Chủ Đề 15 Sóng Điện Từ | Blog Góc Vật Lí | Tài liệu Vật lí File Word free download #21
Blog Góc Vật lí chia sẻ File Word Tài liệu Vật lý "Các phương pháp biểu diễn Dao động Điều hòa và Xác định các Đại lượng đặc trưng" thuộc chủ đề Vật lí 12 LTĐH .
Bạn muốn tìm kiếm gì khác không?
> >>>Link tải về (Free Download) Chủ Đề 15 Sóng Điện Từ full ở đây.
>>> Bài trước: Luyện thi theo Chủ đề Dao Động Điện Từ #20
>>> Các chủ đề liên quan khác trên Blog Góc Vật lí: Giao thoa sóng nước , Lượng tử ánh sáng , Sóng điện từ
>> HOT Con lắc đơn , dao động điều hoà , Hạt nhận nguyên tử ,
>>> Bài này: Chủ Đề 15 Sóng Điện Từ #21
Về Loạt Tài liệu vật lí này:
- Định dạng là Tài liệu vật lý file word bạn có thể Tải về Miễn phí trên Blog Góc Vật lí
- Một cách ngắn gọn đã Tóm tắt Lý thuyết Vật lí 12
- Công thức vật lý quan trọng
- Phân dạng bài tập vật lí có Bài tập mẫu từng dạng
- Lời giải chi tiết và nhấn mạnh những chú ý quan trọng khi giải bài tập vật lí
- Dùng trong LTĐH Môn Vật lí theo Chủ đề, trước khi bạn luyện các Đề thi thử.
- Các câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết và bài tập cơ bản đến nâng cao có đáp án
>>>> Dành cho bạn nào đã luyện xong mức cơ bản: hãy Chinh phục điểm 8+ trong các kỳ thi Tốt nghiệp THPT hoặc đánh giá Năng lực của các trường đại học bằng các bài thi trắc nghiệm Online miễn phí biết kết quả ngay sau khi làm bài.
Một số hình ảnh nổi bật:
Nội dung dạng text:
Chủ Đề 15. Sóng Điện Từ
A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
I. ĐIỆN TỪ TRƯỜNG
1. Mối quan hệ giữa điện trường và từ trường
a. Từ trường biến thiên và điện trường xoáy
+ Phân tích thí nghiệm cảm ứng điện từ của Pha − ra − đây
Sự xuất hiện của dòng điện cảm ứng chứng tỏ tại mỗi điểm trong dây có một điện trường mà vectơ cường độ điện trường cùng chiều với dòng điện. Đường sức cùa điện trường này nằm dọc theo dây, nó là một đường cong kín.
Điện trường có đường sức là những đường cong kín gọi là điện trường xoáy.
+ Kết luận
Nếu tại một nơi có từ trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một điện trường xoáy.
b. Điện trường biến thiên và từ trường
+ Từ trường của mạch dao động.
Cường độ dòng điện trong mạch trên quan mật thiết với tốc độ biến thiên của cường độ điện trường trong tụ điện.
Nếu dòng điện chạy trong mạch phải là dòng điện kín thì phần dòng điện chạy qua tụ điện lúc đó sẽ ứng với sự biến thiên của điện trường trong tụ điện theo thời gian.
Dòng điện chạy trong dây dẫn gọi là dòng điện dẫn.
* Theo Mắc − xoen:
Phần dòng điện chạy qua tụ điện gọi là dòng điện dịch.
Dòng điện dịch có bản chất là sự biến thiên của điện trường trong tụ điện theo thời gian.
+ Kết luận:
Nếu tại một nơi có điện trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một từ trường. Đường sức của từ trường bao giờ cũng khép kín.
2. Điện từ trường và thuyết điện từ Mắc − xoen
a. Điện từ trường
+ Như vậy, điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra từ trường, từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra điện trường xoáy.
+ Hai trường biến thiên này liên quan mật thiết với nhau và là hai thành phần của một trường thống nhất, gọi là điện từ trường.
b. Thuyết điện từ Mắc − xoen
Măc − xoen đã xây dựng được một hệ thống bốn phương trình diễn tả mối quan hệ giữa:
+ Điện tích, điện trường, dòng điện và từ trường.
+ Sự biến thiên của từ trường theo thời gian và điện trường xoáy.
+ Sự biến thiên của điện trường theo thời gian và từ trường.
Hệ phương trình Mắc − xoen là hạt nhân của thuyết điện từ, khẳng định mối liên hệ khăng khít giữa điện tích, điện trường và từ trường.
II. SÓNG ĐIỆN TỪ
1. Sóng điện từ
A. Sóng điện từ là gì?
Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian.
b. Những đặc điểm của sóng điện từ
Sóng điện từ lan truyền được trong môi trường vật chất và trong chân không (với tốc độ lớn nhất m/s).
Sóng điện từ là sóng ngang:
Trong sóng điện từ thì dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn luôn đồng pha với nhau.
Sóng điện từ tuân theo các quy luật truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ như ánh sáng, giao thoa, nhiễu xạ.
Sóng điện từ mang năng lượng.
Sóng điện từ có bước sóng từ vài m đến vài km được dùng trong thông tin liên lạc vô tuyến gọi là sóng vô tuyến:
− Sóng cực ngắn (0,01 m 10 m). − Sóng trung (100 m 1000 m)..
− Sóng ngắn (10 m 100 m). − Sóng dài (> 1000 m).
2. Sự truyền sóng vô tuyến trong khí quyển
a. Các vùng sóng ngắn ít bị hấp thụ
Không khí hấp thụ rất mạnh các sóng dài, sóng trung và sóng cực ngắn, nên các sóng này không thể truyền đi xa (vài km vài chục km).
Không khí cũng hấp thụ mạnh các sóng ngắn. Tuy nhiên, trong một số vùng tương đối hẹp, các sóng có bước sóng ngắn hầu như không bị hấp thụ (16 m; 19 m; 25 m; 31 m; 41 m; 49 m; 60 m; 75 m; 90 m; 120 m).
b. Sự phản xạ của sóng ngắn trên tầng điện li
Tầng điện li là một lớp khí quyển, trong đó các phân tử khí đã bị ion hóa rất mạnh dưới tác dụng của các tia tử ngoại trong ánh sáng Mặt Trời (ở độ cao 80 km đến 800 km).
Các sóng ngắn phản xạ rất tốt trên tầng điện li cũng như trên mặt đất và mặt nước biển. Nhờ có sự phản xạ liên tiếp trên tầng điện li và trên mặt đất mà các sóng ngắn có thể truyền đi rất xa (vài chục nghìn km) trên mặt đất.
3. Mạch dao động hở. Anten
+ Mạch dao động kín là mạch mà điện từ trường hầu như không bức xạ ra bên ngoài.
+ Mạch dao động hở là mạch có bức xạ điện từ trường ra bên ngoài.
+ Anten chính là một dạng mạch dao động hở, là một công cụ hữu hiệu để bức xạ hoặc thu sóng điện từ.
+ Có loại anten dùng để phát sóng, có loại dùng để thu sóng điện từ. Trên đường truyền, nếu sóng điện từ gặp anten thu thì nó tạo ra trong anten thu một dòng điện cảm ứng biến thiên cùng tần số với sóng điện từ đó. Khi đó, một phần năng lượng của điện từ trường biến thành năng lượng của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong anten thu.
+ Anten thu thông thường là loại cảm ứng mạnh với thành phần điện trường E của sóng điện từ. Cũng có loại cảm ứng mạnh với thành phần từ trường B của sóng điện từ như anten ferit.
NGUYÊN TẮC THÔNG TIN BẰNG SÓNG VÔ TUYẾN
1. Nguyên tắc chung của việc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến
* Phải dùng các sóng điện từ cao tần để tải các thông tin gọi là các sóng mang.
* Phải biến điệu các sóng mang.
− Biến các âm thanh (hoặc hình ảnh...) muốn truyền đi thành các dao động điện tần số thấp gọi là các tín hiệu âm tần (hoặc thị tần).
− Dùng mạch biến điệu để “trộn” sóng âm tần với sóng mang: biến điện sóng điện từ.
* Ở nơi thu, dùng mạch tách sóng để tách sóng âm tần ra khỏi sóng cao tần để đưa ra loa.
* Khi tín hiệu thu được có cường độ nhỏ, ta phải khuyếch đại chúng bằng các mạch khuyếch đại.
2. Sơ đồ khối của một máy phát thanh vô tuyến đơn giản 1
(1): Micro.
(2): Mạch phát sóng điện từ cao tần.
(3): Mạch biến điệu.
(4): Mạch khuyêch đại.
(5): Anten phát.
3. Sơ đồ khối của một máy thu thanh đơn giản Y
(1): Anten thu.
(2): Mạch chọn sóng.
(3): Mạch tách sóng.
(4) : Mạch khuyếch đại dao động điện từ âm tần.
(5): Loa.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC DẠNG TOÁN
1. Bài toán liên quan đến sự lan truyền điện từ trường.
2. Bài toán liên quan đến mạch thu sóng.
Dạng 1. BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN SỰ LAN TRUYỀN ĐIỆN TỪ TRƯỜNG
1. Đặc điểm của điện từ trường và sóng điện từ
Điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra từ trường, từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra điện trường xoáy.
Điện trường xoáy có đường sức là những đường cong kín.
Hai trường biến thiên này liên quan mật thiết với nhau và là hai thành phần của một trường thống nhất, gọi là điện từ trường.
Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian.
Sóng điện từ lan truyền được trong môi trường vật chất và cả trong chân không (với tốc độ lớn nhất m/s).
Sóng điện từ là sóng ngang: (theo đúng thứ tự hợp thành tam diện thuận).
Trong sóng điện từ thì dao động của điện trường và của từ trường tại môt điểm luôn luôn đồng pha với nhau.
Sóng điện từ tuân theo các quy luật truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ như ánh sáng, giao thoa, nhiễu xạ.
Sóng điện từ mang năng lượng.
Sóng điện từ có bước sóng từ vài m đến vài km được dùng trong thông tin liên lạc vô tuyến gọi là sóng vô tuyến.
Ví dụ 1: (CĐ − 2011) Khi nói về điện từ trường, phát biểu nào sau đây sai?
A. Nếu tại một nơi có từ trường biến thiên theo thời gian thì tại đó xuất hiện điện trường xoáy.
B. Trong quá trình lan truyền điện từ trường, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ tại một điểm luôn vuông góc với nhau.
C. Điện trường và từ trường là hai mặt thể hiện khác nhau của một trường duy nhất gọi là điện từ trường.
D. Điện từ trường không lan truyền được trong điện môi nhưng lan truyền được trong chân không.
Hướng dẫn
Sóng điện từ (điện từ trường) lan truyền được trong môi trường vật chất và cả trong chân không. Điện môi là một môi trường vật chất Chọn D.
Ví dụ 2: (ĐH − 2009) Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?
A. Sóng điện từ là sóng ngang.
B. Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn vuông góc với vectơ cảm ứng từ.
C. Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn cùng phương với vectơ cảm ứng từ.
D. Sóng điện từ lan truyền được trong chân không.
Hướng dẫn
Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn vuông góc với vectơ cảm ứng từ
Chọn C.
Ví dụ 3: (ĐH − 2012) Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Sóng điện từ mang năng lượng.
B. Sóng điện từ tuân theo các quy luật giao thoa, nhiễu xạ.
C. Sóng điện từ là sóng ngang.
D. Sóng điện từ không truyền được trong chân không.
Hướng dẫn
Sóng điện từ lan truyền được trong môi trường vật chất và cả trong chân không Chọn D.
Ví dụ 4: Ở trụ sở Ban chỉ huy quân sự huyện đào Trường Sa có một máy đang phát sóng điện từ. Vào thời điểm t, tại điểm M trên phương truyền theo phưong thẳng đứng hướng lên, vectơ cảm ứng từ đang có độ lớn cực đại và hướng về phía Nam. Khi đó, vectơ cường độ điện trường có độ lớn
A. độ lớn cực đại và hướng về phía Tây.
B. độ lớn cực đại và hướng về phía Đông.
C. độ lớn bằng không.
D. độ lớn cực đại và hướng về phía Bắc.
Hướng dẫn
Trong sóng điện từ thì dao động của điện trường và của từ trường tại môt điểm luôn luôn đồng pha với nhau. Khi véc tơ cảm ứng từ có độ lớn cực đại thì véc tơ cường độ điện trường cũng có độ lớn cực đại.
Sóng điện từ là sóng ngang: (theo đúng thứ tự họp thành tam diện thuận). Khi quay từ sang thì chiều tiến của đinh ốc là .
Ngửa bàn tay phải theo hướng truyền sóng (hướng thẳng đứng dưới lên), ngón cái hướng theo thì bốn ngón hướng theo B Chọn A.
