạn 	
Dịch S theo phương song song với S1S2 về phía S2 thì hệ vân dịch chuyển về S1 một đoạn. Để cho hệ vân trở về vi trí ban đầu thì OT = Δx hay 
 Chọn D.
Chú ý: Giả sử lúc đầu tại điểm M trên màn không phải là vị trí của vân sáng hay vân tối. Yêu cầu phải đặt bản thủy tinh có bề dày nhỏ nhất (hoặc chiết suất nhỏ nhất) bằng bao nhiêu và đặt ở khe nào để M trở thành vân sảng (tối)? Để giải quyết bài toán này ta làm như sau:
Gọi xmin là khoảng cách từ M đến vân sáng (tối) gần nhất.
Nếu vân này ở dưới M thì phải đưa vân này lên, bản thủy tinh đặt ở S1 sao cho  
Nếu vân này ở trên M thì phải đưa vân này xuống, bản thủy tinh đặt ở S1 sao:  
Ví dụ 7: Trong thí nghiệm giao thoa lâng, khoảng cách giữa hai khe 0,75 mm, khoảng cách hai khe đến màn 3 m. Giao thoa thực hiện với ánh sáng đơn sắc 0,5 µm. Hỏi phải đặt một bản thủy tinh có chiết suất 1,5 có bề dày nhỏ nhất bao nhiêu và đặt ở S1 hay S2 thì tại vị trí x = +0,8 mm (chiều dương cùng chiều với chiều từ S2 đến S1) trở thành vị trí của vân sáng?
A. Đặt S1 dày 0,4 µm. 					B. Đặt S2 dày 0,4 µm.
C. Đặt S1 dày 1,5 µm.					D. Đặt S2 dày 1,5 µm.
Hướng dẫn
Khoảng vân:  
Vân sáng nằm gần M nhất là vân nằm phía trên M và cách M là. Ta phải dịch vân sáng này xuống, bản thủy tinh phải đặt ở khe S1 sao cho: 
 Chọn A.


Ví dụ 8: Trong thí nghiêm giao thoa Iâng, khoảng cách giữa hai khe 0,75 mm, khoảng cách hai khe đến màn 3 m. Giao thoa thực hiện với ánh sáng đơn sắc 0,5 µm. Hỏi phải đặt một bản thủy tinh có chiết suất 1,5 có bề dày nhỏ nhất bao nhiêu và đặt ở S1 hay S2 thì tại vị trí x = +0,8 mm (chiều dương cùng chiều với chiều từ S2 đến S1) trở thành vị trí của vân tối?
A. Đặt S1 dày 0,4 µm.					B. Đặt S2 dày 0,4 µm.
C. Đặt S1 dày 0,1 µm.					D. Đặt S2 dày 0,1 µm.
Hướng dẫn
Khoảng vân:  
Vân sáng nằm gần M nhất là vân nằm phía trên M và cách M là. Ta phải dịch vân sáng này xuống, bản thủy tinh phải đặt ở khe S2 sao cho:   
Khi hiệu đường đi thay đổi một bước sóng thì hệ thống vân dịch chuyển một khoảng vân. Do đó nếu hệ thống vân giao thoa dịch chuyển m khoảng vân thì hiệu đường đi sẽ thay đổi một khoảng bằng mλ  hay   
Ví dụ 9: Trong thí nghiệm giao thoa Iâng, thực hiện với ánh sáng đơn sắc bước sóng 0,45 µm. Người ta đặt một bản thủy tinh có bề dày e có chiết suất 1,5 trước trước một trong hai khe I−âng thì qua sát thấy có 5 khoảng vân dịch chuyển qua gốc tọa độ. Bề dày của bản thuỷ tinh là
A. 1 µm.			B. 4,5 µm.			C. 0,45 µm.			D. 0,5 µm.
Hướng dẫn
 Chọn B
Ví dụ 10: Trong thí nghiệm giao thoa Iâng, thực hiện với ánh sáng đơn sắc bước sóng 0,64 µm. Nếu đặt một bản thủy tinh có chiết suất 1,64 và có bề dày 4 pin trước một trong hai khe I−âng thì qua sát thấy có bao nhiêu khoảng vân dịch qua gốc tọa độ?
A. 3. 			B. 5.				C. 4. 				D. 7.
Hướng dẫn
 Chọn C.
4. Dùng kính lúp quan sát vân giao thoa
Nếu người mắt không có tật dùng kính lúp (có tiêu cự f) để quan sát các vân giao thoa trong trạng thái không điều tiết thì mặt phẳng tiêu diện vật của kính lúp đóng vai trò là màn ảnh giao thoa nên  
Góc trông n khoảng vân:  


Ví dụ 1: Trong thí nghiệm I−âng với hai khe S1, S2 cách nhau một khoảng a = 0,96 mm, các vân được quan sát qua một kính lúp, tiêu cự f = 4 cm, đặt cách mặt phẳng của hai khe một khoảng L = 40 cm. Trong kính lúp (ngam chừng vô cực) người ta đếm được 15 vân sáng. Khoảng cách giữa tâm của hai vân sáng ngoài cùng đo được là 2,1 mm. Tính góc trông khoảng vân và bước sóng của bức xạ.
A. 3,5.10−3 rad; 0,5 µm.					B. 3,75. 10−3  rad; 0,4 µm.
C. 37,5. 10−3 rad; 0,4 µm.				D. 3,5. 10−3 rad; 0,5 µm.
Hướng dẫn
 
 Chọn B.
Ví dụ 2: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, khoảng cách hai khe a = 1 mm. Vân giao thoa được nhìn qua một kính lúp có tiêu cự 5 cm đặt cách mặt phẳng hai khe một khoảng L = 45 cm. Một người có mắt binh thường đặt mắt sát kính lúp và quan sát hệ vân trong trạng thái không điều tiết thì thấy góc trông khoảng vân là 15’. Bước sóng λ của ánh sáng là 
A. 0,62 µm.		B. 0,50 µm.			C. 0,58 µm.			D. 0,55 µm.
Hướng dẫn
 
 Chọn D.
Ví dụ 3: Trong một thí nghiệm Iâng, hai khe S1, S2 cách nhau một khoảng 1,8 mm. Hệ vân quan sát được qua một kính lúp, dùng một thước đo cho phép ta đo khoảng vân chính xác tới 0,01 mm. Ban đầu, đo 5 khoảng vân được giá trị 2,5 mm. Dịch chuyển kính lúp ra xa thêm 40 cm cho khoảng vân rộng thêm và đo 7 khoảng vân được giá trị 4,2 mm. Tính bước sóng của bức xạ.
A. 0,45 µm.		B. 0,54 µm.			C. 0,432 µm.			D. 0,75 µm.
Hướng dẫn
 
 Chọn A.
5. Liên quan đến ảnh và vật qua thấu kính hội tụ
Với bài toán ảnh thật của vật qua thấu kính hội tụ, nếu giữ cố định vật và màn cách nhau một khoảng L, di chuyển thấu kính trong khoảng giữa vật và màn mà có hai vị trí thấu kính cách nhau một khoảng 1 đều cho ảnh rõ nét trên màn thì:
 
+ Ảnh lớn:  (1)
+ Ảnh nhỏ:  (2) 



 Ví dụ 1: Một tấm nhôm mỏng, trên có rạch hai khe hẹp song song F1 và F2 đặt trước một màn M một khoảng 1,2 m. Đặt giữa màn và hai khe một thau kính hội tụ, người ta tìm được hai vị trí của thấu kính, cách nhau một khoảng 72 cm cho ta ảnh rõ nét của hai khe trên màn. Ở vị trí mà anh bé hơn thì khoảng cách giữa hai ảnh  và  là 0,4mm. Bỏ thấu kính ra rồi chiếu sáng hai khe bằng một nguồn điểm S phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,6µm. Tính khoảng vân giao thoa trên màn.
A. 0,45 mm.		B. 0,85 mm.			C. 0,83 mm.			D. 0,4 mm.
Hướng dẫn
HD:  
 Chọn A.
Ví dụ 2: Trong thí nghiệm giao thoa khe I−âng, khoảng cách từ 2 khe đến màn là 1,5 m. Đặt trong khoảng giữa 2 khe và màn một thấu kính hội tụ sao cho trục chính của thấu kính vuông góc với mặt phẳng chứa 2 khe và cách đều 2 khe. Di chuyển thấu kính dọc theo trục chính, người ta thấy có 2 vị trí của thấu kính cho ảnh rõ nét cả 2 khe trên màn, đồng thời ảnh của 2 khe trong hai trường hợp cách nhau các khoảng lần lượt là 0,9 mm và 1,6 mm. Bỏ thấu kính đi, chiếu sáng 2 khe bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,72 µm ta thu được hệ vân giao thoa trên màn có khoảng vân là
 A. 0,48 mm.		B. 0,56 mm.			C. 0,72 mm.	 		D. 0,90 mm.
Hướng dẫn

 Chọn D.
6. Các thí nghiệm giao thoa khác I−âng
Để có hiện tượng giao thoa thông thường người ta tách ánh sáng từ một nguồn, cho chúng đi theo hai đường khác nhau, rồi cho chúng gặp nhau. Vì đó là hai sóng kết hợp nên chúng giao thoa được với nhau.
Mỗi phương pháp tạo ra các nguồn kết hợp người ta gọi tên riêng cho từng loại giao thoa.
Trong thí nghiệm giao thoa I−âng, ánh sáng từ khe S chia làm hai đường đi qua hai khe S1 và S2 rồi chúng gặp nhau trên màn ảnh.
Các thí nghiệm giao thoa khác khi quy về giao thoa I−âng ta phải xác định được a và D.
a. Giao thoa Lôi
Giao thoa Lôi người ta tạo ra hai nguồn kết hợp  bằng cách cho một khe sáng S đặt trước một gương phẳng thì trong miền giao nhau của 2 chùm sáng chùm thứ nhất phát ra trực tiếp từ S, chùm thứ hai phản xạ trên gương, sẽ quan sát đựơc hiện tượng giao thoa:
Giao thoa này tương tự như giao thoa Iâng với các thông số sau: a = 2h; D =.




b. Giao thoa lăng kính Fresnel
Cấu tạo: Hai lăng kính có góc chiết quang nhỏ giống hệt nhau đặt chung đáy. Nguồn sáng đặt trên mặt phẳng của hai lăng kính
Giao thoa: Chùm tia tới xuất phát từ S qua lăng kính trên cho chùm tia ló bị lệch về đáy một góc (n − 1)A và tựa như xuất phát từ S1.
Chùm tia tới xuất phát từ S qua lăng kính dưới cho chùm tia ló cũng bị lệch về đáy một góc (n − 1)A và tựa như xuất phát từ S2.
Như vậy, S1 và S2 là các nguồn sáng kết hợp  bởi vì thực ra là từ một nguồn S. Trong miền giao nhau của hai chùm sáng sẽ giao


thoa với nhau. Có thể xem giống như giao thoa lâng với các thông số như sau:
 + Khoảng cách hai khe: 
 
Khoảng cách từ  S1 và S2 đến màn: D = d + 1.
+ Bề rộng trường giao thoa trên màn:  
+ Số vân sáng tối đa quan sát được trên màn:  
c. Giao thoa gương Fresnel
Cấu tạo: Hai gương phẳng đặt mặt phản xạ quay vào nhau và lệch nhau một góc rất nhỏ α. Nguồn sáng S đặt trước hai gương.
Giao thoa: Chùm tia tới xuất phát từ S qua gương thứ nhất cho chùm tia ló tựa như xuất phát từ S1. Chùm tia tới xuất phát từ S qua gương thứ hai cho chùm tia ló tựa như xuất phát từ S2.
Như vậy S1 và S2 là các nguồn sáng kết hợp bởi thực ra là từ một nguồn S. Trong miền giao thao của hai chùm sáng sẽ giao thoa với nhau
Có thể xem như giao thoa lâng với các thông số như sau:
+ Khoảng cách hai khe: 
a = S1S2 =  
+ Khoảng cách từ hai khe đến màn:  


+ Bề rộng trường giao thoa trên màn E:  
+ Số vân sáng tối đa quan sát được trên màn:   
d. Giao thoa Biê
*Giao thoa bán thấu lánh Biê kiểu 1 
Cấu tạo: Một thấu kính hội tụ được cắt thành hai nửa bằng mặt phẳng đi qua trục chính.
Mỗi nửa bị mài đi một lớp dày h rồi dán lại để được một lưỡng thấu kính. Đặt một nguồn sáng S trên mặt phẳng dán chung và nằm trong tiêu điểm.
Giao thoa: Chùm tia sáng phát ra từ khe S, sau khi khúc xạ qua lưỡng lăng kính bị tách thành hai chùm. Hai chùm này tựa như xuất phát từ S1 và S2 là các ảnh ảo của S qua hai thấu kính. Hai chùm này là hai chùm kết hợp. Trong miền giao nhau của hai chùm sáng sẽ giao thoa với nhau. Có thể xem như giao thoa Iâng với các thông số như sau:


+ Khoảng cách hai khe: 		
 (Các ảnh ảo S1, S2 cách thấu kính cùng một khoảng tính theo công thức:  
+ Khoảng cách từ hai khe đến màn:  
+ Bề rộng của trường giao thoa:  
+ Số vân sáng quan sát được tối đa trên màn:  
*Giao thoa bán thấu lánh Biê kiểu 2
Cấu tạo: Một thấu kính hội tụ được cắt thành hai nửa bằng mặt phẳng đi qua trục chính. Hai nửa được tách tự một đoạn nhỏ ε . Đặt một nguồn sáng S trên mặt phẳng đối xứng và nằm ngoài tiêu điểm.

