Đề xuất cho chủ đề Luyện thi Trắc nghiệm Vật Lí THPT

Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2021

Trích Đề thi thử THPT QG THPT Chuyên Đại học Vinh - lần 2 có đáp án - file word tải về in ra | Blog Góc Vật lí

Nội dung các câu hỏi trích đề thi thử thpt qg này thuộc lĩnh vực:
Hi vọng sẽ giúp các bạn, các em thêm cơ hội thử sức trước khi thi chính thức thpt QG. Chúc các em thành công!

 Bạn có thể tải file word tải về in ra . Free !!!
Có thể bạn quan tâm: 
  1. Bài tập Vật lí chủ đề Dao động điều hòa
  2. Bài tập Vật lí chủ đề Con lắc đơn
  3. Bài tập Vật lí chủ đề  Con lắc lò xo
  4. Bài tập Vật lí chủ đề Sóng cơ
  5. Bài tập Vật lí chủ đề  Sóng âm
  6. Bài tập Vật lí chủ đề Dao động điện từ
  7. Bài tập Vật lí chủ đề Dòng điện xoay chiều
  8. Bài tập Vật lí chủ đề Sóng ánh sáng 

 

Bài viết Trích Đề thi thử THPT QG THPT Chuyên Đại học Vinh - lần 2 có đáp án này thuộc chủ đề Thi thử THPT QG môn Vật lí, bạn có đóng góp về nội dung bài viết này xin hãy để lại nhận xét cuối bài viết hoặc liên hệ với Admin Góc Vật lí: Bùi Công Thắng nha. Chúc bạn thành công!

Bạn muốn tìm kiếm gì không?

Thứ Năm, 23 tháng 9, 2021

Tóm tắt lý thuyết Dao động điện từ và bài tập mẫu #2 |Blog Góc Vật lí

Chào các bạn, chúng ta đã biết, chương Dao động và Sóng điện từ trong Vật Lý lớp 12 chương trình chuẩn gồm có hai vấn đề chính:

Dao động điện từ
Điện từ trường và sóng điện từ

 Bây giờ, chúng ta sẽ Tóm tắt lý thuyết phần Dao động điện từ và làm những bài tập cơ bản về dao động điện từ.

Nhắc lại kiến thức cơ bản về dao động điện từ
Mạch dao động điện từ là gì?
Mạch dao động là một mạch điện kín gồm một tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp với một cuộn dây có độ tự cảm L điện trở không đáng kể.

Mạch dao động điện từ


Nguyên lý hoạt động của mạch dao động điện từ

Sau khi tích điện ban đầu cho tụ điện C và nối tụ điện với cuộn dây L thì tụ điện phóng điện qua cuộn cảm L; khi tụ điện hết điện tích  thì dòng điện tự cảm lại nạp điện cho tụ điện theo chiều ngược lại. Sau đó tụ điện lại phóng điện, rồi tích điện …  cứ như thế, hiện tượng sẽ lặp đi lặp lại tạo thành dòng điện biến đổi điều hòa trong mạch. 

Sự biến thiên điều hòa theo thời gian của điện tích, dòng điện trong mạch dao động điện từ
Điện tích trên mỗi bản cực của tụ điện dao động điều hòa theo phương trình:
Cường độ dòng điện trong mạch dao động LC và Hiệu điện thế giữa hai bản cực của tụ điện được tính theo biểu thức:



Nếu cuộn dây L không có điện trở trong hoặc có điện trở trong nhưng nhỏ không đáng kể, có thể bỏ qua, thì sự biến thiên điều hòa theo thời gian của điện tích q trên bản cực của tụ điện và cường độ dòng điện i trong mạch dao động được gọi là dao động điện từ tự do.

Khi đó, chu chu kì và tần số dao động riêng của mạch dao động là:

Năng lượng điện từ của mạch dao động

Trong quá trình dao động điện từ tự do, tụ điện C  và cuộn cảm L có tích lũy năng lượng; tổng năng lượng điện ở tụ điện C  và năng lượng từ ở cuộn cảm L luôn luôn là một hằng số, được bảo toàn.