Ví dụ 5: Một sóng điện từ truyền từ một đài phát sóng đặt ở Trường Sa đến máy thu. Tại điểm A có sóng truyền về hướng Tây, ở một thời điểm nào đó, khi cường độ điện trường là V /m và đang có hướng Nam thì cảm ứng từ là . Biết cường độ điện trường cực đại là 10 V/m và cảm ứng từ cực đại là 0,12 T. Cảm ứng từ B có hướng và độ lớn là
A. thẳng đứng xuống dưới; 0,072 T. B. thẳng đứng lên hên; 0,072 T.
C. thẳng đứng lên trên; 0,06 T. D. thẳng đứng xuống dưới; 0,06 T
Hướng dẫn
Trong sóng điện từ thì dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn luôn đồng pha với nhau nên
Sóng điện từ là sóng ngang: (theo đúng thứ tự hợp thành tam diện thuận). Khi quay từ sang thì chiều tiến của đinh ốc là .
Ngửa bàn tay phải theo hướng truyền sóng (hướng từ Đông sang Tây), ngón cái hướng theo
(Bắc sang Nam) thì bốn ngón hướng theo B (dưới lên Trên) Chọn B.
Ví dụ 6: (THPTQG − 2017) Một sóng điện từ truyền qua điểm M trong không gian. Cường độ điện trường và cảm ứng từ tại M biến thiên điều hòa với giá trị cực đại lần lưọt là E0 và B0. Khi cảm úng từ tại M bằng 0,5B0 thì cường độ điện trường tại đó có độ lớn là
A. 2 E0. B. E0. C. 0,25 E0. D. 0,5 E0.
Hướng dẫn
* Tại một điểm trên phưoug truyền sóng thì cường độ điện trường và cảm ứng từ luôn cùng pha nên: Chọn D.
Ví dụ 7: (MH − lần 3 − 2017) Một sóng điện từ có chu kì T, truyền qua điểm M trong không gian, cường độ điện trường và cảm ứng từ tại M biến thiên điều hòa với giá trị cực đại lần lượt là E0 và B0. Thời điểm t = t0, cường độ điện trường tại M có độ lớn bằng 0,5E0. Đến thời điểm t = t0 + 0,25T, cảm ứng từ tại M có độ lớn là
A. B. C. D.
Hướng dẫn
* Điện trường và từ trường biến thiên cùng pha, ta có thể chọn:
Chọn D
Ví dụ 8: Tại một điểm có sóng điện từ truyền qua, cảm ứng từ biến thiên theo phương trình (B0 > 0, t tính bằng s). Kể từ lúc t = 0, thời điểm đầu tiên để cường độ điện trường tại điểm đó bằng 0 là:
A. B. C. D.
Ví dụ 9: (ĐH − 2011) Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?
A. Khi sóng điện từ gặp mặt phân cách giữa hai môi trường thì nó có thể bị phản xạ và khúc xạ.
B. Sóng điện từ truyền được trong chân không.
C. Sóng điện từ là sóng ngang nên nó chỉ truyền được trong chất rắn.
D. Trong sóng điện từ thì dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn đồng pha với nhau.
Hướng dẫn
Sóng điện từ lan truyền được trong môi trường vật chất và cả trong chân không Chọn C.
Ví dụ 10: Trong các đài phát thanh, sau trộn tín hiệu âm tần có tần số fa với tín hiệu dao động cao tần có tần số f (biến điệu biên độ) thì tín hiệu đưa đến ăngten phát
A. biến thiên tuần điều hòa với tần số fa và biên độ biến thiên điều hòa theo thời gian với tần số f.
B. biến thiên tuần hoàn với tần số f và biên độ biến thiên điều hòa theo thời gian với tần số fa.
C. biến thiên tuần hoàn với tần số f và biên độ biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số bằng fa.
D. biến thiên tuần hoàn với tần số fa và biên độ biến thiên điều hòa thời gian với tần số bằng f.
Hướng dẫn
Trong biến điệu biên độ, sóng truyền đi biến thiên tuần hoàn theo tần số sóng mang, còn biên độ biến thiên tuần hoàn theo tần số âm tần Chọn C.
Chú ý: Trong cùng một khoảng thời gian Δt số dao động cao tần và số dao động âm thực hiện lần lượt:
Ví dụ 11: Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, người ta sử dụng cách biến điệu biên độ, tức là làm cho biên độ của sóng điện từ cao tần (gọi là sóng mang) biến thiên theo thời gian với tần số bằng tần sổ của dao động âm tần. Cho tần số sóng mang là 800 kHz. Khi dao động âm tần có tần số 1000 Hz thực hiện 3 dao động toàn phần thì dao động cao tần thực hiện được số dao động toàn phần là
A. 1600. B. 2400. C. 800. D. 1000.
Hướng dẫn
Áp dụng: Chọn B.
Ví dụ 12: Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, người ta sử dụng cách biến điệu biên độ, tức là làm cho biên độ của sóng điện từ cao tần (gọi tắt là sóng mang) biến thiên theo thời gian với tần số bằng tần số của dao động âm tần. Khi dao động âm tần thực hiện dao động toàn phần thì dao động cao tần thực hiện được 1800 dao động toàn phần. Nếu tần số sóng mang là 0,9MHz thì dao động âm tần có tần số là:
A. 0,1 MHz. B. 900 Hz. C. 2000 Hz. D. 1 KHz.
Hướng dẫn
Chọn D.
Ví dụ 13: Tại hai điểm A, B cách nhau 1000 m trong không khí, đặt hai ăngten phát sóng điện từ giống hệt nhau. Nếu di chuyển đều một máy thu sóng trên đoạn thắng AB thì tín hiệu mà máy thu được trong khi di chuyển sẽ
A. như nhau tại mọi vị trí. B. lớn dần khi tiến gần về hai nguồn,
C. nhỏ nhất tại trung điểm của AB. D. lớn hay nhỏ tuỳ vào từng vị trí.
Hướng dẫn
Trong khoảng AB có sự giao thoa của hai sóng kết hợp do hai nguồn kết hợp A, B phát ra nên nếu máy thu gặp vị trí cực đại thì tín hiệu mạnh, còn gặp cực tiêu thì tín hiệu yếu Chọn D.
2. Ứng dụng sóng điện từ trong định vị.
* Đo khoảng cách: Gọi t là thời gian từ lúc phát sóng cho đến lúc thu được sóng phản xạ thì thời gian một lần truyền đi là t/2 và khoảng cách là
* Đo tốc độ: Giả sử một vật đang chuyển động về phía người quan sát. Để đo tốc độ của nó ta thực hiện phép đo khoản cách ở hai thời điểm cách nhau một khoảng thời gian Δt:
Ví dụ 1: Từ Trái Đất, một ăngten phát ra những sóng cực ngắn đến Mặt Trăng. Thời gian từ lúc ăngten phát sóng đến lúc nhận sóng phản xạ trở lại là 2,56 (s). Hãy tính khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng. Biết tốc độ của sóng điện từ trong không khí bằng 3.108 (m/s)
A. 384000 km. B. 385000 km. C. 386000 km D. 387000 km.
Hướng dẫn
Chọn A.
Ví dụ 2: Một ăngten rađa phát ra những sóng điện từ đến một vật đang chuyển động về phía rađa. Thời gian từ lúc ăngten phát sóng đến lúc nhận sóng phản xạ trở lại là 80 (µs). Sau 2 phút đo lần thứ hai, thời gian từ lúc phát đến đến lúc nhận nhận lần này là 76 (µs). Tính tốc độ trung bình của vật. Biết tốc độ của sóng điện từ trong không khí bằng 3.108 (m/s).
A. 5 m/s B. 6 m/s C. 7 m/s D. 29 m/s
Hướng dẫn
Chọn A.
Ví dụ 3: Một ăng ten ra đa phát ra sóng điện từ đến một máy bay đang bay về phía ra đa. Thời gian từ lúc ăng ten phát đến lúc sóng phản xạ trở lại là 120 µs, ăng ten quay với tốc độ 0,6 vòng/s. Ở vị trí của đầu vòng quay tiếp theo ứng với hướng của máy bay, ăng ten lại phát sóng điện tự, thời gian từ lúc phát đến lúc nhận lần này là 116µs. Tính vận tốc trung bình của máy bay, biết tốc độ truyền sóng điện từ trong không khí bằng 3.108 (m/s)
A. 810 km/h. B. 1296 km/h. C. 300 km/h. D. 1080 km/h.
Hướng dẫn
Khoảng thời gian hai lần đo liên tiếp đúng bằng thời gian quay 1 vòng của rada:
Chọn B
Ví dụ 4: Giả sử một vệ tinh dùng trong truyền thông đang đứng yên so với mặt đất ở một độ cao xác định trong mặt phẳng Xích đạo Trái Đất; đường thẳng nối vệ tinh với tâm trái đất đi qua kinh tuyến 30°Đ. Coi Trái Đất như một quả cầu, bán kính là 6370 km; khối lượng là 6.1024 kg và chu kì quay quanh trục của nó là 24 h; hằng số hấp dẫn G = 6,67.10 − 11 N.m2/kg2. Sóng cực ngắn f > 30 MHz phát từ vệ tinh truyền thắng đến các điểm nằm trên Xích Đạo Trái Đất trong khoảng kinh độ nào dưới đây:
A. Từ kinh độ 85°20’ Đ đến kinh độ 85°20’T.
B. Từ kinh độ 111°20' Đ đến kinh đô 51°20’T.
C. Từ kinh độ 81°20’ Đ đến kinh độ 81°20’T.
D. Từ kinh độ 83°20'T đến kinh độ 83°20'Đ.
Hướng dẫn
Với vệ tinh địa tĩnh (đứng yên so với Trái Đất), lực hấp dẫn là lực hướng tâm nên:
Vùng phủ sóng nằm trong miền giữa hai tiếp tuyến kể từ vệ tinh với Trái Đất. Từ đó tính được : Từ kinh độ đến kinh độ Đ.
Chọn B.
Bàn luận: Vệ tinh địa tĩnh là bài toán ở lớp 10, khoảng cách từ vệ tinh địa tĩnh đến tâm Trái Đất gấp khoảng 7 lần bán kính Trái Đất (Số liệu này được nhắc rất nhiều trên các phương tiện truyền thông!). Vì vậy, nếu học sinh đã biết thì có thể “áng chứng” kết quả
Ví dụ 5: Trạm ra − đa Sơn Trà (Đà Nẵng) ở độ cao 900 m so với mực nước biến, có tọa độ 16°8’vĩ Bắc và 108°15’kinh Đông (ngay cạnh bờ biển). Coi mặt biển là một mặt cầu bán kính 6400 km. Nếu chỉ xét sóng phát từ ra − đa truyền thẳng trong không khí đến tàu thuyền và bỏ qua chiều cao con thuyền thì vùng phủ sóng của trạm trên mặt biến là một phần mặt cầu − gọi là vùng phủ sóng. Độ dài vĩ tuyến Bắc 16°8’ tính từ chân ra − đa đến hết vùng phủ sóng gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 89 km. B. 103 km. C. 85 km. D. 78 km.
Hướng dẫn
* Từ Chọn B.
Ví dụ 5: Một ang − ten phát ra một sóng điện từ có bước sóng 13 m. Ăng ten này nằm ở điểm S trên bờ biển, có độ cao 500 m so với mặt biển. Tại M, cách S một khoảng 10 km trên mặt biển có đặt một máy thu. Trong khoảng vài chục km, có thể coi mặt biển như một mặt phẳng nằm ngang. Máy thu nhận được đồng thời sóng vô tuyến truyền thẳng từ máy phát và sóng phản xạ trên mặt biển. Khi đặt ang − ten của máy thu ở độ cao nào thì tín hiệu thu được là mạnh nhất? Coi độ cao của ăng − ten là rất nhỏ có thể áp dụng các phép gần đúng. Biết rằng sóng điện từ khi phản xạ trên mặt nước sẽ bị đổi ngược pha.
A. 65 m. B. 130 m. C. 32,5 m. D. 13 m.
Hướng dẫn
Gọi S’ là ảnh của S qua gương phẳng (S’ đối xúng với S qua mặt biến – gương phẳng)
Như vậy, có thể xem C và S’ là hai nguồn kết hợp ngược pha, phát sóng kết hợp về phía máy thu (a = SS’ = 1000 m; D = 10 km).
Hiệu đường đi của hai sóng kết hợp tại M: .
Độ lệch pha của hai sóng kết hợp tại M:
Tại M là cực đại nếu . Để M thu được tín hiệu mạnh nhất thì M là cực đại giữa, tức là hay Chọn A.
Điếm nhấn: Các bài toán khó ở dạng này chủ là bài toán liên quan đến thực tế. Ở đó, kiến thức liên quan đến chương trình lớp dưới hoặc liên quan đến kiến thức nhiều chương trình Vật lý 12.
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: Điều nào sau đây là sai khi nói về mối liên hệ giữa điện trường và từ trường ?