Giao thoa: Chùm tia sáng phát ra từ khe S, sau khi qua lưỡng thấu kính bị tách thành hai chùm. Hai chùm này tựa như xuất phát từ S1 và S2 là các ảnh thật của S qua hai thấu kính. Như vậy S1, S2 là các nguồn sáng kết hợp bởi thực ra là từ một nguồn S tách ra. Trong miền giao nhau của hai chùm sáng sẽ giao thoa với nhau. Có thể xem như giao thoa Iâng với các thông số như sau:
+ Khoảng cách hai khe được tính từ:  
Khoảng cách hai khe được tính từ hệ thức:  
 (Các ảnh S1, S2 cách thấu kính cùng một khoảng  
+ Khoảng cách từ hai khe đến màn:  
+ Bề rộng của trường giao thoa tính từ hệ thức:  
Ví dụ 1: Trong thí nghiệm giao thoa Lôi một khe sáng hẹp S đặt trước mặt gương 1,2 mm và cách một màn ảnh đặt vuông góc mặt gương một khoảng 2 m. Khe S phát ánh sáng đơn sắc có 0,6 µm. Xác định khoảng cách năm vân sáng liên tiếp.
A. 1 mm.			B. 1,5 mm.			C. 2 mm.			D. 2,5 mm.
Hướng dẫn
 
Ví dụ 2: Lưỡng lăng kính Fresnel có góc chiết quang 18.10−3 rad làm bằng thuỷ tinh có chiết suất 1,6. Nguồn sáng đơn sắc S phát ánh sáng có bước sóng 0,48 µm đặt trên mặt phẳng chung của hai đáy cách lăng kính một khoảng 0,25 m. Đặt màn ảnh E vuông góc với mặt phẳng hai đáy của lăng kính và cách lăng kính một khoảng 2 m. Khoảng vân sáng giao thoa trên màn là
A. 1,5 mm.		B. 0,96 mm.			C. 0,2 mm.			D. 0,4 mm.
Hướng dẫn
 
 Chọn C.
Ví dụ 3: Hai gương phẳng Frennel lệch với nhau một góc 10. Ánh sáng có bước sóng 0,6 µm được chiếu lên các gương từ một khi S cách giao tuyến của hai gương một khoảng 10cm. Các tia phản xạ từ gương cho hình ảnh giao thoa trên một màn cách giao tuyến hai gương một đoạn 270cm. Tìm khoảng vân:
A. 3,5 mm			B. 0,84 mm.			C. 8,4 mm			D. 0,48mm
Hướng dẫn
 Chọn D.
Ví dụ 4: Một thấu kính hội tụ tiêu cự 60 cm được cưa đôi theo mặt phẳng chứa trục chính và vuông góc với tiết diện của thấu kính O2. Nguồn sáng S phát ra bức xạ đơn sắc có bước sóng 0,64 (µm), được đặt trên trục đối xứng của lưỡng thấu kính và cách nó một khoảng 1 m. Đặt sau lưỡng thấu kính một màn ảnh vuông góc với trục đối xứng của lưỡng thấu kính và cách thấu kính một khoảng 4,5 m thì khoảng vân giao thoa là 
A. 1,54 mm.		B. 0,384 mm.		C. 0,482 mm.		D. 1,2 mm.
Hướng dẫn
 
 Chọn B.
Ví dụ 5: Một thấu kính hội tụ tiêu cự 50 cm được cưa đôi theo mặt phẳng chứa trục chính và vuông góc với tiết diện của thấu kính, rồi cắt đi mỗi nửa một lớp dày 1 mm, sau đó dán lại thành lưỡng thấu kính có các quang tâm là O1 và O2. Nguồn sáng S phát ra bức xạ đơn sắc có bước sóng là 0,5 (µm), được đặt trên trục đối xứng của lưỡng thấu kính và cách nó một khoảng 25 cm. Đặt sau hrỡng thấu kính một màn ảnh vuông góc với trục đối xứng của lưỡng thấu kính và cách thấu kính một khoảng 1 m. Khoảng vân giao thoa trên màn là
A. 0,375 mm.		B. 0,25 mm.			C. 0,1875 mm. 		D. 0,125 mm.
Hướng dẫn
 