Công thức tính năng lượng điện trường trong tụ điện:

Công thức tính năng lượng từ trường trong cuộn cảm:

Chúng ta ghi nhớ năng lượng điện trường và năng lượng từ trường đều biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số góc bằng 2omega:

Công thức tính năng lượng điện từ toàn phần của mạch dao động Bằng tổng năng lượng điện trường + năng lượng từ trường và bằng năng lượng điện trường cực đại hoặc bằng năng lượng từ trường cực đại:



 Dao động điện từ tắt dần, sự cộng hưởng
- Trong thực tế, mạch dao động luôn có điện trở trong R, do đó luôn có sự tổn hao năng lượng (do hiệu ứng Jun: Q= I^2Rt) phần năng lượng cung cấp ban đầu cho mạch sẽ liên tục bị giảm đi, biên độ dao động của điện tích và dòng điện giảm dần, nên dao động điện từ trong mạch là tắt dần.
Để duy trì cho mạch dao động không tắt dần, ta cần phải bổ sung thêm một công suất P có năng lượng W đúng bằng năng lượng tổn hao do tỏa nhiệt sau mỗi chu kì. 
Để làm việc này ta dùng một tranzito để điều khiển việc bù năng lượng từ pin cho mạch dao động LC ăn nhịp với từng chu kì dao động của mạch. Khi đó, ta có mạch dao động điện từ duy trì với tần số riêng ổn định.
Công thức tính công suất duy trì mạch dao động là: P=
- Đặt một một suất điện động có tần số số f0 vào một mạch dao động điện từ LC có tần số riêng là f, thì mạch LC dao động cưỡng bức. Biên độ dao động của điện từ cưỡng bức đạt cực đại tại f = f0. Lúc đó ta có có sự cộng hưởng điện từ.

Bài tập Vận dụng về dao động điện từ

Bài tập 1.

Mạch dao động điện từ lý tưởng gồm tụ điện C có điện dung 0,5nF  và cuộn cảm có độ tự cảm là L = 0,5uH. Chu kì dao động riêng của mạch bằng bao nhiêu?

Hướng dẫn giải của Blog Góc Vật lí :

Áp dụng công thức tính chu kỳ với C và L đã biết: 

Dễ dàng ta tính được giá trị chu kì dao động riêng của mạch LC này là: T=10^-7 s.

Bài tập 2.

Một mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần và tụ điện có điện dung C. Trong mạch có dao động điện từ tự do tần số f. Khi mắc song song tụ điện trong mạch trên với tụ điện có điện dung 3C thì tần số dao động điện từ tự do của mạch tăng hay giảm bao nhiêu lần?

Hướng dẫn giải của Blog Góc Vật lí :

Viết bài toán này chúng ta cần nhớ  cách mắc song song hoặc nối tiếp các tụ điện với nhau,  rồi áp dụng công thức tính tần số của mạch dao động LC là hoàn thành.

Công thức tính điện dung của bộ tụ mắc nối tiếp: C//=C1+C2, suy ra: 

Tần số dao động điện từ tự do của mạch lúc sau là: 

Vậy tần số dao động khi mắc bộ tụ song song trong trường hợp này sẽ giảm đi một nửa.

Bài tập 3 .

Một mạch dao động gồm tụ điện C1 và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thì tần số riêng của mạch là f1= 0,3 MHz, Khi dùng tụ điện C2 với cuộn cảm L thì tần số riêng của mạch là f2 = 0,42 MHz. Khi mạch dao động dùng  hai tụ C1 và C2 ghép nối tiếp rồi Mắc với cuộn cảm L nói trên thì tần số dao động riêng của mạch bằng bao nhiêu?

Hướng dẫn giải của Blog Góc Vật lí :

Để giải bài tập về dao động điện từ loại này chúng ta cần nhớ công thức tính điện dung của bộ tụ khi ghép nối tiếp và công thức tính tần số của mạch dao động là thành công nhé.