A. Khi từ trường biến thiên làm xuất hiện điện trường biến thiên
B. Điện trường biến thiên làm xuất hiện từ trường biến thiên
C. Từ trường biến thiên càng nhanh làm điện trường sinh ra có tần số càng lớn
D. Điện trường của điện tích đứng yên có đường sức là đường cong kín.
Bài 2: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về điện từ trường?
A. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy .
B. Điện trường xoáy là điện trường mà đường sức là những đường cong hở.
C. Khi mỏt điên trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một từ trường xoáy
D. Từ trường xoáy là từ trường mà đường cảm ứng từ bao quanh các đường sức điện trường
Bài 3: Chọn phưong án sai khi nói về điện trường biến thiên và từ trường biến thiên
A. Mọi từ trường biến thiên theo thời gian đều làm xuất hiện một điện trường xoáy hoặc điện trường thế.
B. Điện trường xoáy có các đường sức bao quanh các đường cảm ứng từ.
C. Mọi điện trường biến thiên theo thời gian đêu làm xuất hiện một từ trường biên thiên.
D. Các đường sức của từ trường này bao quanh các đường sức của điện trường.
Bài 4: Chọn phưcmg án sai khi nói về điện từ trường
A. Tương tác điện từ lan truyền trong không gian với một tốc độ hữu hạn
B. Điện trường và từ trường có thể chuyển hoá lẫn nhau
C. Điện từ trường là một dạng của vật chất, tồn tại khách quan.
D. Điện trường tĩnh và từ trường tĩnh không phải là những trường hợp riêng của trường điện từ.
Bài 5: Xét hai mệnh đề sau đây:
(I) Nam châm vĩnh cửu đặt cạnh điện tích điểm đứng yên thì điện tích sẽ chuyển động.
(II) Điện tích điểm chuyển động lại gần kim nam châm đứng yên thì nam châm sẽ quay.
A. Mệnh đề (I) đúng, mệnh đề (H) đúng. C. Mệnh đề (I) SAI, mệnh đề (II) đúng.
B. Mệnh đề (I) đúng, mệnh đề (11) SAI. D. Mệnh đề (I) SAI, mệnh đề (II) SAI.
Bài 6: Phát nào sau đây là SAI khi nói về điện từ trường?
A. Khi từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy.
B. Điện trường xoáy là điện trường mà đường sức là những đường cong có điểm đầu và điểm cuối.
C. Khi điện trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một từ trường.
D. Từ trường có các đường sức từ bao quanh các đường sức của điện trường biến thiên.
Bài 7: Trong điện từ trường, các vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn
A. cùng phưong, ngược chiều. B. cùng phương, cùng chiều,
C. có phương vuông góc với nhau. D. có phương lệch nhau 45°.
Bài 8: Tìm phát biểu sai về điện từ trường biến thiên.
A. Một từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra một điện trường xoáy ở các điểm lân cận.
B. Một điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra một từ trường ở các điểm lân cận.
C. Điện trường và từ trường không đổi theo thời gian đều có các đường sức là những đường cong hở.
D. Đường sức điện trường xoáy là các đường cong khép kín bao quanh các đường sức của từ trường.
Bài 9: Chọn phát biểu đúng về điện trường trong khung dao động.
A. Điện trường biên thiên trong tụ điện sinh ra một từ trường đếu, giống như từ trường nam châm hình chữ u.
B. Trong khoảng không gian giữa hai bản tụ điện có một từ trường do điện trường biến thiên trong tụ sinh ra.
C. Trong lòng cuộn cảm chỉ có từ trường, không có điện trường.
D. Trong khoảng không gian giữa hai bản tụ điện không có dòng điện do các điện tích chuyển động gây nên, do đó không có từ trường.
Bài 10: Khi nam châm rơi qua một vòng dây dẫn kín A thì trong đó sẽ xuất hiện một dòng điện. Đặt trên vòng dây A một vòng dây kín B cùng hình dạng và kích thước nhưng làm bằng chất liệu khác thì trong vòng B không có dòng điện. Nếu đổi vị trí hai vòng dây cho nhau rồi cho nam châm rơi qua hai vòng dây thì
A. không có dòng điện trong cả hai.
B. không có dòng điện trong A, nhung có dòng trong B.
C. có dòng điện trong cả hai dây.
D. không có dòng điện trong B, nhưng có dòng trong A.
Bài 11: Ở đâu xuất hiện điện từ trường?
A. xung quanh một điện tích đúng yên. B. Xung quanh một dòng điện khôngđổi.
C. Xung quanh một ống dây điện. D. Xung quanh chỗ hàn điện.
Bài 12: Tại điểm O trong khoảng không gian có điện trường xoáy, đặt một electron thì electron sẽ
A. không chuyển động. B. chuyến động nhiều lần theo quỹ đạo tròn
C. chuyển động một lần theo quỹ đạo kín. D. chuyển động lặp đi lặp lại nhiều lần.
Bài 13: Tại điểm O trong khoảng không gian có điện trường xoáy, đặt một elecừon thì electron sẽ chuyển động
A. theo đường cong hở đi qua O. B. theo đường cong kín đi qua O.
C. theo đường cong hờ không đi qua O. D. theo đường cong kín không đi quaO.
Bài 14: Chọn phương án đúng khi nói về điện từ trường.
A. Điện trường xoáy là điện trường mà đường sức là những đường cong có điểm đầu và điểm cuối.
B. Điện trường và từ trường không đổi theo thời gian đều có các đường sức là những đường cong hở.
C. Điện trường xoáy là điện trường mà đường sức là những đường cong không có điểm đầu và điểm cuối.
D. Điện trường và từ trường không đổi theo thời gian đều có các đường sức là những đường cong kín.
Bài 15: Một dòng điện không đổi chạy trong một dây kim loại thẳng. Xung quanh dây dẫn
A. có điện trường. B. có từ trường.
C. có điện từ trường. D. không có trường nào cả.
Bài 16: Tìm câu phát biểu SAI.
A. Điện trường và từ trường đều tác dụng lục lên điện tích đứng yên.
B. Điện trường và từ trường đều tác dụng lực lên điện tích chuyển động.
C. Điện từ trường tác dụng lực lên điện tích đúng yên.
D. Điện trường từ trường tác dụng lực lên điện tích chuyển động.
Bài 17: Tìm câu phát biểu SAI. Xung quanh một điện tích dao động
A. có điện trường. B. có từ trường.
C. có điện từ trường. D. không có trường nào cả.
Bài 18: Khi phân tích thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ, ta phát hiện ra
A. điện trường. B. từ trường,
C. điện từ trường. D. điện trường xoáy.
Bài 19: Hiện tượng nào dưới đây giúp ta khẳng định kết luận “Xung quanh một điện trường biến thiên xuất hiện một từ trường”? Đó là sự xuất hiện
A. từ trường của dòng điện thăng. B. từ trường của dòng điện tròn,
C. từ trường của dòng điện dẫn. D. từ trường của dòng điện dịch.
Bài 20: Điện từ trường xuất hiện trong vùng không gian nào dưới đây?
A. Xung quanh một quả cầu tích điện. B. Xung quanh một hệ hai quả cầu tích điện hái dấu.
C. Xung quanh một ống dây điện. D. Xung quanh một tia lửa điện.
Bài 21: Điện từ trường xuất hiện tại chỗ xảy ra tia chóp vào lúc nào?
A. Vào đúng lúc ta nhìn thấy tia chớp.
B. Trước lúc ta nhìn thấy tia chóp một khoảng thời gian rất ngắn.
C. Sau lúc ta nhìn thấy tia chóp một khoảng thời gian rất ngắn.
D. Điện từ trường không xuất hiện tại chỗ có tia chớp.
Bài 22: Chọn câu sai.
A. Điện trường gắn liền với điện tích.
B. Từ trường gắn liền với dòng điện.
C. Điện từ hường gắn liền với điện tích và dòng điện.
D. Điện từ trường chỉ xuất hiện ờ chỗ có điện điện trường hoặc từ trường biến thiên.
Bài 23: Trong trường hợp nào sau đây xuất hiện điện từ trường?
A. Electron chuyển động trong dây dẫn thẳng.
B. Electron chuyển động trong dây dẫn tròn.
C. Electron chuyển động trong ống dây điện.
D. Electron trong đèn hình vô tuyến đến va chạm vào màn hình.
Bài 24: Dòng điện trong mạch dao động
A. gồm cả dòng điện dẫn và dòng điện dịch. B. là dòng điện dẫn.
C. là dòng electron tự do. D. là dòng điện dịch.
Bài 23: Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, người ta sử dụng cách biến điệu biên độ, tức là làm cho biên độ của sóng điện từ cao tần (gọi là sóng mgng) biến thiên theo thời gian với tần số bằng tần số của dao động âm tần. Cho tần số sóng mgng là 800 kHz. Khi dao động âm tần có tần số 1000 Hz thực hiện hai dao động toàn phần thì dao động cao tần thực hiện được số dao động toàn phần là
A. 1600 B. 625. C. 800. D. 1000.
Bài 24: Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, người ta sử dụng cách biến điệu biên độ, tức là làm cho biên độ của sóng điện từ cao tần (gọi là sóng mang) biến thiên theo thời gian với tần số bằng tần số của dao động âm tần. Cho tần số sóng mang là 1 MHz. Khi dao động âm tần có tần số 5 kHz thực hiện ba dao động toàn phần thì dao động cao tần thực hiện được số dao động toàn phần là
A. 200. B. 625. C. 600. D. 1200.
Bài 25: Trong việc truyền thanh bằng sóng trung 800 kHz, người ta sử dụng cách biến điệu biên độ. Số chu kì dao động điện cao tần trong một chu kì dao động điện âm tần 500 Hz là
A. 1600 chu kì. B. 625 chu kì. C. 1,6 chụ kì. D. 0,625 chu kì.
Bài 26: Một ăngten rađa phát ra những sóng điện từ đến một máy bay đang bay về phía rađa. Thời gian từ lúc ăngten phát sóng đến lúc nhận sóng phản xạ trở lại là 120 (µs). Tính khoảng cách từ máy bay đến ăngten rađa ở thời điểm sóng điện từ phản xạ từ máy bay. Biết tốc độ sóng điện từ trong không khí 3.108 (m/s).
A. 34 kmn B. 18 km C. 36 km D.40 km
Bài 27: Một ăngten rada phát ra những sóng điện từ đến một máy bay đang bay về phía rađa. Thời gian tù lúc ăngten phát sóng đến lúc nhận sóng phản xạ trở lại là 120 (μs). Ăngten quay với tốc độ 0,5 (vòng/s). ở vị trí của đầu vòng quay tiếp theo ứng với hướng của máy bay ăngten lại phát sóng điện từ. Thời gian từ lúc phát đến đến lúc nhận nhận lần này là 117 (µs). Tính tốc độ trung bình của máy bay. Biết tốc độ của sóng điện từ trong không khí bằng 3.108 (m/s).
A. 225 m/s. B. 226 m/sT C. 227 m/s. D. 229 m/s.
Bài 28: Một máy bay do thám đang hay về mục tiêu và phát sóng điện từ về phía mục tiêu sau khi gặp mục tiêu sóng phản xạ trở lại máy bay. Người ta đo khoảng thời gian từ lúc phát đến lúc nhận được sóng phản xạ là 60 (μs). Sau đó 2 (s) người ta lại phát sóng thì thời gian từ lúc phát đến lúc nhận lúc này là 58 (μs). Biết tốc độ của sóng điện từ trong không khí bằng 3.108 (m/s). Tốc độ trung bình của máy bay là
A. 250 m/s. B. 150 m/s. C. 200 m/s. D. 229 m/s.
Bài 29: Tại Hà Nội, một máy đang phát sóng điện từ. Xét một phương truyền có phương thẳng đứng hướng lên. Vào thời điểm t, tại điểm M trên phương truyền, vectơ cảm ứng từ đang có độ lớn cực đại và hướng về phía Đông. Khi đó vectơ cường độ điện trường có
A. độ lớn cực đại và hướng về phía Tây. B. độ lớn cực đại và hướng về phía Nam.
C. độ lớn bằng không. D. độ lớn cực đại và hướng về phía Bắc.
1.D
2.B
3.A
4.D
5.C
6.B
7.C
8.C
9.B
10.D
11.D
12.D
13.B
14.C
15.B
16.A
17.D
18.D
19.D
20.D
21.B
22.C
23.A
24.C
25.A
26.B
27.A
28.B
29.B
30.
Dạng 2. BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN MẠCH THU SÓNG
1. Bước sóng mạch thu được
Bước sóng mach thu được lúc đó là:
Để thu được sóng điện từ nhất định thì người ta phải điều chỉnh máy thu sao cho tần số dao động riêng của mạch thu bằng tần số sóng cần thu fs tức là trong mạch có hiệu tượng cộng hưởng.