 Chọn A.
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: Một thấu kính hội tụ tiêu cự 60 cm được cưa đôi theo mặt phẳng chứa trục chính và vuông góc với tiết diện của thấu kính, rồi tách ra một đoạn nhỏ 2 mm thành lưỡng thấu kính có các quang tâm là O1 và O2. Nguồn sáng S phát ra bức xạ đơn sắc có bước sóng λ, được đặt trên trục đối xứng của lưỡng thấu kính và cách nó một khoảng 1 m. Đặt sau lưỡng thấu kính một màn ảnh vuông góc với trục đối xứng của lưỡng thấu kính và cách thấu kính một khoảng 4,5 m thì khoảng vân giao thoa là 0,33 mm. Xác định bước sóng.
A. 0,7 (μm).		B. 0,67 (μm).			C. 0,65 (μm).			D. 0,55 (μm). 
Bài 2: Giao thoa I−âng với ánh sáng đom sắc trong không khí, tại hai điểm M và N trên màn có vân sáng bậc 10. Nếu đưa thí nghiệm trên vào môi trường có chiết suất 1,35 thì số vân sáng và vân tối hên đoạn MN là
A. 29 sáng và 28 tối.	B. 28 sáng và 26 tối.	C. 27 sáng và 28 tối. D. 26 sáng và 27 tối.
Bài 3: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng , khoảng cách giữa hai khe 0,2 mm, khoảng cách hai khe đến màn 1 m. Giao thoa thực hiện với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 μm. Nếu môi trường mà ánh sáng truyền có chiết suất 4/3 thì khoảng vân là bao nhiêu? 
A. 2,25 mm.		B. 0,225 mm.		C. 2 mm.			D. 0,2 mm.
Bài 4: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng  khoảng cách hai khe 0,8 mm, khoảng cách hai khe đến màn 1,6 m. Giao thoa thực hiện với ánh sáng đoư sắc có bước sóng λ. Nếu giảm bước sóng nó đi 0,2 μm thì khoảng vân giảm 1,5 lần. Nếu thực hiện toong một trường có chiết suất n thì khoảng vân là 0,9 mm. Xác định chiết suất n.
A. 1,25.			B. 1,5.			C. 1,33.			D. 1,6.
Bài 5: Thực hiện giao thoa ánh sáng bằng khe I−âng  với ánh sáng đcm sắc có bước sóng là λ. Người ta đo khoảng cách giữa 6 vân sáng liên tiếp là 1,2 cm. Nếu thực hiện giao thoa ánh sáng trong nước có chiết suất n = 4/3 thì khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp là bao nhiêu?
A. 1,6 mm.		B. 1,5 mm.			C. 1,8 mm.			D. 2mm.
Bàl 6: Trong thí nghiệm của Young, cách giữa hai khe S1S2 là 1,3 mm. Nguồn S phát ra ánh sáng đom sắc đặt cách mặt phẳng hai khe một khoảng d và phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,5 μm. Nếu dời S theo phương song song với S1S2 một đoạn 2 mm thì hệ vân dịch chuyển một đoạn bằng 20 khoảng vân. Giá trị d là 
A. 0,24 m.			B. 0,26 m.			C. 2,4 m. 			D. 2,6 m.
Bài 7: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng đơn sắc qua khe Y−âng, nếu dịch chuyển nguồn S theo phương song song với S1, S2 về phía S1 thì:
A. Hệ vân dời về phía S2.				B. Hệ vân dời về phía S1.
C. Hệ vân không dịch chuyển.			D. Chỉ có vân trung tâm dời về phía S2.
Bài 8: Trong thí nghiệm của Young, khoảng cách giữa hai khe S1S2 đến màn là 2 m. Nguồn S phát ra ánh sáng đơn sắc đặt cách mặt phẳng hai khe một khoảng 0,5 m. Neu dời S theo phương song song với S1S2 một đoạn 1 mm thì vân sáng trung tâm sẽ dịch chuyển một đoạn là bao nhiêu trên màn?
A. 3 mm.			B. 4 mm.			C. 2 mm. 			D. 5 mm.
Bài 9: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng  khoảng cách giữa hai khe là a, khoảng cách giữa mặt phẳng chứa hai khe và màn ảnh là D. Thí nghiệm thực hiện với ánh sáng đơn sắc toong không khí. Từ vị trí ban đầu của khe S người ta dịch chuyển theo phương song song với màn ảnh (và song song với hai khe) một khoảng b. Hỏi khi đó hệ vân dịch chuyển một khoảng bao nhiêu? Biết khoảng cách từ S đến mặt phẳng chứa hai khe là d (b << d).
A. Dịch chuyển ngược chiều với chiều dịch chuyển của khe S một khoảng bD/d.
B. Dịch chuyển cùng chiều với chiều dịch chuyển của khe S một khoảng bD/d. 
C. Dịch chuyển ngược chiều với chiều dịch chuyển của khe S một khoảng dD/b.
D. Dịch chuyển cùng chiều với chiều dịch chuyển của khe S một khoảng dD/b.
Bài 10: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng  với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách hai khe đến màn là D thì khoảng vân giao thoa là 2 mm. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng hai khe là d = D/4. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với màn theo chiều dương một đoạn 2 mm thì vân sáng bậc 2 nằm ở toạ độ nào trong số các toạ độ sau? 
A. −5 mm.			B. + 4 mm.			C. +12 mm.			D. −12 mm.
Bài 11: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng  khoảng cách giữa hai khe là 0,2 mm, khoảng cách hai khe đến màn 1 m. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng hai khe là 20 cm. Giao thoa thực hiện với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,5 μm. Cho khe S dịch chuyến theo phương song song với màn theo chiều dưong một đoạn 2 mm thì vân sáng bậc 1 nằm ở toạ độ nào trong số các toạ độ sau?
A.−7,5 mm.		B. + 7,5 mm.			C. +12,5 mm.		D. −l0mm.
Bài 12: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng  khoảng cách giữa hai khe là 0,2 mm, khoảng cách hai khe đến màn 1 m. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng hai khe là 20 cm. Giao thoa thực hiện với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,5 μm. Cho khe S dịch chuyến theo phương song song với màn theo chiều dương một đoạn 2 mm thì vân tối thứ nhất kể từ vân sáng hung tâm nằm ở toạ độ nào trong số các toạ độ sau?
A. −7,5 mm.		B. + 7,5 .mm.		C. +11,15 mm.		D. −8,75 mm.
Bài 13: Thí nghiệm giao thoa I−âng  khoảng cách hai khe 0,6 mm. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng hai khe 80 cm. Giao thoa với ánh sáng đơn sắc có 0,6 μm. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với màn một đoạn bằng b thì có 3 khoảng vân dịch chuyển qua gốc tọa độ O và lúc này O vẫn là vị trí của vân sáng. Tính b.
A. 1 mm.			B. 0,8 mm.			C. 1,6 mm.			D. 2,4 mm.
Bài 14: Thí nghiệm giao thoa I−âng  khoảng cách hai khe 0,54 mm. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng hai khe 50 cm. Giao thoa với ánh sáng đơn sắc có 0,54 μm. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với màn một đoạn 2,5 mm thì gốc tọa độ O là 
A. vân tối thứ 3.		B. vân tối thứ 2.		C. vân sáng bậc 3.  		D. vân sáng bậc 5.
Bài 15: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng  khoảng cách hai khe 1 mm. Khoảng cách từ S đến mặt phẳng hai khe 50 cm. Giao thoa với ánh sáng đơn sắc 0,5 μm. Cho khe S dịch chuyển song song với màn một đoạn y thì tại gốc tọa độ vẫn là vân sáng. Xác định quy luật của y (với k là số nguyên).
A. y = 0,24k (mm). 	B. y = 0,25k (mm). 		C. y = 0,5k (mm).        	D. y = 0,75k (mm). 
Bài 16: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng  với ánh sáng đơn sắc 0,6 μm, khoảng cách hai khe 0,5 mm. Khoảng cách từ S đến mặt phẳng hai khe 50 cm. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với màn một đoạn tối thiểu bằng bao nhiêu để vị trí vân sáng trang tâm chuyển sang vân tối.
A. 1 tnm.			B. 0,3 mm.			C. 0,6 mm.			D. 0,4 mm.
Bài 17: Thí nghiệm giao thoa I−âng  khoảng cách hai khe 0,25 mm. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng hai khe 60 cm. Giao thoa với ánh sáng đơn sắc có 0,5 μm. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với màn một đoạn tối thiếu bằng bao nhiêu để vị trí của vân sáng trung tâm ban đầu chuyển thành vân tối.
A. 1 mm.			B. 0,8 mm.			C. 0,6 mm.			D. 0,4 mm.
Bài 18: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng  khoảng cách hai khe 0,6 mm. Khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn 2 m. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng hai khe 80 cm. Giao thoa thực hiện với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 μm. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với màn một đoạn tối thiểu bằng bao nhiêu để tại vị trí trên màn có toạ độ x = +1 mm chuyển thành vân sáng.
A. 1 mm.			B. 0,8 mm.			C. 0,6 mm.			D. 0,4 mm.
Bài 19: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng  khoảng cách hai khe 0,6 mm. Khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn 2 m. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng hai khe 80 cm. Giao thoa thực hiện với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 µm. Cho khe S dịch chuyển   theo phương song song với màn một đoạn tối thiểu bằng bao nhiêu và theo chiều nào để tại vị trí trên màn có toạ độ x = +1,2 mm chuyển thảnh vân tối.	
A. 0,4 mm theo chiều âm.				B. 0,08 mm theo chiều âm.
C. 0,4 min theo chiều dương.				D. 0,08 mm theo chiều dương.
Bài 20: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng đơn sắc qua khe Y−âng, nêu đặt một bàn thủy tinh mỏng trước khe S1 thì
A. hệ vân dời về phía S2.				B. hệ vân dời về phía S1.
C. hệ vân không dịch chuyển.				D. chỉ có vân trung tâm dời về phía S2.
Bài 21: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của I−âng , các khe được chiếu bởi ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách hai khe 1 mm và khoảng cách hai khe đến màn 3 m. Đặt ngay sau một trong hai khe một bản mặt song song có chiết suất 1,5 ta thấy hệ thống vân dịch chuyển trên màn quan sát một khoảng 15 mm. Tìm bề dày của bản mặt song song.
A. lum.			B. 10 μm.			C. 0,1 pin.			D. 2 μm.
Bài 22: Trong thí nghiệm Young vẽ giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, màn quan sát cách hai khe 2 m, khoảng cách giữa 6 vân sáng liên tiếp là 1,2 cm. Chắn sau khe S1 bằng 1 tấm thủy tinh rất mong có chiết suất 1,5 thì thấy vân sáng trung tâm bị dịch đến vị trí của vân sáng bậc 20 ban đầu. Tính chiều dày của ban thủy tinh
A. 36 μm.			B. 14 μm.			C. 2 μm.			D. 24 μm.
Bài 23: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của I−âng , các khe được chiếu bởi ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Khoảng cách hai khe a và khoảng cách hai khe đến màn D. Đặt ngay sau khe S1 một bản thủy tinh có bề dày e và có chiết suất n ta thấy vân trung tâm ở vị trí I1, còn khi đặt ngay sau khe S2 thì vân trang tâm ở vị trí I2. Khi không dùng bản thủy tinh, ta thấy có k vân sáng trong khoảng I1I2, trong đó có hai vân sáng nằm đúng tại I1 và I2. Tìm bước sóng λ.
A. λ = 2(n − 1 )e/(k −1).					B. λ = 2(n − 1 )e/k.
C. λ = 2(n − l)e/(k +1).					D. λ = 0,5(n − l)e/(k −1).
Bài 24: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng , khoảng cách giữa hai khe 1,5 mm, khoảng cách hai khe đến màn 3 m. Giao thoa thực hiện với ánh sáng đơn sắc 0,44 μm. Người ta đặt một bản thủy tinh có bề dày 2 (μm) có chiết suất 1,5 trước khe S1. Vị trí nào sau đây là vị trí vân sáng bậc 1.
A. x = 0,88mm.		B. x = l,32mm.		C. x = 2,88mm.		D. x = 2mm.
Bài 25: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng , khoảng cách giữa hai khe 1 mm, khoảng cách hai khe đến màn 1 m. Giao thoa thực hiện với ánh sáng đơn sắc 0,4 μm. Người ta đặt một bản thủy tinh có bề dày 0,2 (μm) có chiết suất 1,5 trước khe S1. Vị trí nào sau đây là tọa độ của vân tối thứ 1.
A. x = −0,3mm.		B. x = −0,lmm.		C. x = 2,88mm.		D. x = 2mm. 
Bài 26: Trong thí nghiệm giao thoa sánh sáng của Iang, khoảng cách giữa hai khe S1 và S2 bằng 0,5mm, khoảng ách giữa màn chứa hai khe và màn ảnh E là 1,5m. Gọi O là tâm màn (giao của trung trực S1S2 và màn E). Khe S1 được chắn bởi một bản hai mặt song song mỏng có chiết suất n = 1,5, bề dày 10μm. Hai khe được chiếu bởi ánh sáng đơn sắc có bước sóng 600 nm. Khoảng cách từ O tới vân sáng bậc 2 có thể là
A. 1,8 mm.		B. 3,6 mm.			C. 11,4 mm.			D. 15,0 mm.
Bài 27: Một khe hẹp S phát ra ánh sáng đơn sắc chiếu sáng hai khe S1 và S2 song song, cách đều S và cách nhau một khoảng 0,6 mm. Khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến S là 0,5 m. Chắn khe S1 bằng một bản mỏng thủy tinh có độ dày 0,005 mm chiết suất 1,6. Khe S phải dich chuyển theo chiều nào và bằng bao nhiêu để đưa hệ vân trở lại trí ban đầu như khi chưa đặt bản mỏng
A. khe S dịch về S1 một đoạn 2,2 cm.		B. khe S dịch về S1 một đoạn 2,5 mm.
D. khe S dịch về S2 một đoạn 2,2 mm.		D. khe S dịch về S2 một đoạn 2,5 mm.
Bài 28. Một khe hẹp S phát ra ánh sáng đơn sãc chiếu sáng hai khe S1 và S2 song song cách nhau một khoáng 0.6 mm và cách đều S. Khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến S là 0,5 m. Chắn khe S2 bằng một ban móng thúy tinh có độ dàỵ 0,006 mm chiết suất 1,5. Khe S phải dịch chuyển theo chiều nào và bằng bao nhiêu để đưa hệ vân trở lại trí ban đầu như khi chưa đặt bản mỏng
A. khe S dịch về S1 một đoạn 2,2 cm.		B. khe S dịch về S1 một đoạn 2,5 mm.
D. khe S dịch về S2 một đoạn 2,2 mm. 		D. khe S dịch về S2 một đoạn 2,5 mm.
Bài 29: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng , khoảng cách giữa hai khe 1,5 mm, khoảng cách hai khe đến màn 3 m. Giao thoa thực hiện với ánh sáng đơn sắc 0,5 μm. Người ta đặt một bản thủy tinh có bề dày e có chiết suất 1,5 trước khe S1. Bề dày nhỏ nhất của bản thuỷ tinh là bao nhiêu thì tại vị trí x = +0,45 mm (chiều dương cùng chiều với chiều từ S2 đến S1) trở thành vị trí của vân sáng.
A. 1 μm.			B. 0,45 μm.			C. 0,01μm.			D. 0,5 μm.
Bài 30: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng , khoảng cách giữa hai khe 1,5 rnm, khoảng cách hai khe đến màn 3 m. Giao thoa thực hiện với ánh sáng đơn sắc 0,44 μm. Người ta đặt một bản thủy tinh có bề dày e có chiết suất 1,5 trước khe S1. Bề dày nhỏ nhất của bản thuỷ tinh là bao nhiêu thì tại vị trí x = +0,45 mm (chiều dương cùng chiều với chiều từ S2 đến S1) trở thành vị trí của vân tối.
A. 1 μm			B. 0,44μm			C. 0,01μm			D. 0,5μm
Bài 31: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng , khoảng cách giữa hai khe 1,5 mm, khoảng cách hai khe đến màn 3 m. Giao thoa thực hiện với ánh sáng đơn sắc 0,44 μm. Người ta đặt một bản thủy tinh có bề dày e có chiết suất 1,5 trước khe S1. Bề dày nhỏ nhất của bản thủy tinh là bao nhiêu thì vị trí x = 0 trở thành vị trí của vân tối.
A. 1 μm.			B. 0,44 μm.			C. 0,4μm.			D. 0,5μm.