Công thức tính chu kì dao động của mạch LC: 

  Suy ra:  

Mặt khác, Công thức tính điện dung của bộ tụ ghép nối tiếp là: 

Từ đó suy ra kết quả ngon lành rồi:

Các chú ý khi giải bài tập Dao động điện từ với bộ tụ mắc nối tiếp hoặc song song là:


Hi vọng rằng, công thức giải nhanh bài tập Dao động điện từ với bộ tụ nối tiếp hoặc mắc song song này sẽ giúp bạn chinh phục kỳ thi Trung Học Phổ Thông Quốc gia một cách tốt nhất.

Bài tập 4.

Trong mạch dao động, khi mắc tụ điện có điện dung C1 với cuộn cảm L thì tần số dao động của mạch là f1 = 66kHz. Khi mắc tụ có điện dung C2 với cuộn cảm L thì tần số dao động của mạch là f2 = 88kHz. Khi mắc C1 song song với C2 rồi mắc vào cuộn cảm L thì tần số dao động của mạch là bao nhiêu?

==>Bạn hãy thử sức làm bài tập này xem kết quả thế nào nhé.

Bây giờ chúng ta sẽ thử sức với dạng bài tập dao động điện từ tiếp theo nhé.

Bài tập 6.

Trong mạch dao động, khi mắc cuộn dây có có độ tự cảm L1, với tụ điện có điện dung C thì tần số dao động của mạch là f1 = 120kHz. Khi mắc cuộn dây có độ tự cảm L2 với tụ điện có điện dung C thì tần số dao động của mạch là f2 = 160kHz. Khi mắc L1 nối tiếp L2 rồi mắc vào tụ C thì tần số dao động của mạch là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải của Blog Góc Vật lí :

Dạng bài tập này, Bạn có thể áp dụng công thức tính nhanh từ Blog Góc vật lý như sau:

Và như vậy, Dễ dàng bạn có:

Bài tập 7. 

Trong mạch dao động LC có dao động điện từ tự do với tần số góc 10^4  rad/s.  Biết điện tích cực đại trên tụ điện là 10^-9 C. Chọn gốc thời gian là lúc tụ điện bắt đầu phóng điện, viết biểu thức của cường độ dòng điện i trong mạch.

Hướng dẫn giải của blog Góc Vật Lý:

Nếu chọn gốc thời gian t = 0 là lúc tụ điện bắt đầu phóng điện, ta có: có q=q0 và i = 0, suy ra pha ban đầu bằng 0.

Khi đó:

Với:

Ta có:

Lưu ý:  Khi gặp dạng bài tập này chúng ta ghi nhớ: dòng điện luôn sớm pha  hơn so với điện tích một góc pi trên 2 là thành công bạn nhé.

Bài tập 8.


Lời giải của blog Vật Lý

⇒ 

Bài viết "Tóm tắt lý thuyết Dao động điện từ và bài tập mẫu #2" này thuộc chủ đề Dao động điện từ- vật lý 12 - LTĐH, bạn có đóng góp về nội dung bài viết này xin hãy để lại nhận xét cuối bài viết hoặc liên hệ với Admin Góc Vật lí: Bùi Công Thắng nha. Chúc bạn thành công!

Thứ Tư, 22 tháng 9, 2021

3 câu Sóng điện từ "hóc búa" nhất trong đề thi THPT Quốc gia gần đây | Blog Góc Vật lí

Blog Góc vật lí xin giới thiệu . Hi vọng sẽ giúp các em ôn tập tốt kiến thức và thêm kĩ năng giải những Câu Trắc nghiệm Vật lí thuộc phần Sóng điện từ để chinh phục thành công kì thi THPT Quốc gia sắp tới.