Bước sóng mạch thu được lúc đó là:
Ví dụ 1: Mạch chọn sóng của một máy thu gồm một tụ điện có điện dung 100 (pF) và cuộn cảm có độ tự cảm 1/π2 (µH). Mạch dao động trên có thể bắt được sóng điện từ thuộc dải sóng vô tuyến nào?
A. Dài. B. Trung. C. Ngắn. D. Cực ngắn.
Hướng dẫn
Chọn D.
Ví dụ 2: Một mạch chọn sóng gồm một cuộn cảm thuần có độ tự cảm không đổi và một tụ điện có điện dung thay đổi được. Khi điện dung của tụ là 20 µF thì mạch thu được sóng điện từ có bước sóng 40 m. Nấu muốn thu được sóng điện từ có bước sóng 60 m thì phải điều chỉnh điện dung của tụ thế nào?
A. giảm đi 5 µF. B. tăng thêm 15 µF.
C. giảm đi 20 µF. D. tăng thêm 25 µF.
Hướng dẫn
Ví dụ 3: Mạch dao động LC lí tưởng đang hoạt động với dòng điện trong mạch cho bởi phương trình (A) (với t đo bằng mili giây). Mạch này có thể cộng hưởng được với sóng điện từ có bước sóng bằng
A. 600 (m). B. 600000 (m). C. 300 (km). D. 30 (m).
Hướng dẫn
Chọn A.
Ví dụ 4: Tốc độ ánh sáng trong chân không 3.108 m/s. Một đài phát thanh, tín hiệu từ mạch dao động điện từ có tần số f = 0,5.106 Hz đưa đến bộ phận biến điệu để trộn với tín hiệu âm tần có tần số fa = 1000 (Hz). Sóng điện từ do đài phát ra có bước sóng là
A. 600 m. B. 3.105m. C. 60 m. D. 6m.
Hướng dẫn
Chọn A
Chú ý:
Ví dụ 5: Tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108 (m/s). Một mạch chọn sóng, khi thu được sóng điện từ có bước sóng λ thì cường độ cực đại trong mạch là 2π (mA) và điện tích cực đại trên tụ là 2 (nC). Bước sóng λ là
A. 600 m. B. 260 m. C. 270 m. D. 280 m.
Hướng dẫn
Chọn A.
Chú ý:
1) Điện dung của tụ điện phẳng được tính theo công thức:
( là hằng số điện môi, d là khoảng cách giữa hai bản tụ và S là diện tích giũa các bản tụ)
2) Khi chất điện môi trong tụ là không khí thì nên và bước sóng thu được
* Nếu nhúng các bản tụ ngập vào trong điện môi (có hằng số điện môi ) và các yếu tố khác không đổi thì điện dung của tụ nên bước sóng thu được
* Nếu nhúng x phần trăm diện tích bản tụ ngập vào trong điện môi lỏng (có hằng số điện môi ) và các yếu tố khác không đổi thì bộ tụ gồm hai tụ C1, C2 ghép song song.
Bước sóng mạch thu được:
* Nếu ghép sát vào một bản tụ một tấm điện môi có hằng số điện môi có bề dày x phần trăm bề dày lớp không khí các yếu tố khác không đổi thì bộ tụ C gồm hai tụ C1, C2 ghép nối tiếp.
.
Bước sóng mạch thu được:
Ví dụ 6: Mạch dao động cuộn dây có độ tự cảm 10 (µH) và tụ điện phẳng không khí diện tích đối diện 36π (cm2), khoảng cách giữa hai bản 1 mm. Tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108 (m/s). Bước sóng điện từ cộng hưởng với mạch có giá trị
A. 60 (m). B. 6 (m). C. 16(m). D. 6 (m).
Hướng dẫn
Chọn A.
Ví dụ 7: Mạch dao động của một máy phát sóng vô tuyến gồm cuộn cảm và một tụ điện phẳng mà khoảng cách giữa hai bản tụ có thể thay đổi. Khi khoảng cách giữa hai bản tụ là 4,8 mm thì máy phát ra sóng có bước sóng 300 m, để máy phát ra sóng có bước sóng 240 m thì khoảng cách giữa hai bản phải tăng thêm
A. 6,0 (mm). B. 7,5 (mm). C. 2,7 (mm). D. 1,2 (mm).
Hướng dẫn
Chọn C.
Ví dụ 8: Mạch dao động cuộn dây và tụ điện phẳng không khí thì bước sóng điện từ cộng hưởng với mạch là 65 m. Nếu nhúng các bàn tụ ngập chìm vào trong điện môi lỏng có hằng số điện môi ε = 2 thì bước sóng điện từ cộng hướng với mạch là
A. 60 (m). B. 91,9 (m). C. 87,7 (m). D. 63,3 (km).
Hướng dẫn
Chọn B.
Ví dụ 9: Mạch dao động cuộn dây và tụ điện phẳng không khí thì bước sóng điện từ cộng hưởng với mạch là 66 m. Nếu nhúng một phần ba điện tích các bản tụ ngập vào trong điện môi lỏng có hằng số điện môi ε = 2 thì bước sóng điện từ cộng hưởng với mạch là
A. 60 (m). B. 76,2 (m). C. 69,3 (m). D. 6,6 (km).
Hướng dẫn
Cách 1: Bước sóng mạch thu được:
Cách 2:
Chọn B.
Chú ý:
1) Nếu tụ xoay có cấu tạo gồm n tấm kim loại đặt cách đều nhau những khoảng d thì ta được bộ tụ gồm (n − 1) tụ giống nhau (moi tụ có điện dung ) ghép song song.
Do đó, điện dung của bộ tụ:
2) Nếu bộ tụ cấu tạo gồm n tấm kim loại đặt cách đều nhau những khoảng d và hai tấm ngoài cùng được nối với mạch thì ta được bộ tụ gồm (n − 1) tụ giống nhau (mỗi tụ có điện dung ) ghép nối tiếp. Do đó, điên dung của bộ tụ
Ví dụ 10: Mạch dao động gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 4,5 (mH) và bộ tụ điện phẳng không khí gồm 19 tấm kim loại đặt song song đan xen nhau. Diện tích đối diện giữa hai tâm 3,14 (cm2) và khoảng cách giữa hai tâm liên tiêp là 1 mm. Tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108 (m/s). Bước sóng điện từ cộng hưởng với mạch có giá trị
A. 50 (m). B. 64 (m). C. 942 (m). D. 52 (m).
Hướng dẫn
Bộ tụ gồm (n − 1) tụ giống nhau ghép nối tiếp:
Chọn A.
Ví dụ 11: Mạch dao động gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 4,5 (mH) và một tụ xoay không khí gồm 19 tấm kim loại đặt song song đan xen nhau. Diện tích đối diện giữa hai tấm 3,14 (cm2) và khoảng cách giữa hai tấm liên tiếp là 1 mm. Tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108 (m/s). Bước sóng điện từ cộng hưởng với mạch có giá trị
A. 894 (m). B. 64 (m) C. 942 (m). D. 52 (m).
Hướng dẫn
Bộ tụ gồm (n − 1) tụ giống nhau ghép song song:
Chọn A
Chú ý: Nếu mắc cuộn cảm thuần L với các tụ Cu C2, C1//C2 và C1 nt C2 thì bước sóng mà mạch cộng hưởng lần lượt là:
Ví dụ 12: Khi mắc tụ điện có điện dung C1 với cuộn cảm L thì mạch thu sóng thu được sóng có bước sóng 100 m; khi mắc tụ điện có điện dung C2 với cuộn cảm L thì mạch thu được sóng có bước sóng 75 m. Khi mắc C1 song song với C2 và song song với cuộn cảm L thì mạch thu được bước sóng là
A. λ = 175m. B. λ = 66m. C. λ =60m. D. λ =125m.
Hướng dẫn
Chọn D.
Ví dụ 13: Khi mắc tụ điện có điện dung C1 với cuộn cảm L thì mạch thu sóng thu được sóng có bước sóng 60 m; khi mắc tụ điện có điện dung C2 với cuộn cảm L thì mạch thu được sóng có bước sóng 80 m. Khi mắc C1 nối tiếp C2 và nối với cuộn cảm L thì mạch thu được bước sóng là
A. λ = 100 m. B. λ = 140 m. C. λ = 70m. D. λ = 48m.
Hướng dẫn
Chọn D.
Ví dụ 14: Mạch dao động của một máy phát vô tuyến điện có cuộn dây với độ tự cảm không đổi và tụ điện có điện dung thay đổi được. Khi điện dung của tụ điện là C1 thì máy phát ra sóng điện từ có bước sóng 100 m. Để máy này có thể phát ra sóng có bước sóng 50 m người ta phải mắc thêm một tụ điện C2 có điện dung
A. C2 = C1/3, nối tiếp với tụ C1. B. C2 = 15C1, nối tiếp với tụ C1.
C. C2 = C1/3, song song với tụ C1. D. C2 = 15C1, song song với tụ C1.
Hướng dẫn
Chọn A.
Ví dụ 15: Mạch dao động điện từ gồm cuộn dây có độ tự cảm L và một tụ điện có điện dung C. Khi L = L1 và C = C1 thì mạch thu được sóng điện từ có bước sóng λ. Khi L = 3L1 và C = C2 thì mạch thu được sóng điện từ có bước sóng là 2λ. Nếu L = 3L1 và C = C1 + C2 thì mạch thu được sóng điện từ có bước sóng là
A. B. λ = C. D.
Hướng dẫn
Chọn C
Chú ý:
1) Thời gian ngắn nhất từ lúc năng lượng điện trường cực đại (i = 0, u = ±U0, q = ± Q0) đến lúc năng lượng từ trường cực đại (i = I0, u = 0, q = 0) là T/4.
2) Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp mà WL = WC là T/4.
3) Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp để các đại lượng q, u, I , e, B WL, WC bằng 0 hoặc có độ lớn là T/2.
4) Nếu bài toán liên quan đến các khoảng thời gian khác thì sử dụng arccos, arcsin hoặc trục phân bố thời gian.
Ví dụ 16: Một mạch dao động LC có điện trở thuần không đáng kể. Cứ sau khoảng thời gian ngắn nhất 10 µs thì năng lượng điện trường trong tụ bằng không. Tốc độ ánh sáng trong chân không 3.108 (m/s). Mạch này có thể cộng hường được với sóng điện từ có bước sóng
A. 1200 m. B. 12 km. C. 6 km. D. 600 m.
Hướng dẫn
Khoảng thời gian hai lần liên tiếp năng lượng điện trường trong tụ bằng không là T/2.
Nên: Chọn B.
Ví dụ 17: Mạch chọn sóng của một máy thu gồm một tụ điện và cuộn cảm. Khi thu được sóng điện từ có bước sóng λ, người ta nhận thấy khoảng thời gian hai lần liên tiếp điện áp trên tụ có giá trị bằng giá trị điện áp hiệu dụng là 5 (ns). Biết tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108 (m/s). Bước sóng λ là
A. 5 m. B. 6 m. C. 3 m. D. 1,5 m.
Hướng dẫn
Hai lần liên tiếp điện áp trên tụ có giá trị bằng giá trị điện áp là hai lần liên tiếp WL = WC nên:
Chọn B
Ví dụ 18: Mạch chọn sóng của một máy thu gồm một tụ điện và cuộn cảm. Khi thu được sóng điện từ có bước sóng λ, người ta nhận thấy khoảng thời gian ngắn nhất từ lúc điện áp trên tụ cực đại đến lúc chỉ còn nửa giá trị cực đại là 5 (ns). Biết tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108 (m/s). Bước sóng λ là
A. 12 m. B. 6 m. C. 18 m. D. 9 m.
Hướng dẫn
Chọn D.
2. Điều chỉnh mạch thu sóng:
* Từ
* Từ công thức:
Ví dụ 1: Mạch dao động điện từ gồm cuộn dây có độ tự cảm 2,5/π (pH) và một có điện dung thay đổi từ 10/ π (pF) đến 160/π (pF). Tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108 (m/s). Mạch trên có thể bắt được sóng điện từ có bước sóng nằm trong khoảng nào?
A. . B.. C. . D.
Hướng dẫn
Chọn B.
Ví dụ 2: Mạch chọn sóng gồm cuộn dây có độ tự cảm L, tụ điện có điện dung c biến thiên từ 56 pF đến 667 pF. Muốn mạch chỉ thu được sóng điện từ có bước sóng từ 40 m đến 2600 m thì cuộn cảm trong mạch phải có độ tự cảm nằm trong giới hạn nào?
A. 0,22 pH đến 79,23 pH. B. 4 pH đến 2,86 mH.
C. 8 pH đến 2,85 mH. D. 8 pH đến 1,43 mH.
Hướng dẫn
Chọn C.
Ví dụ 3: Một mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn cảm có độ tự cảm L biến thiên từ 0,3 µH đến 12 µH và một tụ điện có điện dung biến thiên từ 20 pF đến 800 pF. Tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108 (m/s). Máy này có thể bắt được sóng điện từ có bước sóng nhỏ nhất là
A. 4,6 m. B. 285 m. C. 540 m. D. 185 m.
Hướng dẫn
Chọn A.