Bài 32: Trong thí nghiệm I−âng  về giao thoa ánh sáng đơn sắc cho vân giao thoa trên màn E với khoảng vân đo được là 1,2 mm, Biết khe S cách mặt phẳng hai khe S1S2 một khoảng d và mặt phẳng hai khe S1S2 cách màn E một khoảng D = 2d. Nếu cho nguồn S dao động điều hòa theo quy luật u = 2,4cos2πt (mm) (t đo bằng giây) theo phương song song với trục Ox thì khi đặt mắt tại O sẽ thấy có bao nhiêu vân sáng dịch chuyển qua trong 1 giây?
A. 10.			B. 18.				C. 25.				D. 24.
Bài 33: Trong thí nghiệm I−âng  về giao thoa ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,5 μm, khe S có bề rộng vô cùng hẹp, hai khe S1 và S2 cách nhau a = 0,5 mm và khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe S1S2 đến màn quan sát E là D = 2 m. Biết khe S cách mặt phẳng hai khe S1S2 một khoảng d = 0,8 m. Nếu cho nguồn S dao động điều hòa theo quy luật u = 10cos2πt (mm) (t đo bằng giây) theo phương song song với trục Ox thì khi đặt mắt tại O sẽ thấy có bao nhiêu vân sáng dịch chuyển qua trong 1 giây?
A. 11.			B. 52.				C. 50.				D.24.
Bài 34: Trong thí nghiệm giao thoa Iang, thực hiện với ánh sáng đơn sắc bước sóng 0,4 μm. Người ta đặt một bán thủy tinh có bề dày 4 μm trước một trong hai khe I−âng thì qua sát thấy có 4 khoảng vàn dịch qua gốc tọa độ. Chiết suất của bản thủy tinh là	 
A. 1,4.			B. 1,5.			C. 1,6.			D. 1,7.
Bài 35: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng , thực hiện với ánh sáng đơn sắc bước sóng λ. Nếu đặt một bản thủy tinh có chiết suất 1,6 và có bề dày 4,8 μm trước một trong hai khe I−âng thì qua sát thấy có 4 khoảng vân dịch qua gốc tọa độ. Bước sóng λ bằng
A. 3 μm.			B. 0,45 μm.			C. 0,64 μm.			D. 0,72 μm.
Bài 36: Trên đường đi của chùm tia sáng do một trong 2 khe của máy giao thoa Y−âng phát ra, người ta đặt một ống thuỷ tinh dày 1 cm có đáy phẳng và song song với nhau. Lúc đầu trong ống chứa không khí,sau đó thay bằng clo. Người ta quan sát thấy hệ vân dịch chuyển đi một đoạn bằng 10 lần khoảng cách giữa 2 vân sáng liên tiếp. Máy được chiếu bằng ánh sáng có 0,589 μm, chiết suất không khí 1,000276. Chiết suất của khí clo là
A. 1,000865.		B. 1,000856.			C. 1,000568.			D. 1,000586.
Bài 37: Trong thí nghiệm I−âng với bước sóng 0,6 μm với hai khe F1, F2 cách nhau một khoảng a = 0,8 mm, các vân được quan sát qua một kính lúp (ngắm chừng vô cực), tiêu cự f = 4 cm, đặt cách mặt phẳng của hai khe một khoảng L = 40 cm. Tính góc trông khoảng vân.
A. 3,5.10−3 rad. 		B. 3,75.10−3 rad. 		C. 6,75.10−3 rad. 		D. 3,25.10−3 rad.
Bài 38: Trong thí nghiệm I−âng với bước sóng 0,64 pin với hai khe F1, F2 cách nhau một khoảng a = 0,9 mm, các vân được quan sát qua một kính lúp (ngắm chừng vô cực), tiêu cự f = 6 cm, đặt cách mặt phẳng của hai khe một khoáng L = 60 cm. Tính góc trông khoảng vân.
A. 3,5.10−3 rad.	 	B. 6,40.10−3 rad. 		C. 6,75.10−3 rad. 		D. 3,25.10−3 rad.
Bài 39: Trong một thí nghiệm I−âng , hai khe S1, S2 cách nhau một khoảng 1,8 mm. Hệ vân quan sát được qua một kính lúp, dùng một thước đo cho phép ta đo khoảng vân chính xác tới 0,01 mm. Ban đầu, người ta đo 16 khoảng vân được giá trị 2,4 mm. Dịch chuyển kính lúp ra xa thêm 30 cm cho khoảng vân rộng thêm và đo 12 khoảng vân được giá trị 2,88 mm. Tính bước sóng của bức xạ.
A. 0,45 μm.		B. 0,54 μm.			C. 0,432 μm.			D. 0,75 μm.
Bài 40: Một tấm nhôm mỏng, trên có rạch hai khe hẹp song song F1 và F2 đặt trước một màn M một khoảng D = 1,2 m. Đặt giữa màn và hai khe một thấu kính hội tụ, người ta tìm được hai vị trí của thấu kính, cách nhau một khoảng 72 cm cho ta ảnh rõ nét của hai khe trên màn. Ở vị trí mà ảnh lớn hơn thì khoảng cách giữa hai ảnh F1 và F’2 là 3,8 mm. Bỏ thấu kính ra rồi chiếu sáng hai khe bằng một nguồn điểm S phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,656 μm. Tính khoảng vân giao thoa trên màn.
A. 1mm.			B. 0,85mm			C. 0,83mm			D. 0,4mm
Bài 41: Trong thí nghiệm giao thoa khe I−âng, khoảng cách từ 2 khe đến màn là D = 1,2 m. Đặt trong khoảng giữa 2 khe và màn một thấu kính hội tụ sao cho trục chính của thấu kính vuông góc với mặt phẳng chứa 2 khe và cách đều 2 khe. Di chuyển thấu kính dọc theo trục chính, người ta thấy có 2 vị trí của thấu kính cho ảnh rõ nét cả 2 khe trên màn, đồng thời ảnh của 2 khe trong hai trường hợp cách nhau các khoảng lần lượt là 0,4 mm và 1,6 mm. Bỏ thấu kính đi, chiếu sáng 2 khe bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ ta thu được hệ vân giao thoa trên màn có khoảng vân là i = 0,72 mm. Giá trị λ bằng
A. 0,48 μm.		B. 0,56 μm.			C. 0,72 μm.			D. 0,41 μm. 
Bài 42: Trong thí nghiệm giao thoa Lôi một khe sáng hẹp S đặt trước mặt gương 1 mn và cách một màn ảnh đặt vuông góc mặt gương một khoảng 2 m. Khe S phát ánh sáng đơn sắc có 0,4 μm. Xác định khoảng cách từ vân sáng đến vân tối gần nó nhất.	
A. 4 mm.			B. 0,4 mm.			C. 0,2 mm.			D. 2 mm.
Bài 43: Một lche sáng đơn sắc hẹp S, đặt trên mặt một gương phẳng G, cách mặt gương 1 mm. Trên một màn ảnh E đặt vuông góc với mặt gương, song song với khe S và cách khe 2 m người ta thấy có những vạch sáng và vạch tối xen kẽ nhau một cách đều đặn. Khoảng cách giữa 15 vạch sáng liên tiếp là 8,4 mm. Tính bước sóng của ánh sáng đơn sắc λ dùng trong thí nghiệm.
A. 0,5 μm.			B. 0,45μm.			C. 0,4 μm.			D. 0,6 μm.
Bài 44: Trong giao thoa ánh sáng của lưỡng lăng kính, các lăng kính góc chiết quang là 4.10−3 rad, chiết suất n = 1,5. Nguồn đơn sắc có λ = 0,6 μm cách lăng kính một đoạn 50 cm, màn cách lưỡng lăng kính 1,5 m. Khoảng vân có giá trị là 
A. 0,2 mm.		B. 0.				C. 0,4 mm.			D. 0,6 mm.
Bài 45: Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng với lưỡng lăng kính Fresnel: hệ hai lăng kính giống hệt nhau có góc chiết quang 30', chiết suất của các lăng kính đối với ánh sáng thí nghiệm là n = 1,5. Nguồn sáng S đặt trong mặt phẳng đáy của hai lăng kính cách lưỡng lăng kính đoạn 20 cm. Trên màn cách lưỡng lăng kính 3 m ta thu được hệ thống vân giao thoa có khoảng vân 1 mm. Bước sóng dùng trong thí nghiệm có giá trị
A. 0,545 μm.		B. 0,625 μm.			C. 0,754 μm.			D. 5,25 μm.
Bài 46: Hai lăng kính giống hệt nhau có góc chiết quang 6.10−3 rad làm bằng chất có chiết suất 1,5 được đặt chung đáy. Một khe sáng hẹp đặt trên mặt phẳng đáy phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 μm. Khe sáng cách lăng kính 0,5 m, phía sau lăng kính đặt một màn ảnh E vuông góc mặt phẳng đáy và song song khe S cách lăng kính một khoảng 0,7 m. Xác định số vân sáng quan sát được trên màn.
A. 15.			B. 16.				C. 17.				D. 18.
Bài 47: Lưỡng lăng kính Fresnel có góc chiết quang 18.10−3 rad làm bằng thuỷ tinh có chiết suất 1,5. Nguồn sáng đơn sắc S phát ánh sáng có bước sóng 0,5 μm đặt trên mặt phẳng chung của hai đáy cách lăng kính một khoảng 0,25 m. Đặt màn ảnh E vuông góc với mặt phẳng hai đáy của lăng kính và cách lăng kính một khoảng 2 m. Số vân sáng quan sát được trên màn là
A. 155.			B. 161.			C. 147.			D. 145.
Bài 48: Hai lăng lánh giống hệt nhau có góc chiết quang nhỏ A làm bằng chất có chiết suất n được đặt chung đáy. Một khe sáng hẹp đặt trên mặt phẳng đáy phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Khe sáng cách lăng kính d, phía sau lăng kính đặt một màn ảnh E vuông góc mặt phẳng đáy và song song khe S cách lăng KÍNH một khoảng 1. Xác định khoảng vân trên màn.
A. λ(d + l)/[d(n − 1)A].					B. λ(d + l)/[2d(n − 1)A]. 
C. 2λ(d + l)/[d(n − 1)A].					D. λ(2d + l)/[2d(n − 1)A]. 
Bài 49: Trong giao thoa ánh sáng của lưỡng lăng kính, các lăng kính góc chiết quang là 4.10−3 rad, chiết suất n = 1,5. Nguồn đơn sắc λ = 0,6μm cách lưỡng lăng kính một đoạn 50cm, màn cách lăng kính 1,5m. Khoảng vân có giá trị:
A. 0,2 mm.		B. 0,3 mm.			C. 0,4 mm.			D. 0,6 rntn.
Bài 50: Hai gương phẳng G1 và G2 đặt nghiêng với nhau một góc 0,003 rad. Đặt một khe sáng hẹp song song với giao tuyến của hai gương và cách giao tuyến một khoảng 20 cm, phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,65 μm. Gọi S1 và S2 là hai ảnh ào của S cho bởi hai gương. Các tia sáng phát ra từ S phản xạ trên G1 và G2 tựa như phát ra từ S1 và S2 và truyền tới giao thoa với nhau trên màn ảnh đặt vuông góc mặt phẳng trung trục của S1S2. Khoảng cách từ giao tuyến của hai gương đến màn là 2,8 m. số vân sáng quan sát được trên màn là
A, 15.			B. 16.				C. 11.				D. 13.
Bài 51: Một hệ gương Fresnel gồm hai gương phẳng G1 và G2 nghiêng với nhau một góc 0,00435 rad. Đặt một khe ánh sáng đơn sắc bước sóng 0,63 μm hẹp song song với giao tuyến I của hai gương cách giao tuyến một khoảng 18 cm. Gọi S1 và S2 là hai ảnh ảo tạo bởi hai gương. Các tia sáng phát ra từ S phản xạ trên hai gương hình như phát ra từ S1 và S2 truyền tới giao thoa với nhau trên màn ảnh E đặt trước gương và song song với hai khe (màn cách giao tuyến một khoảng 2,96 m). Tính khoảng vân.
A. 1,26 mm.		B. 1,2 mm.			C. 2,5 mm.			D. 1,5 mm.
Bài 52: Hai hai gương phẳng hợp với nhau một góc (π − α) (với a rất nhỏ). Khe sáng S phát ánh sáng đơn sắc bước sóng 0,58 μm đặt song song với giao tuyến I của hai gương và cách I một khoảng là 1 m. Gọi S1 và S2 lân lượt là ảnh của S qua các gương. Màn ảnh E đặt vuông góc với mặt phẳng trung trực của S1S2, song song với khe S và cách giao tuyến hai gương 2 m. Tìm α biết khoảng vân giao thoa trên màn là 0,232 mm.
A. 0,0025 rad. 		B. 0,00025 rad. 		C. 0,025 rad.		 	D. 0,00375 rad.
Bài 53: Hai gương phẳng nghiêng với nhau một góc 0,005 rad. Khoảng cách từ giao tuyến 1 của hai gương đến khe sáng S là 1 m. Gọi S1 và S2 lần lượt là ánh của S qua các gương. Màn ảnh E đặt vuông góc với mặt phẳng trung trực của S1S2, song song với khe S và cách giao tuyến hai gương 1 m. Tính khoảng vân trên màn ảnh khi chiếu bức xạ đơn sác có bước sóng 0,5μm.
A. 1,26 mm.		B. 0,1 mm.			C. 2,5 mm.			D. 1,5 mm.
Bài 54: Một hệ gương Fresnel gồm hai gương phẳng G1 và G2 nghiêng với nhau một góc 0,0005 rad. Đặt một khe ánh sáng hẹp song song với giao tuyến I của hai gương cách I một khoảng 1 m. Gọi S1 và S2 là hai ảnh ảo tạo bởi hai gương. Các tia sáng phát ra từ S phản xạ trên hai gương hình như phát ra từ S1 và S2 truyền tới giao thoa với nhau trên màn ảnh E đặt trước gương và song song với S và vuông góc với mặt phẳng trung trực của S1S2 (màn cách giao tuyến 2 m). Số vân sáng có thể quan sát được trên màn E khi bước sóng ánh sáng là 0,5 μm
A. 15.			B. 16.				C. 1.				D. 3.
Bài 55: Hai gương phẳng G1 và G2 đặt nghiêng với nhau một góc nhỏ α. Đặt một khe sáng hẹp song song với giao tuyến của hai gương và cách giao tuyến một khoảng d, phát ánh sáng đơn sắc có λ. Gọi S1 và S2 là hai ảnh ảo của S cho bởi hai gương. Các tia sáng phát ra từ S phản xạ trên G1 và G2 tựa như phát ra từ S1 và S2 và truyền tới giao thoa với nhau trên màn ảnh đặt vuông góc mặt phẳng trung trục của S1 và S2. Khoảng cách từ giao tuyến của hai gương đến màn là 1. Xác định khoảng vân trên màn.
A. λ(d + l)/(dα).		B. λ.(d+l)/(2dα).  		C. 2λ(d + l)/(dα). 		D. λ(2d + l)/(dα).
Bài 56: Một thấu kính hội tụ tiêu cự 50 cm được cưa đôi theo mặt phẳng chứa trục chính và vuông góc với tiết diện của thấu kính, rồi tách ra một đoạn nhỏ 2 mm thành lưỡng thấu kính có các quang tâm là O1 và O2. Nguồn sáng S phát ra bức xạ đơn sắc có bước sóng 1,64/3 (μm), được đặt trên trục đối xứng của lưỡng thấu kính và cách nó một khoảng 1 m. Đặt sau lưỡng thấu kính một màn ảnh vuông góc với trục đối xứng của lưỡng thấu kính và cách thấu kính một khoảng 4 m. Xác định số vân quan sát được. 
A. 25.			B. 23.				C. 21.				D. 19.
Bài 57: Một thấu kính hội tụ tiêu cự 40 cm được cưa đôi theo mặt phẳng chứa trục chính và vuông góc với tiết diện của thấu kính, rồi cắt đi mồi nửa một lớp dày 1 mm, sau đó dán lại thành lưỡng thấu kính có các quang tâm là O1 và O2. Nguồn sáng S phát ra bức xạ đơn sấc có bước sóng là 0,5 (μm), được đặt trên trục đối xứng cứa lường thấu kính và cách nó một khoáng 20 cm. Đặt sau lưỡng thấu kính một màn ánh vuông góc với trục đối xứng của lưỡng thấu kính và cách thấu kính một khoáng 1 m. Khoảng vân giao thoa trên màn là	
A. 0,375 mm.		B. 0,25mm.			C. 0,35 mm.			D. 0,125mm.
Bài 58: Một thấu kính hội tụ tiêu cự 50 cm được cưa đôi theo mặt phẳng chứa trục chính và vuông góc với tiết diện của thấu kính, rồi cắt đi mỗi nửa một lớp dày 1 mm, sau đó dán lại thành lưỡng thấu kính có các quang tâm là O1 và O2. Nguồn sáng S phát ra bức xạ đơn sắc thuộc vùng đỏ, có bước sóng là 0,5 (μm), được đặt trên trục đối xứng của lưỡng thấu kính và cách nó một khoảng 25 cm. Đặt sau lưỡng thấu kính một màn ảnh vuông góc với trục đối xứng của lưỡng thấu kính và cách thấu kính một khoảng 1 m. Số vân sáng quan sát được trên màn là
A. 9.			B. 10				C. 11.				D. 12.
Bài 59: Một thấu kính hội tụ tiêu cự 15 cm được cưa đôi theo mặt phẳng chứa trục chính và vuông góc với tiết diện của thấu kính, rồi cắt đi mỗi nửa một lớp dày 1,25 mm, sau đó dán lại thành lưỡng thấu kính có các quang tâm là O1 và O2. Nguồn sáng S phát ra bức xạ đơn sắc thuộc vùng đỏ, có bước sóng là 0,64 (pin), được đặt trên trục đôi xứng của lưỡng thấu kính và cách nó một khoảng 7,5 cm. Đặt sau lưỡng thấu kính một màn ảnh vuông góc với trục đối xứng của lưỡng thấu kính và cách thấu kính một khoảng 235 cm. Tính số vân sáng quan sát.
A. 61.			B. 27.				C. 53.				D. 57.
Bài 60: Một thấu kính hội tụ tiêu cự 40 cm được cưa đôi theo mặt phẳng chứa trục chính và vuông góc với tiết diện của thấu kính, rồi cắt đi mỗi nửa một lớp dày 1 mm, sau đó dán lại thành lưỡng thấu kính có các quang tâm là O1 và O2. Nguồn sáng S phát ra bức xạ đơn sắc có bước sóng là 0,45 (μm), được đặt trên trục đối xứng của lưỡng thấu kính và cách nó một khoảng 20 cm. Đặt sau lưỡng thấu kính một màn ảnh vuông góc với trục đối xứng của lưỡng thấu kính và cách thấu kính một khoảng 1 m. Số vân sáng trên màn là
A. 17.			B. 13.				C. 15				D. 25
1.D
2.C
3.A
4.C
5.C
6.B
7.A
8.B
9.A
10.D
11.A
12.D
13.D
14.D
15.B
16.B
17.C
18.D
19.B
20.A
21.B
22.D
23.A
24.C
25.B
26.C
27.B
28.D
29.B
30.C
31.B
32.B
33.B
34.A
35.D
36.A
37.C
38.B
39.B
40.C
41.A
42.C
43.D
44.D
45.A
46.C
47.D
48.B
49.B
50.C
51.A
52.D
53.B
54.C
55.B
56.A
57.C
58.C
59.A
60.C