Câu 1 - [THPT QG năm 2019 – Câu 32 – MH.4] :

Một sóng điện từ lan truyền trong chân không dọc theo đường thẳng từ điểm M đến điểm N cách nhau 45 m. Biết sóng này có thành phần điện trường tại mỗi điểm biến thiên điều hòa theo thời gian với tần số 5 MHz. Lấy c = 3.108 m/s. Ở thời điểm t, cường độ điện trường tại M bằng 0. Thời điểm nào sau đây cường độ điện trường tại N bằng 0?

A. t + 225 ns. B. t + 230 ns.

C. t + 260 ns. D. t + 250 ns.

==> Nếu cần trợ giúp, hãy mở trang này, có lời giải ở cuối bài, link ở đây

Câu 2. [THPT QG năm 2017 – Câu 29 – M20.4] :

Mạch dao động ở lối vào của một máy thu thanh gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 5(µH) và tụ điện có điện dung thay đổi được. Biết rằng, muốn thu được sóng điện từ thì tần số riêng của mạch dao động phải bằng tần số của sóng điện từ cần thu (để có cộng hưởng). Trong không khí, tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108(m/s), để thu được sóng điện từ có bước sóng từ 40(m) đến 1000(m) thì phải điều chỉnh điện dung của tụ điện có giá trị

A. từ 9(pF) đến 5,63(nF).

B. từ 90(pF) đến 5,63(nF).

C. từ 9(pF) đến 56,3(nF).

D. từ 90(pF) đến 56,3(nF).


Câu 3 . [THPT QG năm 2017 – Câu 30 – M202.3] :


Tại một điểm có sóng điện từ truyền qua, cảm ứng từ biến thiên theo phương trình B = b0cos(2π.108.t + π/3) (B0 > 0, t tính bằng s). Kể từ lúc t = 0, thời điểm đầu tiên để cường độ điện trường tại điểm đó bằng 0 là
thời điểm đầu tiên để cường độ điện trường tại điểm đó bằng 0 là

==> Nếu cần trợ giúp đáp án, hãy mở trang này, có lời giải ở cuối bài, link ở đây


 Bài viết 3 câu Sóng điện từ "hóc búa" nhất trong đề thi THPT Quốc gia gần đây này thuộc chủ đề Sóng điện từ - Vật lý 12, bạn có đóng góp về nội dung bài viết này xin hãy để lại nhận xét cuối bài viết hoặc liên hệ với Admin Góc Vật lí: Bùi Công Thắng nha. Chúc bạn thành công!
Bài đề xuất cho bạn:

Thứ Ba, 21 tháng 9, 2021

Lí thuyết Sóng điện từ Vật lý 12 - 18 câu trích đề thi THPT Quốc gia

Sóng điện từ Vật lý 12

1. Sóng điện từ là gì?

Sóng điện từ là một điện từ trường biến thiên (hay một dao động điện từ) lan truyền trong không gian. 

Lí thuyết Sóng điện từ  Vật lý 12 - 18 câu trích đề thi THPT Quốc gia

Sóng điện từ là một trường điện từ biến thiên.

2. Tóm tắt lí thuyết về sóng điện từ, ta cần chú ý trọng tâm sau

+ Sóng điện từ truyền trong mọi môi trường vật chất và truyền trong cả chân không.

+ Hai thành phần của sóng điện từ là vectơ E→ (điện trường biến thiên) và vectơ B → (từ trường biến thiên) luôn biến thiên cùng tần số, cùng pha và ở trong hai mặt phẳng vuông góc với nhau. 

+ Sóng điện từ là sóng ngang, theo thứ tự tạo thành tam diện thuận.

+ Sóng điện từ tuân theo định luật truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ như ánh sáng.

+ Sóng điện từ mang năng lượng: tần số càng lớn (bước sóng càng nhỏ) năng lượng càng lớn; năng lượng của sóng điện từ tỉ lệ với lũy thừa bậc 4 của tần số.

+ Khi truyền từ môi trường này vào môi trường khác thì tần số f của sóng điện từ không đổi, còn v và λ biến thiên tỉ lệ thuận. Trong chân không sóng điện từ truyền đi với tốc độ bằng tốc độ ánh sáng: c = 3.108m/s  => có bước sóng: λ = c/f.