Ví dụ 4: Mạch chọn sóng cùa một máy thu gồm một tụ điện có điện dung 4/(9π2) (pF) và cuộn cảm có độ tự cảm biến thiên. Tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108 (m/s). Để có thể bắt được sóng điện từ có bước sóng 100 (m) thì độ tự cảm cuộn dây bằng bao nhiêu?
A. 0,0615 H. B. 0,0625 H. C. 0,0635 H. D. 0,0645 H.
Hướng dẫn
Chọn B.
Ví dụ 5: Mạch chọn sóng của một máy thu gôm một tụ điện xoay và cuộn cảm có độ tự cảm 25/(288π2) (µH). Tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108 (m/s). Để có thể bắt được dải sóng bước sóng từ 10 m đến 50 m thì điện dung biến thiên trong khoảng nào?
A. 3 pF − 8 pF. B. 3 pF − 80 pF. C. 3,2 pF − 80 pF. D. 3,2 nF − 80 nF.
Hướng dẫn
Chọn D.
Ví dụ 6: (THPTQG − 2017) Mạch dao động ở lối vào của một máy thu thanh gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 5 µH và tụ điện có điện dung thay đổi được. Biết rằng, muốn thu được sóng điện từ thì tần số riêng của mạch dao động phái bằng tần số của sóng điện từ cần thu (để có cộng hưởng). Trong không khí, tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108 m/s, để thu được sóng điện từ có bước sóng từ 40 m đến 1000 m thì phải điều chinh điện dung cùa tụ điện có giá trị
A. từ 9 pF đến 5,63 nF. B. từ 90 pF đến 5,63 nF.
C. từ 9 pF đến 56,3 nF. D. từ 90 pF đến 56,3 nF.
Hướng dẫn
* Từ
Chọn D.
Ví dụ 7: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một tụ điện có điện dung 100 (pF) và cuộn cảm có độ tự cảm L thay đổi được. Để thu được sóng điện từ thuộc dải sóng cực ngắn thì L thay đổi trong phạm vi nào?
A. 0,028 pH đến 0,28 µH. B. 0,28 pH đến 2,8 µH.
C. 0,28 pH đến 0,28 µH. D. 0,028 pH đến 2,8 µH.
Hướng dẫn
Chọn C.
Ví dụ 8: Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến điện gồm cuộn dây có độ tự cảm L và tụ điện xoay có điện dung biến thiên từ 10pF đến 810 pF. Khi điều chỉnh điện dung của tụ điện có giá trị 160 pF thì mạch thu được sóng điện từ có bước sóng 40 m. Mạch trên có thể thu được dóng điện từ có bước sóng.
A. 5 m đến 160 m. B. 10 m đến 80 m. C. 10 m đến 90 m. D. 5 m đến 80 m.
Hướng dẫn
Chọn C
Chú ý: Suất điện động hiệu dụng trong mạch
Ví dụ 9: Dùng một mạch dao động LC lí tưởng để thu cộng hưởng sóng điện từ, trong đó cuộn dây có độ tự cảm L không đổi, tụ điện có điện dung C thay đổi được. Mỗi sóng điện từ đều tạo ra trong mạch dao động một suất điện động cảm ứng. Xem rằng các sóng điện từ có biên độ cảm ứng từ đều bằng nhau. Khi điện dung của tụ điện C1 = 2.10 − 6F F thì suất điện động cảm ứng hiệu dụng trong mạch do sóng điện từ tạo ra là E1 = 3 µF. Khi điện dung của tụ điện C2 = 8.10 − 6 F thì suất điện động cảm ứng hiệu dụng do sóng điện từ tạo ra là
A. 0,5 µV. B. 1 µV. C. 1,5 µV. D. 2 µV.
Hướng dẫn
Chọn C.
3. Tụ xoay:
Điện dung của tụ là hàm bậc nhất của góc xoay:
C = αa + b.
Phạm vi thay đổi:
Ví dụ 1 : Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn dây có độ tự cảm 1/(108π2) (mH) và tụ xoay. Tụ xoay có điện dung thay đổi từ C1 đến C2 khi góc xoay α biến thiên từ 0° đến 90°. Nhờ vậy mạch thu sóng có thể thu được các sóng nằm trong dải từ 10 (m) đến 20 (m). Biết điện dung của tụ điện là hàm bậc nhất của góc xoay. Viết biểu thức sự phụ thuộc điện dung theo góc xoay α .
A. C = α + 30 (pF). B. C = α + 20 (pF).
C. C = 2 α + 30 (pF). D. C = 2 α + 20 (pF).
Hướng dẫn
Áp dụng: Chọn A.
Ví dụ 2: Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến điện gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm 20 (µH) và một tụ điện xoay có điện dung (điện dung là hàm bậc nhất của góc xoay) biến thiên từ 10 pF đến 500 pF khi góc xoay biến thiên từ 0° đến 180°. Khi góc xoay của tụ bằng 90° thì mạch thu được sóng điện từ có bước sóng bao nhiêu?
A. 107 m. B. 188 m. C. 135 m. D. 226 m.
Hướng dẫn
Áp dụng:
Cho Chọn C
Ví dụ 3: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn dây có độ tự cảm 1/(108π2) (mF) và một tụ xoay. Tụ xoay có điện dung biến thiên theo góc xoay C = α + 30 (pF). Cho tốc độ ánh sáng trong không khí 3.108 (m/s). Để thu được sóng điện từ có bước sóng 15 (m) thì góc xoay bằng bao nhiêu?
A. 35,5°. B. 36,5°. C. 37,5°. D. 38,5°.
Hướng dẫn
Chọn C.
Chú ý:
1) Từ hệ thức:
2) Từ công thức: C tỉ lệ với nên ta có thể thay C bởi
3) Từ công thức: , C tỉ lệ với f2 nên trong hệ thức trên ta có thể thay C bởi f2:
Ví dụ 4: Một mạch chọn sóng gồm một cuộn cảm thuần L và một tụ điện là tụ xoay, có điện dung thay đổi được theo quy luật hàm số bậc nhất của góc xoay α của bản linh động. Khi lần lượt cho α = 0° và α = 120° thì mạch thu được sóng điện từ có bước sóng tương ứng 15 m và 25 m. Khi α = 80° thì mạch thu được sóng điện từ có bước sóng là
A. 24 m. B. 20 m. C. 18 m. D. 22 m.
Hướng dẫn
Áp dụng: Chọn D.
a2 — dị 252 − 15z 120 − 0
Ví dụ 5: (ĐH − 2012) Một mạch dao động gồm một cuộn cảm thuần có độ tự cảm xác định và một tụ điện là tụ xoay, có điện dung thay đổi được theo quy luật hàm số bậc nhất của góc xoay α của bản linh động. Khi α = 0°, tần số dao động riêng của mạch là 3 MHz. Khi α =120°, tần số dao động riêng của mạch là 1 MHz. Để mạch này có tần số dao động riêng bằng 1,5 MHz thì α bằng
A. 300. B. 450. C. 600. D. 900.
Hướng dẫn
Áp dụng: Chọn B.
4. Mạch thu sóng có ghép thêm tụ xoay
Mạch LC0 thu được bước sóng:
Mạch L(C0 ghép với Cx) thu được bước sóng:
Nếu thì C0 ghép song song Cx:
Nếu thì C0 ghép sọng song CX:
* Nếu cho thì
+ Nếu thì bộ tụ ghép song song
+ Nếu thì bộ tụ ghép nối tiếp:
Ví dụ 1: Mạch chọn sóng của một máy thu gồm một tụ điện có điện dung 100 (pF) và cuộn cảm có độ tự cảm 1/π2 (µH). Để có thể bắt được sóng điện từ có bước sóng từ 12 (m) đến 18 (m) thì cần phải ghép thêm một tụ điện có điện dung biến thiên. Điện dung tụ xoay biến thiên trong khoảng nào?
A. 0,3 nF 0,8 nF. B. 0,4 nF 0,8 nF.
C. 0,3nF <0,9nF. D. 0,4 nF 0,9 nF.
Hướng dẫn
chọn A.
Ví dụ 2: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm cuộn dây có hệ số tự cảm 1/π2 (µH) và một tụ điện có điện dung 12 (nF). Để có thể bắt được sóng điện tù có bước sóng nằm trong khoảng từ 12 (m) đến 18 (m) thì cần phải mắc thêm một tụ xoay. Điện dung của tụ xoay biến thiên trong khoảng nào?
A. 20 nF 80 nF. B. 6 nF 36 nF.
C. 20/3 nF 90 nF. D. 20/3 nF 80 nF.
Hướng dẫn
Chọn B.
Ví dụ 3: Mạch dao động dùng để chọn sóng của một máy thu vô tuyến điện gồm tụ điện có điện dung C0 và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Máy này thu được sóng điện từ có bước sóng 20 m. Để thu được sóng điện từ có bước sóng 40 m, phải mắc song song với tụ điện C0 của mạch dao động với một tụ điện có điện dung
A. C = 3C0. B. C = C0. C. C = 8C0. D. C = 4C0.
Hướng dẫn
Chọn A
Chú ý: Nếu bài toán cho λ1, λ2 để tìm L và C0 thì từ công thức
1) Ghép song song:
2) Ghép nối tiếp:
Ví dụ 4: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn dây có độ tự cảm L và một bộ tụ điện gồm tụ điện cố định C0 mắc song song với một tụ xoay C. Tụ xoay có điện dung thay đổi từ 10 (pF) đến 250 (pF). Nhờ vậy mạch thu có thể thu được các sóng có bước sóng từ 10 (m) đến 30 (m). Xác định độ tự cảm L.
A. 0,84 (µH). B. 0,93 (µH). C. 0,94 (µH). D. 0,74 (µH).
Hướng dẫn
Chọn C.
Ví dụ 5: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn dây có độ tự cảm L và một bộ tụ điện gồm tụ điện cố định C0 mắc nối tiếp với một tụ xoay C. Tụ xoay có điện dung thay đổi từ 1/23 (pF) đến 0,5 (pF). Nhờ vậy mạch thu có thể thu được các sóng có bước sóng từ λ đến 2,5λ. Xác định C0.
A. 0,25 (pF). B. 0,5 (pF). C. 10 (pF) D. 0,3 (pF)
Hướng dẫn
Chọn B.
5. Mạch thu sóng có điện trở
Khi mạch thu được sóng điện từ có bước sóng λ thì trong mạch có hiện tượng cộng hưởng với sóng này:
Tần số góc:
Dòng điện hiệu dụng cực đại khi thu được sóng λ:
Công suất mạch nhận được khi đó:
Ví dụ 1: Mạch chọn sóng có điện trở thuần 0,65 (mΩ). Nếu khi bắt được sóng điện từ mà suất điện động hiệu dụng trong khung là 1,3 (µV) thì dòng điện hiệu dụng trong mạch là bao nhiêu?
A. 0,4 A. B. 0,002 A. C. 0,2 A. D. 0,001 A.
Hướng dẫn
Chọn B
Ví dụ 2: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn cảm có độ tự cảm 4 (µH) có điện trở 0,01 Ω và một tụ xoay. Sau khi bắt được sóng điện từ có bước sóng 25 (m) thì mạch nhận được công suất 9 µW. Tính suất điện động hiệu dụng toong cuộn cảm và cường độ hiệu dụng trong mạch lần lượt là
A. 0,1 mV và 0,02 A. B. 0,1 mV và 0,002 A.
C. 0,2 mV và 0,02 A. D. 0,3 mV và 0,03 A
Hướng dẫn
Chọn D.
Ví dụ 3: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn dây và một tụ xoay. Giả sử khi thu được sóng điện từ có bước sóng 20 (m) mà suất điện động hiệu dụng trong cuộn dây là 0,75 (µV) thì tần số góc và dòng điện cực đại chạy trong mạch là bao nhiêu? Biết điện trở thuần của mạch là 0,015 (mΩ).
A. 3π.107 rad/s và mA. B. 3 π.107 rad/s và 50 mA.
C. 3π.l08 rad/s và 50 mA. D. 3 π.106 rad/s và 5 mA.
Hướng dẫn
Chú ý: Sau khi thu được sóng điện từ có tần số ω, bước sóng λ, nếu ta xoay nhanh tụ để điện dung thay đổi một lượng rất nhỏ (dung kháng tăng vọt) tổng trở tăng lên rất lớn:
Nếu suất điện động hiệu dụng không đổi nhưng dòng hiệu dụng giảm n lần thì tổng trở tăng n lần, tức là:
Ví dụ 4: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn dây và một tụ xoay. Điện trở thuần của mạch là 1 (mΩ). Khi điều chỉnh điện dung của tụ 1 (µF) và bắt được sóng điện từ có tần số góc 10000 (rad/s) thì xoay nhanh tụ để suất điện động không đổi nhưng cường độ hiệu dụng dòng điện thì giảm xuống 1000 (lần). Hỏi điện dung tụ thay đổi một lượng bao nhiêu?