Chủ đề 18. QUANG PHỔ. CÁC TIA
A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
I− CÁC LOẠI QUANG PHỎ
1. Máy quang phổ lăng kính
− Là dụng cụ dùng để phân tích một chùm ánh sáng phức tạp thành những thành phần đơn sắc.
− Gồm 3 bộ phận chính:
a. Ống chuẩn trực
− Gồm TKHT L1, khe hẹp F đặt tại tiêu điểm chính của L1.
− Tạo ra chùm song song.
b. Hệ tán sắc
− Gồm 1 (hoặc 2, 3) lăng kính.
− Phân tán chùm sáng thành những thành phần đơn sắc, song song.
c. Buồng tối
− Là một hộp kín, một đầu có TKHT L2, đầu kia có một tấm phim ảnh K (hoặc kính ảnh) đặt ở mặt phẳng tiêu của L2.


 − Các chùm sáng song song ra khói hệ tán sắc. sau khi qua L2 sẽ hội tụ tại các điểm khác nhau trân tấm phim K, mồi chùm cho ta một ánh thật, đơn sắc của khe F. Vậy trên tấm phim K, ta chụp được một loạt ảnh của khe F, mỗi ánh ứng với một bước sóng xác định và gọi là một vạch quang phổ.
− Tập hợp các vạch quang phổ chụp được làm thành quang phổ của nguồn sáng.
2. Quang phổ phát xạ
+ Mọi chất rắn, lỏng, khí được nung nóng đến nhiệt độ cao, đều phát ánh sáng. Quang phổ của ánh sáng do các chất đó phát ra gọi là quang phổ phát xạ của chúng.
+ Để khảo sát quang phổ của một chất, ta đặt một mẫu nhỏ (vài miligam) chất đó lên đầu một điện cực than, rồi cho phóng một hồ quang điện giữa cực ấy với một cực than khác, và cho ánh sáng của hồ quang ấy rọi vào khe F của một máy quang phố, đế chụp quang phổ của chất ấy.
− Có thể chia thành 2 loại:
a. Quang phổ liên tục
+ Quang phổ liên tục là một dải có màu có máu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.
+ Quang phổ liên tục do các chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí có áp suất lớn, phát ra khi bị nung nóng.
+ Quang phổ liên tục của các chất khác nhau ở cùng một nhiệt độ thì giống nhau và phụ thuộc nhiệt độ của chúng. 
b. Quang phổ vạch
+ Quang phổ vạch là một hệ thống những vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.
+ Quang phổ vạch do chất khí ở áp suất thấp phát ra, khi bị kích thích bằng nhiệt, hay bằng điện.
+ Quang phổ vạch của các nguyên tố khác nhau thì rất khác nhau (số lượng các vạch, vị trí (hay bước sóng) và độ sáng ti đối giữa các vạch).
+ Mỗi nguyên tố hóa học có một quang phổ vạch đặc trung của nguyên tố đó.
3. Quang phổ hẩp thụ
+ Dùng một bóng đèn điện dây tốc chiếu sang khe F của một máy quang phổ. Trên tiêu diện của thấu kính buồng tối, có một quang phổ liên tục của dây tốc đèn.
+ Đặt xen giữa đèn và khe F một cốc thúy tinh đựng dung dịch màu, thì trên quang phổ liên tục ta thấy có một dải đen. Ta kết luận rằng, các vạch quang phổ trong các dài đen ấy đã bị dung dịch hấp thụ.
+ Quang phổ liên tục, thiếu các bức xạ do bị dung dịch hấp thụ, được gọi là quang phổ hấp thụ của dung dịch.
+ Các chất rắn, lỏng và khí đều cho quang phổ hấp thụ.
+ Quang phổ hấp thụ của chất khí chỉ chứa các vạch hấp thụ. Quang phổ của chất lỏng và chất rắn chứa các “đám” gồm cách vạch hấp thụ nối tiếp nhau một cách liên tục.
II− TIA HỒNG NGOẠI VÀ TIA TỬ NGOẠI
1. Phát hiện tia hồng ngoại và tia tử ngoại
− Đưa mối hàn của cặp nhiệt điện:
+ Vùng từ Đ → T: kim điện kế bị lệch.
+ Đưa ra khỏi đầu Đ (A): kim điện kế vẫn lệch.
+ Đưa ra khỏi đầu T (B): kim điện kế vẫn tiếp tục lệch.
+ Thay màn M bằng một tấm bìa có phủ bột huỳnh quang → ở phàn màu tím và phần kéo dài của quang phổ khỏi màu tím phát sáng rất mạnh.		
− Vậy, ở ngoài quang phổ ánh sáng nhìn thấy được, ở cả hai đầu đỏ và tím, còn có những bức xạ mà mắt không trông thấy, nhưng mối hàn của cặp nhiệt điện và bột huỳnh quang phát hiện được.
− Bức xạ ở điểm A: bức xạ (hay tia) hồng ngoại.
− Bức xạ ở điểm B: bức xạ (hay tia) tử ngoại.


2. Bản chất và tính chất chung của tia hồng ngoại và tử ngoại
a. Bản chất 	
− Tia hồng ngoại (0,76 µm – 10−3 m) và tia tử ngoại (0,38 µm – 10−9 m) có cùng bản chất với ánh sáng thông thường (bân chất là sóng điện từ), và chỉ khác ở chỗ, không nhìn thấy được.
b. Tính chất
− Chúng tuân theo các định luật: truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ, và cũng gây được hiện tượng nhiễu xạ, giao thoa như ánh sáng thông thường.
3. Tia hồng ngoại
a. Cách tạo
− Mọi vật có nhiệt độ cao hon 0 K đều phát ra tia hồng ngoại.
− Vật có nhiệt độ cao hon môi trường xung quanh thì phát bức xạ hồng ngoại ra môi trường.
− Nguồn phát tia hồng ngoại thông dụng: bóng đèn dây tóc, bếp ga, bếp than, điôt hồng ngoại...
b. Tính chất và công dụng
− Tác dụng nhiệt rất mạnh → sấy khô, sưởi ấm...
− Gây một số phản ứng hoá học → chụp ảnh hồng ngoại.
− Có thể biến điệu như sóng điện từ cao tần → điều khiển dùng hồng ngoại.
− Trong lĩnh vực quân sự.
4. Tia tử ngoại
a. Nguồn tia tử ngoại
− Những vật có nhiệt độ cao (từ 2000°C trở lên) đều phát tia tử ngoại.
− Nguồn phát thông thường: hồ quang điện, Mặt trời, phổ biến là đèn hơi thuỷ ngân.
b. Tính chất
− Tác dụng lên phim ảnh.
− Kích thích sự phát quang của nhiều chất.
− Kích thích nhiều phản ứng hoá học.
− Làm ion hoá không khí và nhiều chất khí khác.
− Tác dụng sinh học.
c. Sự hấp thụ
− Bị thuỷ tinh, nước hấp thụ mạnh.
− Thạch anh trong suốt với vùng tử ngoại gần ().
− Tần ozon hấp thụ hầu hết các tia tử ngoại có bước sóng dưới 300 nm.
d. Công dụng
− Trong y học: tiệt trùng, chữa bệnh còi xương.
− Trong CN thực phẩm: tiệt trùng thực phẩm.
− CN cơ khí: tìm vết nứt trên bề mặt các vật bằng kim loại.
III− TIA X 
1. Phát hiện về tia X
− Mỗi khi một chùm catôt − tức là một chùm êlectron có năng lượng lán − đập vào một vật rắn thì vật đó phát ra tia X.
2. Cách tạo tia X

− Dùng ống Cu−lít−giơ là một ống thuỷ tinh bên trong là chấn không, có gắn 3 điện cực. 
+ Dây nung bằng vonfram FF’ làm nguồn êlectron. FF’ được nung nóng bằng một dòng điện 
→  làm cho các êlectron phát ra.
+ Catôt K, bằng kim loại, hình chỏm cầu.
+ Anôt A bằng kim loại có khối lượng nguyên tử lớn và điểm nóng chảy cao.
+ Hiệu điện thế giữa A và K cỡ vài chục kV, các êlectron bay ra từ FF’ chuyển động trong Tia X điện trường mạnh giữa A và K đến đập vào A và làm cho A phát ra tia X.
3. Bản chất và tính chất của tia X
a. Bản chất
− Tia X là sóng điện từ có bước sóng nằm trong khoảng từ 10−11 m đến 10−8 m.
b. Tính chất
− Tính chất nổi bật và quan trọng nhất là khả năng đâm xuyên. Tia X có bước sóng càng ngắn thì khả năng đâm xuyên càng lớn (càng cứng).
− Làm đen kính ảnh.
− Làm phát quang một số chất.
− Làm ion hoá không khí.
− Có tác dụng sinh lí.
c. Công dụng
Tia X được sử dụng nhiều nhất để chiếu điện, chụp điện (vì nó bị xương và các lỗ tổn thương bên trong cơ thể cản mạnh hơn da thịt), để chuẩn đoán bệnh hoặc tìm chỗ xương gãy, mảnh kim loại trong người..., để chữa bệnh (chữa ung thư). Nó còn được dùng trong công nghiệp để kiểm tra chất lượng các vật đúc, tìm các vết nứt, các bọt khí bên trong các vật bằng kim loại; để kiểm tra hành lí của hành khách đi máy bay, nghiên cứu cấu trúc vật rắn...
4. Thang sóng điện từ
+ Sóng vô tuyến điện, tia hồng ngoại, ánh sáng thông thường, tia tử ngoại, tia X và tia gamma, đều có cùng bản chất, cùng là sóng điện từ, chỉ khác nhau về tần số (hay bước sóng). Các sóng này tạo thành một phổ liên tục gọi là thang sóng điện từ.
+ Sự khác nhau về tần số (bước sóng) của các loại sóng điện từ đã dẫn đến sự khác nhau về tính chất và tác dụng của chúng. 
+ Toàn bộ phổ sóng điện từ, từ sóng dài nhất (hàng chục km) đến sóng ngắn nhất (cỡ 10−12 + 10−15m) đã được khám phá và sử dụng.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC DẠNG TOÁN
BÀI TẬP VỀ GIAO THOA VỚI CÁC TIA HỒNG NGOẠI, TỬ NGOẠI, RƠNGHEN
Trên màn vẫn xuất hiện các cực đại, cực tiểu nhưng mắt không quan sát được. Có thể phát hiện các cực đại, cực tiểu này bằng cách dùng pin nhiệt điện hoặc phim chụp hoặc đối với tia tử ngoại và tia X có thể phủ lên màn ảnh một chất phát quang.
Ví dụ 1: Giả sử làm thí nghiệm I−âng với hai khe cách nhau một khoảng a = 3 mm, màn quan sát cách hai khe D = 0,45 m, thí nghiệm với bức xạ tử ngoại. Đặt một tấm giấy ảnh lên trước màn quan sát thì sau khi tráng trên giấy hiện một loạt vạch đen song song, cách đều nhau. Khoảng cách giữa vạch đen thứ nhất đến vạch đen thứ 37 cùng phía so với vạch chính giữa là 1,39 mm. Bước sóng của bức xạ là 
A. 833 nm.		B. 288nm.			C. 257 nm.			D. 756 nm.
Hướng dẫn
 Chọn C.
Ví dụ 2: Giả sử làm thí nghiệm I−âng với hai khe cách nhau một khoảng a, màn quan sát cách hai khe D. Dịch chuyển một mối hàn của cặp nhiệt điện trên màn theo một đường vuông góc với hai khe, thì thấy cứ sau 0,5 mm thì kim điện kế lại lệch nhiều nhất. Nếu tăng a gấp đôi và tăng D thêm 0,3 m, lặp lại thí nghiệm thì thấy cứ sau 0,3 mm thì kim điện kế lại lệch nhiều nhất. Tính D.
A. 2m.			B. 1,2 m.			C. 1,5 m.			D. 2,5 m.
Hướng dẫn
 

BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: Chọn câu sai khi nói về máy quang phổ lăng kính .
A. Buồng tối có cấu tạo gồm một thấu kính hội tụ và một tấm kính ảnh đặt ở tiêu diện của nó . 
B. Hệ tán sắc có tác dụng phân tích chùm sáng phức tạp thành những thành phần đơn sắc.
C. Ống chuẩn trực có tác dụng làm hội tụ các chùm sáng đơn sắc khác nhau .
D. Cấu tạo của hệ tán sắc gồm một hoặc nhiều lăng kính .
Bài 2: Khi chiếu chùm ánh sáng ừăng vào khe của máy quang phổ lăng kính, chùm tia ló khỏi thấu kính của buồng ảnh gồm các chùm tia 
A. hội tụ, có nhiều màu.				B. song song màu trắng,
C. song song, mỗi chùm một màu.			D. phân kì, có nhiều màu.
Bài 3: Điều nào sau đây là đúng khi nói về ứng dụng của quang phổ liên tục? Dùng đế xác định
A. thành phần cấu tạo của các vật phát sáng.	B. nhiệt độ của các vật phát sáng
C. bước sóng của ánh sáng.				D. phàn bố cường độ ánh sáng theo bước sóng
Bài 4: Tìm phương án sai:
A. Quang phổ liên tục là một dải sáng có màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím.
B. Tất cả các vật rắn, lỏng hoặc khí có tỉ khối lớn khi bị nung nóng đều phát ra quang phổ liên tục.
C. Quang phổ của ánh sáng Mặt Trời thu được trên Trái Đất là quang phổ liên tục.
D. Nguồn phát ánh sáng trắng là nguồn phát quang phổ liên tục
 Bài 5: Chọn phương án sai:
A. Quang phổ vạch phát xạ là quang phổ gồm những vạch màu riêng rẽ nằm trên một nền tối.
B. Các khí hay hơi ở áp suất thấp khi bị kích thích phát sáng sẽ bức xạ quang phổ vạch phát xạ.
C. Quang phổ không phụ thuộc vào trạng thái tồn tại của các chất.
D. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố hoá học khác nhau là không giống nhau. 
Bài 6: Chọn phương án sai:
A. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì rất khác nhau
B. Quang phổ vạch phát xạ của natri có hai vạch màu vàng rất sáng nằm xa nhau
C. Quang phổ vạch của hiđrô có hệ thống bốn vạch đặc trưng dễ phát hiện.
D. Quang phổ phát xạ được dùng để nhận biết sự có mặt các nguyên tố hóa học và nồng độ trong hợp chất.
Bài 7: Quang phổ vạch hấp thụ
A. là hệ thống các vạch tối nằm trên nền một quang phổ liên tục
B. là hệ thống các vạch tối nằm trên nền quang phổ vạch phát xạ 
C. là hệ thống các vạch tối trên nền sáng trắng
D. do nguyên tử bức xạ ra
Bài 8: Phát biểu nào sau đây sai. Quang phổ vạch
A. phát xạ và quang phổ vạch hấp thụ không phụ thuộc nhiệt độ
B. phát xạ có các vạch màu riêng lẻ ừên nền đen
C. hấp thụ có những vạch đen trên nền quang phổ liên tục
D. phát xạ do các khí hay hơi ở áp suất thấp bị kích thích phát ra
Bài 9: Quang phổ nào sau đây không phải là do nguyên tử, phân tử bức xạ 
A. quang phổ vạch phái xạ giông nhau		B. quang phổ vạch phát xạ khác nhau,
C. quang phổ vạch hấp thụ khác nhau. 		D. tinh chất vật lý giống nhau.	
Bài 11: Chọn câu sai. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì
A. rất khác nhau về số lượng vạch quang phổ.
B. rất khác nhau về vị trí các vạch quang phổ.
C. rất khác nhau về màu sắc, độ sáng tỉ đối của các vạch.
D. không phụ thuộc vào nhiệt độ.
Bài 12: Quang phổ vạch phát xạ thực chất
A. những vạch sáng tối trên nền quang phổ.
B. bức xạ ánh sáng trắng tách ra từ chùm sáng phức tạp. 
C. hệ thống các vạch sáng trên nền tối.
D. ảnh thật của quang phổ tạo bởi những chùm ánh.		
Bài 13: Chọn phương án sai.
A. Quang phổ hấp thụ của dung dịch đồng suníat loãng có hai đám tối ở vùng màu đỏ, cam và vùng chàm tím.
B. Các chất lòng cho quang phổ đám hấp thụ.
C. Các chất rắn không cho quang phổ đám hấp thụ.
D. Chất diệp lục cho quang phổ đám hấp thụ.
Bài 14: Chất có thể cho quang phổ hấp thụ đám là
A. chất rắn, chất lỏng và chất khí.			B. chất rắn và chất lỏng.
C. chất rắn và chất khí.				D. chất lỏng và chất khí có áp suất bé.
Bài 15: Tìm phát biểu sai. Quang phổ vạch của các nguyên tố hóa học khác nhau thì
A. khác nhau về số lượng vạch.			B. khác nhau về màu sắc các vạch.
C. khác nhau về độ sáng tỉ đối giữa các vạch.	D. khác nhau về bề rộng các vạch quang phố.
Bài 16: Chọn câu sai khi nói về quang phổ hấp thụ.
A. Chất rắn không có khả năng cho quang phổ hấp thụ.
B. Quang phổ hấp thụ của chất khí chỉ chứa các vạch hấp thụ. 
C. Độ sáng của các vạch tối trong quang phổ hấp thụ khác nhau.
D. Quang phổ hấp thụ của chất lỏng gồm các đám.
Bài 17: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quang phổ liên tục?
A. Để thu được quang phổ liên tục, người ta phải chiếu chùm ánh sáng trắng qua lăng kính.
B. Quang phổ liên tục của nguồn sáng nào thì phụ thuộc vào bản chất hóa học của nguồn sáng đó.
C. Quang phổ liên tục chỉ phụ thuộc nhiệt độ của vật phát ra quang phổ đó.
D. Quang phổ liên tục gồm nhiều dài màu từ đỏ đến tím ngăn cách nhau bằng những khoảng tối. 
Bài 19: Phát biểu nào sau đây là SAI khi nói về quang phổ vạch phát xạ?
A. Quang phổ vạch phát xạ bao gồm một hệ thống những vạch màu riêng rẽ nằm trên một nền tối.
B. Quang phổ vạch phát xạ bao gồm một hệ thống những dải màu biến thiên liên tục nằm trên một nền tối.
C. Mỗi nguyên tố hoá học ở những hạng thái khí hay hơi nóng sáng dưới áp xuất thấp cho một quang phổ vạch riêng, đặc trưng cho nguyên tố đó.
D. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau là rất khác nhau về số lượng các vạch, về bước sóng (tức là vị tri các vạch) và cường độ sáng của các vạch đó.
Bài 20: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại có bản chất sóng điện từ.
B. Tia hồng ngoại có chu kì nhỏ hơn tia tử ngoại.
C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có tác dụng nhiệt.
D. Tia hồng ngoại có tác dụng lên kính ảnh.
Bài 21: Chọn phương án SAI.
A. Bản chất của tia hồng ngoại là sóng điện từ.
B. Tác dụng nối bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.
C. Tia hồng ngoại được ứng dụng chu yếu để sấy khô và sưởi  ấm, chụp anh trong đêm
D. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau là rất khác nhau về số lượng các vạch, về bước sóng (tức là vị trí các vạch) và cường độ sáng của các vạch đó.
Bài 22: Chọn phương án sai.
A. Tia hồng ngoại là bức xạ mắt nhìn thấy được.
B. Bước sóng tia hồng ngoại nhỏ hơn sóng vô tuyến
C. Vật ở nhiệt độ thấp phát tia hồng ngoại.
D. Vật ở nhiệt độ trên 3000°C có bức xạ tia hồng ngoại.
Bài 23: Chọn phương án SAI. Tia hồng ngoại
A. tác dụng lên một loại kính ảnh.			B. dùng để sấy khô và sưởi ấm.
C. dùng để chữa bệnh còi xương.			D. có liên quan đến hiệu ứng nhà kính.
Bài 24: Chọn phương án đúng.
A. Tia tử ngoại có thể nhìn thấy.
B. Tia tử ngoại có tần số nhỏ hơn tần số ánh sáng trông thấy
C. Tia tử ngoại không bị nước hấp thụ.
D. Tia tử ngoại dùng để chữa bệnh còi xương.
Bài 25: Tính chất nào sau đây không phải là đặc điểm của tia tử ngoại:
A. Tác dụng mạnh lên kính ảnh			B. Làm ion hóa không khí
C. Trong suốt đối với thủy tinh, nước		D. Làm phát quang một số chất
Bài 26: Tia hồng ngoại không có tính chất nào sau đây?
A. Tác dụng nhiệt					B. Tác dụng lên kính ảnh thích họp
C. Gây ra hiệu ứng quang điện trong		D. Mắt người nhìn thấy được
Bài 27: Nguồn sáng nào sau đây không phát tia tử ngoại 
A. hồ quang điện.					B. đèn thuỷ ngân,
C. đèn hơi natri.						D. vật nung trên 3000°C.
Bài 28: Chọn phương án sai. Tia hồng ngoại
A. chủ yếu để sấy khò và sưởi ảm			B. để gây ra hiện tượng quang điện trong
C. dùng chụp ánh trong đêm tối			D. dùng làm tác nhân iôn hoá
Bài 29: Chọn phương án sai khi nói về tia tử ngoại. 
A. Khả năng gây phát quang được ứng dụng để tìm vết nứt, vết xước trong kỹ thuật chế tạo máy.
B. Tác dụng sinh học được ứng dụng đé chữa bệnh còi xương, diệt vi khuẩn...
C. Dùng làm tác nhân ion hoá, kích thích sự phát quang, để gây ra hiện tượng quang điện.
D. Dùng tử ngoại để chữa bệnh mù màu.	
Bài 30: Phát biểu nào sau đây đúng với tia tử ngoại?
A. Tia tử ngoại là một trong những bức xạ mà mắt thường có thể nhìn thấy.
B. Tia tử ngoại là bức xạ không nhìn thấy có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng tím.
C. Tia tử ngoại là một trong những bức xạ do các vật có khối lượng riêng lớn phát ra.
D. Tia tử ngoại là sóng êlectron.
Bài 31: Điều nào sau đây là sai khi so sánh tia hồng ngoại với tia tử ngoại?	
A. Cùng bản chất là sóng điện từ.
B. Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn tia tử ngoại.
C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều tác dụng lên kính ảnh.
D. Tia hồng ngoại và tia từ ngoại đều không nhìn thấy bằng mắt thường.
Bài 32: Phát biểu nào sau đây về tia tử ngoại là sai? Tia tử ngoại
A. có thể dùng để chữa bệnh ung thư nông.
B. có tác dụng sinh học: diệt khuẩn, hủy diệt tế bào. 
C. tác dụng lên kính ảnh.
D. làm ion hóa không khí và làm phát quang một số chất.
Bài 33: Phát biểu nào sau đây về tia hồng ngoại là sai?
A. Tia hồng ngoại do các vật nung nóng phát ra.
B. Tia hồng ngoại làm phát quang một số chất khí.
C. Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.
D. Tia hồng ngoại có tần số nhỏ hơn 4. 1014 Hz.
Bài 34: Chiếu một chùm bức xạ vào một tấm thạch anh theo phương vuông góc thì chùm ló có cường độ gần bằng chùm tới. Chùm bức xạ đó thuộc vùng:
A. hồng ngoại gần.					B. sóng vô tuyến. 
C. tử ngoại gần. 						D. hồng ngoại xa.
Bài 36: Trong thí nghiệm phát hiện tia hồng ngoại và tia tử ngoại dụng cụ nào được sử dụng:
A. quang trở.						B. tế bào quang điện
C. pin nhiệt điện.					D. pin quang điện.
Bài 37: Tia hồng ngoại có bước sóng nằm trong khoảng nào trong các khoảng sau đây? 
A. Từ 10−12 m đến 10−9 m.				B. Từ 10−9 m đến 4.10−7 m.
C. Từ 4.10−7 m đến 7,5.10−7 m.			D. Từ 7,6.10−7 m đến 10−3 m.
Bài 38: Thân thể con người ở nhiệt độ 37°C phát ra bức xạ nào trong các loại bức xạ sau?
A. Tia X.							B. Bức xạ nhìn thấy.
C.  Tia hồng ngoại.					D. Tia tử ngoại.	
Bài 39: Một bức xạ hồng ngoại có bước sóng 6.10−3 mm, so với bức xạ tử ngoại bước sóng 125 nm, thì có tần số nhỏ hơn 
A. 50 lần			B. 48 lần			C. 44 lần			D. 40 lần
Bài 40: Tia X có bước sóng 0,25 nm, so với tia tử ngoại bước sóng 0,3 µm, thì có tần số cao gấp
A. 120 lần			B. 12.103 lần		C. 12 lần			D. 1200 lần
Bài 41: Các bức xạ có bước sóng trong khoảng từ 3.10−9 m đến 3.10−7 m là 
A. ánh sáng nhìn thấy	B. tia tử ngoại 		C. tia hồng ngoại 		D. tia Rơnghen
 Bài 42: Bước sóng của một trong các bức xạ màu lục có trị số là 
A. 55 nm			B. 0,55 μm			C. 0,55 nm			D. 0,55 mm
Bài 43: Một dải sóng điện từ trong chân không có tần số từ 4,0.1014 Hz đến 7,5.1014 Hz. Biết vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Dải sóng trên thuộc vùng nào trong thang sóng điện từ?
A. ánh sáng nhìn thấy.	B. tia tử ngoại.		C. tia Roughen.		D. tia hồng ngoại.
Bài 44: Khi nói về tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X và ánh sáng nhìn thấy, phát biểu nào sau đây là SAI?		
A. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X và ánh sáng nhìn thấy đều có cùng bản chất.
B. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X và ánh sáng nhìn thấy đều có thể gây ra hiện tượng quang điện.
C. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X và ánh sáng nhìn thấy đều có tác dụng lên kính ảnh.
D. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại và ánh sáng nhìn thấy không bị lệch hướng trong điện trường, còn tia X bị lệch hướng trong điện trường.
Bài 45: Tính chất nào sau đây không phải là của tia Rơnghen
A. có khả năng đâm xuyên rất mạnh.	B. có tác dụng làm phát quang một số chất