A. 0,005 (µF). B. 0,02 (µF). C. 0,01 (µF). D. 0,03 (µF).
Hướng dẫn
Áp dụng: Chọn C
Chú ý: Tính ω và C từ công thức
Ví dụ 5: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn dây có độ tự cảm 2,5 (µH) và một tụ xoay. Điện trở thuần của mạch là 1,3 (mΩ). Sau khi bắt được sóng điện từ có bước sóng 21,5 (m) thì xoay nhanh tụ để suất điện động không đổi nhưng cường độ hiệu dụng dòng điện thì giảm xuống 1000 (lần). Hỏi điện dung tụ thay đổi bao nhiêu?
A. 0,33 (pF). B. 0,32 (pF). C. 0,31 (pF). D. 0,3 (pF).
Hướng dẫn
Chọn C.
Chú ý: Lúc này mạch cộng hưởng với sóng điện từ có bước sóng.
nếu C tăng
nếu C giảm.
Ví dụ 6: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn dây có độ tự cảm 2 (µH) và một tụ xoay. Điện trở thuần của mạch là 1 (mΩ). Sau khi bắt được sóng điện từ có bước sóng 19,2 (m) thì xoay nhanh tụ tăng điện dung để suất điện động không đổi nhưng dòng thì giảm xuống 1500 (lần). Xác định bước sóng mà mạch có thể bắt được lúc này.
A. 19,15 (m) B. 19,13 (m) C. 19,25 (m) D. 19,28 (m)
Hướng dẫn
Chọn B
Điểm nhấn: Các bài toán cơ bản cần nhớ cách làm nhanh:
1) Nếu nhúng x phần trăm diện tích các bản tụ ngập vào trong điện môi lỏng (có hằng số điện môi ε) và các yếu tố khác không đổi thì bộ tụ C gồm hai tụ C1, C2 ghép song song.
Bước sóng mạch thu được .
* Nếu ghép sát vào một bản tụ một tấm điện môi có hằng số điện môi ε có bề dày bằng x phần trăm bề dày của lớp không khí và các yếu tổ khác không đổi thì bộ tụ C gồm hai tụ C1, C2 ghép nối tiếp.
Bước sóng mạch thu được
2) Bài toán tụ xoay:
3) Bài toán tụ ghép:
4) Bài toán xoay nhanh tụ:
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: (CĐ-2011) Mạch chọn sóng của một máy thu sóng vô tuyến gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 0,4/π H và tụ điện có điện dung C1 thay đổi được. Điều chỉnh C1 = 10/(9π) pF thì mạch này thu được sóng điện từ có bước sóng bằng
A. 100 m. B. 400 m. C. 200 m. D. 300 m.
Bài 2: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một tụ điện có điện dung 0,1 (nF) và cuộn cảm có độ tự cảm 30 (μH). Tốc độ truyền sóng điện từ 3.108 (m/s). Mạch có thể bắt được sóng điện từ có bước sóng
A. 250 m. B. 25 m. C. 103 m. D. 280 m.
Bài 3: Mạch chọn sóng của một mảy thu vô tuyến gồm một tụ điện có điện dung 2000 (pF) và cuộn cảm có độ tự cảm 8,8 (μH). Tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108 (m/s). Mạch dao động trên có thể bắt được sóng điện từ có bước sóng bao nhiêu?
A. 250 m. B. 25 m. C. 28 m. D. 280 m.
Bài 4: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm cuộn dây có hệ số tự cảm 4 (μH) và một tụ điện có điện dung 20 (nF). Tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108 (m/s). Xác định bước sóng điện từ mà mạch có thể thu được.
A. 533 m. B. 260 m. C. 270 m. D. 280 m.
Bài 5: (CĐ-2011) Mạch chọn sóng của một máy thu thanh gồm một cuộn cảm thuần có độ tự cảm không đổi và một tụ điện có thể thay đổi điện dung. Khi tụ điện có điện dung C1, mạch thu được sóng điện từ có bước sóng 100 m; khi tụ điện có điện dung C2, mạch thu được sóng điện từ có bước sóng 1 km. Tỉ số C2/C1 là
A. 0,1. B. 10. C. 1000. D. 100.
Bài 6: Một sóng siêu âm (có tần số 0,33 MHz) truyền trong không khí với tốc độ là 330 m/s. Biết tốc độ ánh sáng trong không khí là 3.108 m/s. Tần số của một sóng điện từ, có cùng bước sóng với sóng siêu âm nói trên, có giá trị
A. 3.105 Hz. B. 3.107 Hz. C. 3.109Hz. D. 3.1011 Hz.
Bài 7: Tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108 (m/s). Một mạch chọn sóng, khi thu được sóng điện từ có bước sóng λ thì cường độ hiệu dụng trong mạch là 2 (mA) và điện tích cực đại trên tụ là 2 (nC). Bước sóng λ là
A. 1600 m. B. 1260 m. C. 1333 m. D. 1885 m.
Bài 8: Mạch dao động với tụ điện C1 và cuộn dây có độ tự cảm L đang dao động tự do. Người ta đo được điện tích cực đại trên một bản tụ là 10-6 (C) và dòng điện cực đại trong mạch 10 (A). Tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108 (m/s). Bước sóng điện từ cộng hường với mạch có giá trị
A. 188 (m). B. 198 (m). C. 160 (m). D. 18 (m).
Bài 9: Mạch dao động cuộn dây có độ tự cảm 1 (mH) và tụ điện phẳng không khí diện tích đối diện 40 (cm2), khoảng cách giữa hai bản 1,5 mm. Tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108 (m/s). Bước sóng điện từ cộng hưởng với mạch có giá trị
A. 60 (m). B. 354 (m). C. 289 (m). D. 46 (km).
Bài 10: Mạch dao động cuộn dây có độ tự cảm L và tụ điện phẳng không khí diện tích đối diện 40 (cm2), khoảng cách giữa hai bản 1,5 mm. Tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108 (m/s). Bước sóng điện từ cộng hưởng với mạch là 300 m. Giá trị L bằng
A. 2,5 (mH). B. 0,7 (mH). C. 1,1 (mH). D. 0,2 (mH).
Bài 11: Một khung dao động có thể cộng hưởng trong dải bước sóng từ 100 m đến 2000 m. Khung này gồm cuộn dây và tụ phẳng có thể thay đổi khoảng cách giữa hai bản tụ. Với dải sóng mà khung cộng hưởng được thì khoảng cách giữa hai bản tụ thay đổi là
A. 240 lần. B. 120 lần. C. 200 lần. D. 400 lần.
Bài 12: Biết hai tụ C1 và Cĩ mắc nối tiếp thì điện dung tưong đương là C1C2/(C1 + C2), còn mắc song song thì điện dung tương đương là (C1 + C2). Mạch dao động cuộn dây và tụ điện phẳng không khí thì bước sóng điện từ cộng hường với mạch là 60 m. Nếu nhúng một nửa điện tích các bản tụ ngập vào trong điện môi lỏng có hằng số điện môi ε = 2 thì bước sóng điện từ cộng hưởng với mạch là
A. 60 (m). B. 73,5 (m). C. 16(m). D. 6,3 (km).
Bài 13: Biết hai tụ C1 và C2 mắc nối tiếp thì điện dung tưong đương là C1C2/(C1 + C2), còn mắc song song thì điện dung tương đương là (C1 + C2). Mạch dao động cuộn dây và tụ điện phẳng không khí thì bước sóng điện từ cộng hưởng với mạch là 60 m. Đặt vào trong tụ điện và sát vào một bản tụ một tấm điện môi dày 0,5d có hằng số điện môi ε = 2 thì bước sóng điện từ cộng hưởng với mạch là
A. 60 (m). B. 73,5 (m). C. 69,3 (m). D. 6,6 (km).
Bài 14: Biết hai tụ C1 và C2 mắc nối tiếp thì điện dung tương đương là C1C2/(C1 + C2), còn mắc song song thì điện dung tương đương là (C1 + C2). Mạch dao động gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 5 (mH) và bộ tụ điện phang không khí gồm 25 tấm kim loại đặt song song đan xen nhau. Diện tích đối diện giữa hai tấm 4 (cm2) và khoảng cách giữa hai tấm liên tiếp là 1 rad, Tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108 (m/s). Bước sóng điện từ cộng hưởng với mạch có giá trị
A. 51 (m). B. 64 (m). C. 942 (m). D. 52 (m).
Bài 15: Biết hai tụ C1 và C2 mắc nối tiếp thì điện dung tương đương là C1C2/(C1 + C2), còn mắc song song thì điện dung tương đương là (C1 + C2). Mạch dao động gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 2,5 (mH) và bộ tụ điện phẳng không khí gồm 19 tấm kim loại đặt song song đan xen nhau. Diện tích đối diện giữa hai tấm 3,14 (cm2) và khoảng cách giữa hai tấm liên tiếp là 1 mm. Tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108 (m/s). Bước sóng điện từ cộng hưởng với mạch có giá trị
A. 37 (m)7 B. 64(m) C. 942 (m). D. 52 (m).
Bài 16: Biết hai tụ C1 và C2 mắc nối tiếp thì điện dung tương đương là C1C2/(C1 + C2), còn mắc song song thì điện dung tương đương là (C1 + C2). Mạch dao động gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 2,5 (mH) và một tụ xoay không khí gồm 19 tấm kim loại đặt song song đan xen nhau. Diện tích đối diện giữa hai tấm 3,14 (cm2) và khoảng cách giữa hai tấm liên tiếp là 1 mm. Tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108 (m/s). Bước sóng điện từ cộng hưởng với mạch có giá trị
A. 37 (m). B. 666 (m). C. 942 (m). D. 52 (m).
Bài 17: Một máy thu thanh có mạch chọn sóng là mạch dao động LC lí tưởng, với tụ C1 có giá tri C1 thì sóng bắt được có bước sóng 300 m, với tụ C1 có giá tri C2 thì sóng bắt được có bước sóng 400 m. Khi tụ C1 gồm tụ C1 mắc nối tiếp với tụ C2 thì bước sóng bắt được là
A. 700 m. B. 500m. C. 240 m. D. 100 m.
Bài 18: Biết hai tụ C1 và C2 mắc nối tiếp thì điện dung tương đương là C1C2/(C1 + C2), còn mắc song song thì điện dung tương đương là (C1 + C2). Một mạch dao động điện từ gồm một tụ điện C1 và một cuộn cảm L. Bỏ qua điện trở thuần của mạch. Neu thay C1 bởi hai tụ C1 và C2 mắc nối tiếp thì mạch thu được sóng điện từ có bước sóng 720 (m), còn nếu thay bởi hai tụ đó mắc song song thì mạch thu được sóng điện từ có bước sóng 1500 (m). Hỏi mạch có thể thu được sóng điện từ có bước sóng bao nhiêu khi thay C1 bởi C1 (biết C1 > C2).
A. 900 m. B. 1200 m, C. 800 m. D. 100 m.
Bài 19: Mạch dao động điện từ gồm cuộn dây có độ tự cảm L và một tụ điện có điện dung C. Khi L = L1 và C1 = C) thì mạch thu được sóng điện từ có bước sóng λ. Khi L = 3L1 và C1 = C2 thì mạch thu được sóng điện từ có bước sóng cũng là λ. Nếu L = 3L1 và C1 = C1 + C2 thì mạch thu được sóng điện từ có bước sóng là
A. 4λ. B. 2λ. C. λ. D. 3λ.
Bài 20: Biết hai tụ C1 và C2 mắc nối tiếp thì điện dung tương đương là C1C2/(C1 + C2), còn mắc song song thì điện dung tương đương là (C1 + C2). Mạch dao động của một máy phát vô tuyến điện có cuộn dây với độ tự cảm không đối và tụ điện có điện dung thay đổi được. Khi điện dung của tụ điện là C1 thì máy phát ra sóng điện từ có bước sóng 50 m. Để máy này có thế phát ra sóng có bước sóng 200 m người ta phải mắc thêm một tụ điện C2 có điện dung
A. C2 = 3C1, nối tiếp với tụ C1. B. C2 = 15C1, nối tiếp với tụ C1.
C. C2 = 3C1, song song với tụ C1. D. C2 = 15C1, song song với tụ C1.
Bài 21: Mạch dao động điện từ LC được dùng làm mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến. Cứ sau khoảng thời gian ngắn nhất λ thì năng lượng trong tụ bằng không. Nếu tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108 (m/s) thì sóng điện từ do máy thu bắt được có bước sóng là
A. λ = 6.108x. B. λ = 3.108T. C. λ = 9.108T. D. λ = 12.108x.
Bài 22: Mạch dao động đê chọn sóng của một máy thu thanh gồm một cuộn dây có độ từ cảm 1,76 mH và một tụ điện có điện dung 10 pF. Khi thu được sóng điện từ thích hợp thì khoảng thời gian 2 lần liên tiếp năng lượng điện trưòưg trong tụ bằng 0 là
A. 0,33 μs. B. 0,83 μs. C. 0,42 μs. D. 0,21 μs.
Bài 23: Mạch dao động điện từ LC được dùng làm mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến. Nếu tụ đang tích điện cực đại thì sau khoảng thời gian ngắn nhất T thì điện tích trên tụ bằng không. Nếu tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108 (m/s) thì sóng điện từ do máy thu bắt được có bước sóng là
A. λ = 6.108τ. B. λ = 3.108τ. C. λ = 9.108τ. D. λ=12.108τ.
Bài 24: Mạch chọn sóng của một máy thu gồm một tụ điện và cuộn cảm. Khi thu được sóng điện từ có bước sóng λ, người ta nhận thấy khoảng thời gian ngắn nhất từ lúc điện áp trên tụ cực đại đến lúc năng lượng từ trường trong cuộn cảm cực đại là 5 (ns). Biết tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108 (m/s). Bước sóng λ là
A. 12 m. B. 6 m. C. 18 m. D. 9 m.
Bài 25: Mạch dao động điện từ LC được dùng làm mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến. Khoảng thời gian ngắn nhất từ khi tụ đang tích điện cực đại đến khi điện tích trên tụ bằng không là 10-7 s. Nếu tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108 m/s thì sóng điện tù do máy thu bắt được có bước sóng là
A. 60 m. B. 90 m. C. 120 m. D. 300 m.
Bài 26: Dao động riêng của mạch dao động LC lí tưởng có tính chất: cứ sau một khoảng thời gian t = 1 μs thì năng lượng điện trường lại bằng năng lượng từ trường. Dùng mạch dao động này để thu cộng hưởng một sóng điện từ. Biết tốc độ truyền sóng điện từ trong không khí c = 3.108 m/s. Sóng điện từ thu được có bước sóng là
A. 800 m. B. 1000 m. C. 1200 m. D. 1400 m.
Bài 27: Mạch chọn sóng của một máy thu gồm một tụ điện và cuộn cảm. Khi thu được sóng điện từ có bước sóng λ, người ta nhận thấy khoảng thời gian ngắn nhất từ lúc điện áp hên tụ bằng không đến lúc bằng nửa giá trị cực đại là 5 (ns). Biết tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108 (m/s). Bước sóng λ là
A. 7,2 m. B. 21,6 m. C. 18 m. D. 9 m.
Bài 28: Biết năng lượng của mạch tính theo công thức W = 0,5Cu2 + 0,5Li2. Mạch chọn sóng của một máy thu gồm một tụ điện và cuộn cảm. Khi thu được sóng điện từ có bước sóng λ, khoảng thời gian ngắn nhất từ lúc năng lượng điện trường trong tụ bằng năng lượng từ trường trong cuộn dây đến lúc năng lượng điện trường trong tụ bằng một phần ba năng lượng từ trường trong cuộn dây là 3 (ns). Biết tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108 (m/s). Bước sóng λ là
A 7,2 m. B. 21,6 m. C. 18 m. D. 9 m.
Bài 29: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một tụ điện có điện dung thay đổi và cuộn cảm có độ tự cảm 8,8 (μH). Để mạch dao động trên có thể bắt được sóng điện từ có bước sóng 250 m thì điện dung bằng bao nhiêu?
A. 1 nF. B. 2 nF. C. 4 nF. D. 3 nF.
Bài 30: Mạch dao động của một máy thu vô tuyến điện gồm cuộn dây có độ tự cảm 1 mH và một tụ điện có điện dung thay đổi được. Để máy thu bắt được sóng vô tuyến có tần số từ 3 MHz đến 4 MHz thì điện dung của tụ phải thay đổi trong khoảng
A. 1,6 pF ≤ C1 ≤ 2,8 pF. B. 2 pF ≤ C1 ≤ 2,8 (uF.
C. 0,16 pF ≤ C1 ≤ 0,28 pF. D. 0,2 pF ≤ C1 ≤ 0,28 pF.
Bài 31: Mạch chọn sóng cúa một máy thu thanh gồm cuộn dây có độ tự cảm 2 ( μH ), tụ có điện dung thay đổi. Để máy thu thanh chi có thế thu được các sóng điện từ có bước sóng từ 57 (m) đèn 753 (m) thì điện dung biên thiên trong khoảng nào? Cho tốc độ ánh trong không khí 3.108 (m/s).
A. 400 pF đến 0,08 pF. B. 450 pF đến 0,09 pF.
C. 450 pF đến 0,08 pF. D. 400 pF đến 0,09 pF.
Bài 32: Cho một mạch dao động điện từ gồm một tụ điện có điện dung thay đổi từ 30 (pF) đến 510 (pF) và một cuộn dây có độ tự cảm 2,5 (pH). Tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108 (m/s). Mạch điện trên có thể bắt được bước sóng nằm trong khoảng nào?
A. từ 16,3 mđện 67,3 m. B. từ 16,3 m đến 68,3 m.
C. từ 16,4 m đến 67,3 m. D. từ 16,4 m đến 68,3 m.
Bài 33: Một mạch dao động gồm một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm 0,2 mH và môt tụ điện mà điện dung có thể thay đổi trong khoảng từ 50 μF đến 450 μF. Tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108 (m/s). Mạch trên có thể cộng hưởng với sóng điện từ có bước sóng từ
A. 168 m đến 600 m. B. 176 m đến 625 m.
C. 188 m đến 565 m. D. 200 m đến 824 m.
Bài 34: Cho một mạch dao động điện từ gồm một tụ điện có điện dung thay đổi từ 10 (pF) đến 490 (pF) và một cuộn cảm có độ tự cảm 2 (pH). Tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108 (m/s). Mạch trên có thể bắt được bước sóng trong khoảng nào?
A. 2,43 m ≤ λ ≤ 12,25 m. B. 8,43 m ≤ λ ≤59,01m.
C. 3 m ≤ λ ≤ 59,01 m. D. 8,43 m ≤ λ ≤ 13 m.
Bài 35: Mạch chọn sóng của một máy thu có một cuộn cảm L = 1 mH và một tụ điện biến thiên từ 9,7 pF đến 92 pF. Tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108 (m/s). Hỏi máy thu này có thể thu được các sóng điện từ có bước sóng trong khoảng nào?
A. 2,43 m ≤ λ ≤ 12,25 m. B. 8,43 m ≤ λ ≤ 59,01m.
C. 185 m ≤ λ ≤571 m. D. 2 m ≤ λ ≤ 13m.
Bài 36: Một mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn cảm có đô tự cảm L biến thiên từ 0,3 pH đến 12 pH và một tụ điện có điện dung biến thiên từ 20 pF đên 800 pF. Tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108 (m/s). Máy này có thể bắt được sóng điện từ có bước sóng lớn nhất là
A. 185 m. B. 285 m. C. 540 m. D. 640 m.
Bài 37: Mạch chọn sóng gồm cuộn dây có độ tự cảm L = 1,5Mh và tụ xoay có điện dung C biến thiên từ 50pF đến 450pF. Mạch này có thể thu được các sóng điện từ có bước sóng trong khoảng nào
A. 5,61 m đến 15,48 m. B. 56,1 m đến 154,8 m.
C. 0,561 m đến 1,548 m. D. 516m đến 1549 m.
Bài 38: Mạch dao động điện từ gồm cuộn dây và một tụ xoay. Điện dung của tụ xoay là hàm bậc nhất của góc xoay α . Khi α = 0 thì C1 = 10 (pF). Khi α = 50° thì C1 = 160 (pF). Viết biểu thức sự phụ thuộc điện dung theo góc xoay α.
A. C1 = 3 α + 10 (pF). B. c = 4 α + 10 (pF).
C. C1 = 3 α t + 20 (pF), D. c = 4 α + 10 (pF).
Bài 39: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn dây có độ tự cảm 1/(108π2) và một tụ xoay. Tính điện dung của tụ để thu được sóng điện từ có bước sóng 20(m)
A. 64,5 (pF). B. 65,5 (pF). C. 150 (pF). D. 120 (pF).
Bài 40: Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến điện gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm 20 (µH) và một tụ điện xoay có điện dung (điện dung là hàm bậc nhất của góc xoay) biến thiên từ 10 pF đến 500 pF khi góc xoay biên thiên từ 0° đên 180°. Khi góc xoay của tụ bằng 28,8° thì mạch thu được sóng điện từ có bước sóng bao nhiêu?
A. 80 m. B. 88 m. C. 135 m. D. 226 m.
Bài 41: Một mạch chọn sóng gồm một cuộn cảm thuần L và một tụ điện là tụ xoay, có điện dung thay đối được theo quy luật hàm số bậc nhất của góc xoay a của bản linh động. Khi lần lượt cho α = 0° và α = 120° thì mạch thu được sóng điện từ có bước sóng tương ứng 15 m và 35 m. Khi α = 80° thì mạch thu được sóng điện từ có bước sóng là
A. 24 m. B. 20 m. C. 30m. D 22 m.
Bài 42: Một mạch dao động gồm một cuộn cảm thuần có độ tự cảm xác định và một tụ điện là tụ xoay, có điện dung thay đổi được theo quy luật hàm sô bậc nhất của góc xoay α của bản linh động. Khi α = 0°, tần số dao động riêng của mạch là 3 MHz. Khi α =120°, tần số dao động riêng của mạch là 1 MHz. Để mạch này có tần số dao động riêng bằng 2 MHz thì α bằng
A. 30°. B. 45°. C. 60°. D. 18,75°.
Bài 43: Một tụ xoay có điện dung biến thiên liên tục và tỉ lệ thuận với góc quay theo hàm bậc nhất từ giá trị C1 = 10 pF đến C2 = 370 pF tương ứng khi góc quay của các bản tụ tăng dần từ 0° đến 180°. Tụ điện được mắc với một cuộn dây có hệ số tự cảm L = 2 μH để tạo thành mạch chọn sóng của máy thu. Xoay tụ ở vị trí ứng với góc quay bằng 20° thì mạch thu được sóng điện từ có bước sóng
A. 17,84 m. B. 18,8.8 m. C. 18,84 m. D. 19,84 m.
Bài 44: Một tụ xoay có điện dung biên thiên liên tục và tỉ lệ thuận với góc quay theo hàm bậc nhất tù' giá trị C1 = 10 pF đến C2 = 250 pF tưomg ứng khi góc quay của các ban tụ tăng dân từ 0° đèn 120°. Để thu được sóng điện từ có bước sóng 10 m thì góc xoay của tụ là 8°. Muốn bắt được sóng có bước sóng 20 m thì phải xoay tụ thêm một góc bằng
A. 47°. B. 39°. C. 31°. D. 55°.
Bài 45: Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến điện gồm cuộn dây có độ tự cảm L và một tụ điện xoay có điện dung biến thiên từ 1 pF đến 1600 pF. Khi điều chỉnh điện dung của tụ đến giá trị 9 pF thì mạch thu được sóng điện từ có bước sóng 18 m. Mạch trên có thể thu được sóng điện từ có bước sóng từ
A. 2 m đến 3200 m. B. 6m đến l80m.
C. 12 m đến 1600 m. D. 6 m đến 240 m.
Bài 46: Biết hai tụ C1 và C2 mắc nối tiếp thì điện dung tương đương là C1C2/(C1 + C2), còn mắc song song thì điện dung tương đương là (C1 + C2). Mạch chọn sóng của một máy thu gồm một tụ điện có điện dung 100 (pF) và cuộn cảm có độ tự cảm 1/π2 (μH). Để có thể bắt được sóng điện từ có bước sóng từ 7,2 (m) đến 8,4 (m) thì cân phải ghép thêm một tụ điện có điện dung biến thiên. Điện dung tụ xoay biến thiên trong khoảng nào?
A. 0,3 nF ≤ C1 ≤ 0,8 nF. B. 44 pF ≤ C1 ≤ 96 pF.
C. 0,144 nF ≤ C1 ≤ 0,196 nF. D. 0,4 nF ≤ C1 ≤ 0,9 nF.
Bài 47: Biết hai tụ C1 và C2 mắc nối tiếp thì điện dung tương đương là C1C2/(C1 + C2), còn mắc song song thì điện dung tương đương là (C1 + C2). Mạch LC của máy thu vô tuyến điện gồm tụ C1 và cuộn cảm L có thể thu được một sóng điện từ có bước sóng λ. Nếu thay tụ C1 bằng tụ C’ thì thu được sóng điên từ có bước sóng 2λ. Hỏi bước sóng của sóng điện từ có thể thu được bằng bao nhiêu nếu mắc tụ C’ song song với C?