C. bị lệch hướng trong điện trường.		D. có tác dụng sinh lý như huỷ diệt tế bào.	
Bài 46: Chọn phương án sai khi nói về tia Rơnghen.
A. Trong ống Rơnghen người ta nối anốt và catốt vào hiệu điện thế một chiều khoảng vài nghìn vôn.
B. Các ion dương đó được tăng tốc mạnh, bay tới đập vào catốt làm từ đó bật ra các electron.
C. Các electron được tăng tốc mạnh và đập vào đối âm cực, làm phát ra tia Roughen.
D. Tia Rơnghen có bước sóng nhỏ hơn tia tử ngoại.
Bài 47: Điêu nào sau đây là sai khi so sánh tia X với tia tử ngoại?
A. Tia X có bước sóng dài hơn so với tia tử ngoại.		B. Cùng bản chất là sóng điện từ.
C. Có khả năng gây phát quang cho một số chất.		D. Đều có tác dụng lên kính ảnh.
Bài 48: Thuyết điện từ về ánh sáng
A. nêu lên mối quan hệ giữa các tính chất điện từ và quang học của môi trường truyền ánh sáng.
B. đề cập tới bản chất điện từ của sáng.
C. đề cập đên lưỡng tính chất sóng−hật của ánh sáng.
D. giải thích hiện tượng giải phóng electron khi chiếu ánh sáng vào kim loại và bán dẫn.
Bài 49: Bức xạ điện từ có 
A. bước sóng càng ngắn thì càng dễ quan sát hiện tượng giao thoa của chúng.
B. bước sóng càng dài thì khá năng đâm xuyên càng yếu. 
C. tần số càng nhỏ thì càng dễ làm phát quang các chất.
D. tần số càng lớn thì khá năng ion hóa càng yếu.		
Bài 50: Bức xạ có bước sóng trong khoảng từ 10−9m đến 4.10−7m thuộc loại nào trong các loại sóng dưới đây?
A. Tia X.							B. Tia hồng ngoại,
C. Tia tử ngoại.						D. ánh sáng nhìn thấy.
Bài 51: Nói chung các bức xạ có bước sóng dài
A. có tính đâm xuyên càng mạnh.			B. dễ gây ra hiện tượng giao thoa,
C. dễ làm phát quang các chất.			D. dễ làm iôn hóa không khí.
Bài 52: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tia X?
A. Tia X là một loại sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn cả bước sóng của tia tử ngoại.
B. Tia X là một loại sóng điện từ phát ra từ những vật bị nung nóng đến nhiệt độ khoảng 500°C.
C. Tia X không có khả năng đâm xuyên.
D. Tia X được phát ra từ đèn điện.
Bài 53: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tính chất và tác dụng của tia X?
A. Tia X có khả năng xuyên.
B. Tia X có tác dụng mạnh lên kính ảnh, làm phát quang một số chất
C. Tia X không có khả năng ion hóa không khí.
D. Tia X có tác dụng sinh lí.
Bài 54: Khi nói về tia Rơnghen điều nào sau đây không đúng?
A. có bản chất giống với tia hồng ngoại.		B. có khả năng xuyên qua tấm chì dày cỡ mm. 
C. không phải là sóng điện từ.			D. có năng lượng lớn hơn tia tử ngoại.
Bài 55: Phát biểu nào sau đây không đúng. Tia Rơnghen
A. có cùng bản chất với tia hồng ngoại.	B. có khả năng xuyên qua một tấm nhôm dày cỡ cm.
C. có năng lượng lớn hơn tia tử ngoại.	D. không có các tính chất giao thoa nhiễu xạ.
Bài 56: Chọn phương án sai. Các bức xạ có bước sóng càng ngắn
A. có tính đâm xuyên càng mạnh.		B. dễ gây ra hiện tượng giao thoa,
C. dễ làm phát quang các chất.		D. dễ lảm iỏn hỏa không khí.
Bài 57: Chọn phương án sai khi nói về tia Rơnghen, tia tử ngoại, ánh sáng trông thấy, tia hồng ngoại, sóng vô tuyến.
A. Khi bước sóng khác nhau nên tính chất của các tia sẽ rất khác nhau.
B. Các tia có bước sóng càng ngắn có tính đâm xuyên càng mạnh, dễ tác dụng lên kính ảnh.
C. Đối với các tia có bước sóng càng dài, ta càng dễ quan sát hiện tượng giao thoa của chủng.
D. Giữa các vùng tia có ranh giới rõ rệt
Bài 58: Chọn phương án sai khi nói về tia Rơnghen?
A. Có khả năng làm iôn hoá.
B. Dễ dàng đi xuyên qua lóp chì dày vài cm. 
C. Có khả năng đâm xuyên mạnh.
D. Dùng để dò các lỗ hổng khuyết tật trong sản phẩm đúc.
Bài 59: Tính chất nào sau đây không phải là của tia Rơnghen?
A. Hủy diệt tế bào. Làm phát quang các chất.	B. Gây ra hiện tượng quang điện
C. Làm ion hóa chất khí.				D. kích thích xương tăng trưởng.
Bài 60: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tính chất va tác dụng tia Rơnghen? Tia Rơnghen có
A. khả năng iôn hóa không khí.
B. khả năng đâm xuyên, bước sóng càng dài khả năng đâm xuyên càng tốt 
C. tác dụng mạnh lện kính ảnh, làm phát quang một sô chât.
D. tác dụng sinh lý.
Bài 61: Chọn phương án sai. Tia Ronghen có
A. tác dụng rất mạnh lên kính ảnh nên nó dùng để chụp điện.
B. tác dụng làm phát quang một số chất nên được ứng dụng chế tạo ra bóng đèn chiếu sáng.
C. khả năng ion hoá chất khí. Ứng dụng làm các máy đo liều lượng.
D. tác dụng sinh lý. Ứng dụng dùng để chữa ung thư
Bài 62: Chọn phương án sai.
A. Tia Rơnghen có bước sóng từ 10−13 m đến 10−9 m.
B. Tia tử ngoại có bước sóng từ 10−9 m đến 4.10−7 m.
C. Ánh sáng trông thấy bước sóng 0.3 pm đến 0,76 μm. 
D. Tia hồng ngoại có bước sóng từ 0,76 μm đến 1 mm.
Bài 63: Ứng dụng không phải là của tia Rơnghen là
A. để kích thích phát quang một số chất.
B. chiếu điện, chụp điện trong y học.
C. dò các lỗ hỗng khuyết tật nằm bên trong sản phẩm đúc.
D. sưởi ấm ngoài da để cho máu lưu thông tốt.
Bài 64: Tia Rơnghen và tia tử ngoại không có tính chất chung:
A. làm phát quang một số chất			B. tác dụng mạnh lên kính ảnh
C. hủy hoại tế bào giết vi khuẩn			D. xuyên qua lóp chì cỡ 1 mm
Bài 65: Điều nào sau đây là sai khi so sánh tia Rơnghen và tia tử ngoại?
A. Có khả năng gây phát quang cho một số chất	B. Cùng bản chất là sóng điện tư
C. đều được dùng để chụp điện, chiếu điện		D. Đều có tác dụng lên kính ảnh
Bài 66: Chọn phương án sai.		
A. Trong phép phân tích quang phổ, để nhận biết các nguyên tố, thường sử dụng quang phổ ở vùng tử ngoại.
B. Trong ống Rơnghen đối âm cực làm bằng kim loại khó nóng chảy.
C. Tia Rơnghen, tia tử ngoại, ánh sáng trông thấy, tia hồng ngoại đều được ứng dụng chụp ảnh.
D. Trong y học, khi chiếu điện không dùng tia Rơnghen cứng bởi vì nó nguy hiểm có thể gây tử vong.
Bài 67: Chọn phương án đúng.
A. Trong y học, khi chiếu điện người ta thường sử dụng tia Rơnghen mềm.
B. Khi nhìn bầu trời đêm, ngôi sao màu vàng có nhiệt độ thấp hơn ngôi sao màu đỏ. 
C. Tia Rơnghen được ứng dụng chữa bệnh ung thư 
D. Các đồng vị có quang phổ vạch phát xạ khác nhau
Bài 68: Phát hiêu mào sau đây là đúng khi nói về tia Rơnghen?
A. chỉ phát ra từ những vật bị nung nóng đến nhiệt độ khoáng 30000C.
B. là một loại sóng điện từ có bước sóng ngan hơn cả bước sổng của tia tử ngoại
C. không có khá năng đâm xuyên.
D. chỉ dược phát ra từ Mặt Trời.	
Bài 69: Chọn phưcmg án sai. Tia Rơnghen được ứng dụng 
A. chữa bệnh ung thư.					B. chiếu điện,
C. chụp điện.						D. gây ra phản ứng hạt nhân.
Bài 70: Một máy quang phổ có lăng kính thuỷ tinh góc chiết quang 60°. Chiếu đồng thời bức xạ màu lục và màu tím vào máy quang phố. Biết chiết suất của chất làm lăng kính đối với bức xạ màu lục là 1,617. Lăng kính được đặt sao cho bức xạ lục cho góc lệch cực tiểu. Tính góc tới của chùm sáng tới lăng kính.
A. 47,9°.			B. 46,9°.			C. 45,9°.			D. 53,95°.
Bài 71: Một máy quang phổ có lăng kính thuỷ tinh góc chiết quang 60°. Chiếu đồng thời các bức xạ màu đỏ, màu tím mà chiết suất của chất làm lăng kính đối với các bức xạ đó lần lượt là: 1,608 và 1,635. Lăng kính được đặt sao cho chùm sáng chiếu vào lăng kính với góc tới 54°. Tính góc hợp bởi tia tím và tia đỏ ló ra khỏi lăng kính.
A. 2,7°.			B. 2,6°.			C. 2,5°,			D. 2,8°.
Bài 72: Một máy quang phổ, lăng kính có góc chiết quang 60° và chiết suất đối với tia đỏ và tia tím lần lượt là 1,608 và 1,635. Chùm sáng gồm 2 màu đỏ và tím chiếu vào lăng kính với góc tới 54°. Cho biết tiêu cự của thấu kính buồng ảnh là 40 cm. Tính khoảng cách giữa 2 vệt sáng màu đỏ và màu tím trên mặt phẳng tiêu diện của thấu kính buồng ảnh.
A. 1,68 cm.		B. 1,86cm.			C. 1,88cm.			D. 1,78 cm.
Bài 73: Trong thí nghiệm giao thoa I−âng , khoảng cách giữa hai khe 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn 1 m. Nguồn sáng S phát ánh sáng trắng có bước sóng nằm trong khoảng từ 0,38 (μm) đến 0,76 (μm). Tại điểm M trên màn cách vân sáng trung tâm 4 (mm), khoét một khe rất hẹp song song với vân sáng trung tâm. Đặt sau M, khe của ống chuẩn trực của một máy quang phố. Hãy cho biết trong máy quang phổ không có ánh sáng đơn sắc nào sau đây?
A. 2/3 (μm).		B. 0,5(μm).			C. 0,6(μm).			D. 4/7 (μm).
Bài 74: Giả sử làm thí nghiệm I−âng với hai khe cách nhau một khoảng a = 2 mm, màn quan sát cách hai khe D = 1,2 m. Dịch chuyển một mối hàn của cặp nhiệt điện trên màn theo một đường vuông góc với hai khe, thì thấy cứ sau 0,5 mm thì kim điện kế lại lệch nhiều nhất. Tính bước sóng của bức xạ.
A. 833 nm.		B. 888nm.			C. 925nm.			D. 756 nm.
Bài 75: Giá sư làm thí nghiệm I−âng với hai khe cách nhau một khoảng a = 0,8 mm, màn quan sát cách hai khe D = 1,2 m, thí nghiệm với bức xạ tử ngoại có bước sóng 360 nm. Đặt một tấm giấy ánh lên trước màn quan sát thì sau khi tráng trên giấy hiện một loạt vạch đen song song, cách đều nhau. Khoáng cách giữa hai vạch đen liên tiếp trên giây là 
A. 0,33 mm.		B. 0,28 mm.			C. 0,54 mm.			D. 0,56 mm.
Bài 76: Thí nghiệm I−âng với hai khe cách nhau một khoảng a = 3 mm, màn quan sát cách hai khe D, thí nghiệm với bức xạ tử ngoại. Phủ lên màn quan sát một lóp bột huỳnh quang thì thấy các vạch sáng cách nhau 0,3 mm. Nếu tăng D thêm 0,3 m thì các vạch sáng cách nhau 0,36 mm. Tính D.
A. 2 m.			B. 1,2 m.			C. 1,5 m			D. 2,5 m.
Bài 77: Khi nói về quang phổ vạch phát xạ, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Quang phổ vạch phát xạ của một nguyên tố là hệ thống những vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.
B. Quang phổ vạch phát xạ của nguyên tố hóa học khác nhau thì khác nhau.
C. Quang phổ vạch phát xạ do chất rắn hoặc chất lỏng phát ra khi bị nung nóng.
D. Trong quang phổ vạch phát xạ của nguyên tử hidro, ở vùng ánh sáng nhìn thấy có bốn vạch đặc trung là: vạch đỏ, vạch lam, vạch chàm, vạch tím.
Bài 78: Trong chân không, các bức xạ có bước sóng tăng dần theo thứ tự đúng là
A. ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại; tia X; tia gamma; sóng vô tuyên và tia hồng ngoại.
B. sóng vô tuyến; tia hồng ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại; tia X và tia gamma. 
C. tia gamma; tia X; tia tử ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia hồng ngoại và sóng vô tuyến. 
D. tia hồng ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại; tia X; tia gamma và sóng vô tuyến. 
Bài 79: Trong chân không, bước sóng ánh sáng lục bằng
A. 546 mm.		B. 546 μm.			C. 546 μm.			D. 546 nm.
Bài 80: Khi nói về tia hồng ngoại và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại gây ra hiện tượng quang điện đối với mọi kim loại.
B. Tần số của tia hồng ngoại nhỏ hơn tần số của tia tử ngoại.
C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều làm ion hóa mạnh các chất khi.
D. Một vật bị nung nóng phát ra tia tử ngoại, khi đó vật không phát ra tia hồng ngoại.
1.C
2.A
3.B
4.C
5.C
6.B
7.A
8.A
9.C
10.A
11.D
12.C
13.C
14.B
15.D
16.A
17.C
18.D
19.B
20.B
21.D
22.A
23.C
24.D
25.C
26.D
27.C
28.D
29.D
30.B
31.B
32.A
33.B
34.C
35.C
36.C
37.D
38.C
39.B
40.D
41.B
42.B
43.A
44.D
45.C
46.A
47.A
48.B
49.B
50.C
51.B
52.A
53.C
54.C
55.A
56.B
57.A
58.B
59.D
60.B
61.B
62.A
63.D
64.D
65.C
66.D
67.C
68.B
69.D
70.D
71.A
72.B
73.C
74.A
75.C
Bạn muốn tìm kiếm gì khác không?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bạn có muốn Tải đề thi thử File Word, Thi Trắc nghiệm Online Free, hay Luyện thi THPT Môn Vật lí theo Chủ đề không? Hãy để lại ý kiến trao đổi nhé.

Bài đăng phổ biến Năm ngoái