A. 0,8λ. B. λ . C. 5λ. D. λ .
Bài 48: Biết hai tụ C1và C2 mắc nối tiếp thì điện dung tương đương là C1C2/(C1 + C2), còn mắc song song thì điện dung tương đương là (C1 + C2). Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm cuộn dây có hệ số tự cảm l/π2 (µH) và một tụ điện có điện dung 0,5 (pF). Để có thể bắt được sóng điện từ có bước sóng nằm trong khoảng từ 0,12 (m) đến 0,3 (m) thì cần phải mắc thêm một tụ xoay. Điện dung của tụ xoay biến thiên trong khoảng nào?
A. 0,3 pF ≤ C1 ≤ 1 pF. B. 0,4 pF ≤ C1 ≤ 0,8 pF.
C. 0,3 pF ≤ C1 ≤ 0,9 pF. D 1/23 (pF) ≤ C ≤ 0,5 (pF).
Bài 49: Biêt hai tụ C1 và C2 mắc nối tiếp thì điện dung tương đương là C1C2/(C1 + C2), còn mắc song song thì điện dung tương đương là (C1 + C2). Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một tụ điện có điện dung 2000 (pF) và cuộn cảm có độ tự cảm 8,8 (μH). Để có thể bắt được dải sóng ngắn có bước sóng từ 10 (m) đến 50 (m) thì cần phải ghép thêm một tụ điện có điện dung biến thiên. Điện dung biến thiên trong khoảng nào?
A. 3,2 pF ≤ C ≤ 83 pF. B. 0,4 nF ≤ C ≤ 0,8 nF.
C. 0,3nF ≤ C ≤ 0,9 Pf C. 0,4nF ≤ C ≤ 0,9 pF
Bài 50: Biết hai tụ C1 và C2 mắc nối tiếp thì điện dung tương đương là C1C2/(C1 + C2), còn mắc song song thì điện dung tương đương là (C1 + C2). Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm cuộn dây có hệ số tự cảm 4 (μH) và một tụ điện có điện dung 20 (nF). Để có thể bắt được sóng điện từ có bước sóng nằm trong khoảng từ 60 (m) đến 120 (m) thì cần phải mắc thêm một tụ xoay. Điện dung của tụ xoay biến thiên trong khoảng nào?
A. 0,25 nF ≤ C1 ≤ 1 nF. B. 0,4 nF ≤ C1 ≤ 0,8 nF.
C. 0,3 nF ≤ C1 ≤ 0,9 nF. D. 0,25 nF ≤ C1 ≤ 0,9 nF.
Bài 51: Biết hai tụ C1 và C2 mắc nối tiếp thì điện dung tương đương là C1C2/(C1 + C2), còn mắc song song thì điện dung tương đương là (C1 + C2). Mạch dao động của một anten phát sóng vô tuyến điện gồm tụ điện có điện dung C0 và cuộn thuần cảm có độ tự cảm L = 1,93 mH, phát sóng điện từ có bước sóng 120 m. Để anten phát sóng điện từ có bước sóng 60 m, phải măc nối tiếp với tụ điện C0 của mạch dao động một tụ điện có điện dung
A. C1 = 0,70 pF. B. C1 = 2,1pF. C. C = l,0pF. D. C1 = 6,3 pF.
Bài 52: Biết hai tụ C1 và C2 mắc nối tiếp thì điện dung tương đương là C1C2(C1 + C2), còn mắc song song thì điện dung tương đương là (C1 + C2). Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn dây có độ tự cảm L và một bộ tụ điện gồm tụ điện cố định C0 mắc song song với một tụ C. Tụ C1 có điện dung thay đổi từ 10 (nF) đến 170 (nF). Nhờ vậy mạch thu cỏ thể thu được các sóng cỏ bước sóng từ λ đến 3λ. Xác định C0.
A. 25 (nF). B. 45 (nF). C. 10 (nF). D. 30 (nF).
Bài 53: Biết hai tụ C1 và C2 mắc nối tiếp thì điện dung tương đương là C1C2(C1 + C2), còn mắc song song thì điện dung tương đương là (Cl + C2). Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn dây có độ tự cảm L và một bộ tụ điện gồm tụ điện cố định C0 mắc nối tiếp với một tụ xoay C. Tụ xoay có điện dung thay dõi từ 1/23 (pF) đến 0,5 (pF). Nhờ vậy mạch thu có thể thu được các sóng có bước sóng từ 0,12 (m) đen 0,3 (m). Xác định độ tự cảm L.
A. 2/π2 (pH). B. l,5/π2(pH). C. I/π2 (pH). D. l/π(pH).
Bài 54: Biết hai tụ C1 và C2 mắc nối tiếp thì điện dung tương đương là C1C2/(C1 + C2), còn mắc song song thì điện dung tương đương là (C1 + C2). Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn cảm và một bộ tụ điện gồm hai tụ điên có điện dung C0 giống nhau mắc song song thì mạch thư được sóng điện từ có bước sóng λ. Nếu thay băng cuộn cảm khác có độ tự cảm gấp đôi và bỏ đi một tụ điện thì mạch thu có thể thu được sóng điện từ có bước sóng
A. λ/2. B. 4λ. C. λ. D. 2λ.
Bài 55: Biết hai tu C1 và C2 mắc nối tiếp thì điện dung tương đuơng là C1C2/(C1 + C2), còn mắc song song thì điện dung tương đương là (C1 + C2). Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn dây có độ tự cảm thay đổi từ L đến 2L và một bộ tụ điện gồm tụ điện cố định C0 mắc song song với một tụ C. Tụ C1 có điện dung thay đổi từ 10 (nF) đến 350 (nF). Nhờ vậy mạch thu có thể thu được các sóng có bước sóng từ λ đến 6λ. Xác định C0.
A. 25 (nF). B. 45 (nF). C. 10(nF). D. 30 (nF).
Bài 56: Dùng một mạch dao động LC lí tưởng để thu cộng hưởng sóng điện từ, trong đó cuộn dây có độ tự cảm L không đổi, tụ điện có điện dung C1 thay đổi được. Mỗi sóng điện từ đều tạo ra trong mạch dao động một suất điện động cảm ứng. Xem rằng các sóng điện từ có biên độ cảm ứng từ đều bằng nhau. Khi điện dung của tụ điện C1 = 2 µF thì suất điện động cảm ứng hiệu dụng trong mạch do sóng điện từ tạo ra là E1 = 8 µV. Khi điện dung của tụ điện C2 = 8 µF thì suất điện động cảm ứng hiệu dụng do sóng điện từ tạo ra là
A. 32μV. B. 4 μV. C. 16μV. D. 2 μV.
Bài 57: Mạch chọn sóng có điện trở thuần 0,65 (mΩ). Nếu khi bắt được sóng điện từ mà suất điện động hiệu dụng trong khung là 1,3 (μV) thì công suất mà mạch nhận được là bao nhiêu?
A. 2,6 nW. B. 1,3 pW. C. 1,3 nW. D. 2,6 pW.
Bài 58: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn dây, một tụ điện và điện trở thuần của mạch là R. Tốc độ truyền sóng điện từ là C. Giả sử khi thu được sóng điện từ có bước sóng λ mà suất điện động hiệu dụng trong cuộn dây là E thì tần số góc và dòng điện hiệu dụng cực đại chạy trong mạch lần lượt là
A. c/λ và I = 2E/R. B. 2πc/λ và I = 2E.R C. c/λ và I = E/R D. 2πc/λ và I = E/R
Bài 59: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn dây và một tụ xoay. Giả sử khi thu được sóng điện từ có bước sóng 15 (m) mà suất điện động hiệu dụng trong cuộn dây là 1 (μV) thì tần số góc và dòng điện hiệu dụng cực đại chạy trong mạch là bao nhiêu? Biết điện trở thuần của mạch là 0,01 (mΩ).
A. 2π.107 (rad/s); 0,1 A. B. 4.107 (rad/s); 0,3 A.
C. 107 (rad/s); 0,2 A. D. 4π.l07 (rad/s); 0,1 A.
Bài 60: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn dây và một tụ điện có điện dung thay đổi. Giả sử khi thu được sóng điện từ có bước sóng 15 (m) mà suất điện động hiệu dụng trong cuộn dây là 1 (μV) thì tần số và dòng điện hiệu dụng cực đại chạy trong mạch là bao nhiêu? Biết điện trở thuần của mạch là 10 (µΩ).
A. 20 (MHz); 0,2 A. B. 10 (MHz); 0,1 A.
C. 10 (MHz); 0,2 A. D. 20 (MHz); 0,1 A.
Bài 61: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn dây có độ tự cảm 2,5 (µH) và một tụ xoay. Sau khi bắt được sóng điện từ có bước sóng 21,5 (m) thì tần số góc và điện dung tụ bằng bao nhiêu?
A. 2.107 (rad/s); 4,2 (pF). B. 8,8.107 (rad/s); 20,8 (µF),
C. 107 (rad/s); 5,2 (pF). D. 3,8.107 (rad/s), 52 (pF).
Bài 62: Một mạch LC gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm 2 (mH) và tụ điện có điện dung 0,2 (μF). Khi thu được sóng điện từ thích hợp thì dung kháng của tụ điện là
A. 628 Ω. B. 500 Ω. C. 1000 Ω. D. 100 Ω.
Bài 63: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn dây và một tụ xoay. Điện trở thuần của mạch là 1 (μΩ). Khi điều chỉnh điện dung củạ tụ 1 (μF) và bắt được sóng điện từ có tần số góc 10000 (rad/s) thì xoay nhanh tụ để suất điện động không đối nhưng cường độ hiệu dụng dòng điện thì giảm xuống 1000 (lần). Hỏi điện dung tụ thay đổi bao nhiêu?
A. 0,005 (pF). B. 1 (pF). C. 10 (pF). D. 0,01 (pF).
Bài 64: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn dây và một tụ xoay. Điện trở thuần của mạch là R (R có giá trị rất nhỏ). Khi điều chỉnh điện dung của tụ C1 và bắt được sóng điện từ có tần số góc C0 thì xoay nhanh tụ để suất điện động hiệu dụng không đổi nhưng cường độ hiệu dụng dòng điện thì giảm xuống n (lần). Hỏi điện dung tụ thay đổi bao nhiêu?
A. 2nRωC. B. 2nRωC2. C. nRωC2. D. nRωC.
Bài 65: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn dây có độ tự cảm 2 (μH) và một tụ xoay. Điện trở thuần của mạch là 1 (mΩ). Sau khi bắt được sóng điện từ có bước sóng 19,2 (m) thì xoay nhanh tụ tăng điện dung để suất điện động không đổi nhưng dòng thì giảm xuống 1000 (lần). Xác định bước sóng mà mạch có thể bắt được lúc này.
A. 19,25 (m) B. 19,26 (m) C. 19,15 (m) D. 19,28 (m)
Bài 66: (ĐH - 2013): Sóng điện từ có tân sô 10 MHz truyền trong chân không với bước sóng là
A. 3 m. B. 6 m. C. 60 m. D. 30 m.
Bài 67: Một mạch dao động gồm một cuộn cảm thuần có độ tự cảm xác định và một tụ điện là tụ xoay, có điện dung thay đổi được theo quy luật hàm số bậc nhất của góc xoay α của bản linh động. Khi α = 0°, mạch thu được sóng điện từ có bước sóng 400 m. Khi α = 128°, mạch thu được sóng điện từ có bước sóng 1200 m. Để mạch thu được sóng điện từ có bước sóng 900 m thì α bằng
A. 85°. B. 65°. C. 60°. D. 90°.
Bài 68: Một mạch dao động gồm một cuộn cảm thuần có độ tự cảm xác định và một tụ điện là tụ xoay, có điện dung thay đổi được theo quy luật hàm số bậc nhất của góc xoay α của bản linh động. Khi α = 0°, chu kì dao động riêng của mạch là 3 μs. Khi α =120, chu kì dao động riêng của mạch là 15 μs. Để mạch này có chu kì dao động riêng bàng 12 μs thì α bằng
A, 65°. B. 45°. C. 60°. D. 75°.
1.B
2.C
3.A
4.A
5.D
6.D
7.C
8.A
9.C
10.C
11.D
12.B
13.C
14.A
15.A
16.B
17.C
18.B
19.B
20.D
21.A
22.C
23.D
24.B
25.C
26.C
27.C
28.B
29.B
30.A
31.C
32.A
33.C
34.B
35.C
36.A
37.D
38.A
39.D
40.A
41.C
42.D
43.C
44.B
45.D
46.B
47.D
48.D
49.A
50.A
51.A
52.C
53.C
54.C
55.C
56.B
57.A
58.D
59.D
60.D
61.D
62.D
63.C
64.C
65.A
66.D
67.B
68.D
69.
70.
Nhận xét
Đăng nhận xét
Bạn có muốn Tải đề thi thử File Word, Thi Trắc nghiệm Online Free, hay Luyện thi THPT Môn Vật lí theo Chủ đề không? Hãy để lại ý kiến trao đổi nhé.