3. Thu và phát sóng điện từ

* Dụng cụ thu phát: Dùng Anten (là một mạch dao động LC hở)

* Nguyên tắc thu phát: Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ cộng hưởng điện.

* Một mạch dao động hở LC chỉ thu và phát được sóng điện từ có chu kì và tần số bằng chu kì và tần số riêng của mạch.

4. Sóng vô tuyến và sự truyền sóng vô tuyến 

Ta đã biết sóng điện từ có bước sóng thay đổi trong phạm vi rất lớn, còn sóng vô tuyến là một dải sóng trong sóng điện từ mà thôi. 

Định nghĩa sóng vô tuyến thế nào?

Sóng vô tuyến (tiếng Anh: radio wave, gọi tắt là radio) là sóng điện từ có bước sóng từ vài cm tới vài chục km dùng trong thông tin liên lạc.

Sóng vô tuyến xuất hiện tự nhiên do sét, hoặc bởi các đối tượng thiên văn. Sóng vô tuyến do con người tạo nên dùng cho radar, phát thanh, liên lạc vô tuyến di động và cố định, thông tin vệ tinh, các mạng máy tính, các hệ thống dẫn đường và nhiều ứng dụng khác.

Sóng vô tuyến lần đầu được đề cập tới bởi James Clerk Maxwell và đến năm 1887, Heinrich Hertz đã chứng minh bằng cách thử nghiệm tạo ra sóng vô tuyến trong phòng thí nghiệm của mình.

Trong môi trường chân không thì vận tốc của sóng vô tuyến là không đổi c = 299.792.458 m/s (tính toán trong vật lí phổ thông lấy là c= 10^8 m/s), tần số của sóng là 1 Hz. Tạo ra tín hiệu f = 1 MHz (1 Megahertz = 10^6 Hertz)  thì có bước sóng λ (lam-đa) cỡ 299m. 

Phân loại sóng vô tuyến thế nào?

Sóng vô tuyến được phân thành 4 loại: Sóng dài, Sóng trung, Sóng ngắn và Sóng cực ngắn.

5. Nguyên tắc truyền sóng 

Để truyền sóng vô tuyến, ta cần gửi  sóng cần truyền vào sóng mang có tần số cao (là các sóng điện từ cao tần) rồi phát đi trong không gian bằng một anten phát. Sau đó ta dùng một Anten thu  để thu sóng phát (gồm cả sóng âm tần và cao tần đã được trộn  trước khi phát), rồi tách sóng, lấy được sóng âm tần cần thu ta khuếch đại và phát ra ở loa.

Lí thuyết Sóng điện từ  Vật lý 12 - 18 câu trích đề thi THPT Quốc gia

Các bộ phận cơ bản của máy phát thanh vô tuyến đơn giản gồm :

  • Micro tạo dao động điện âm tần

  • Mạch phát sóng dao động cao tần: phát ra dao động điện từ với tần số cao cỡ MHz

  • Mạch biến điệu: trộn dao động điện từ cao tần với dao động điện từ âm tần

  • Mạch khuếch đại: khuếch đại tín hiệu cao tần sau khi đã biến điệu

  • Anten phát: phát sóng điện từ cao tần lan truyền trong không gian

Lí thuyết Sóng điện từ  Vật lý 12 - 18 câu trích đề thi THPT Quốc gia

Micro giúp thu âm thanh, biến thành sóng âm tần

Nguyên lý hoạt động của máy biến tần


Sơ đồ máy phát thanh vô tuyến đơn giản

Mô hình hóa quá trình thu phát sóng vô tuyến như thế này giúp cho ta dễ hình dung hơn về truyền phát sóng vô tuyến trong không gian, hi vọng giúp bạn thêm tự tin chinh phục kì thi thpt quốc gia môn Vật lí 12.

Lí thuyết Sóng điện từ  Vật lý 12 - 18 câu trích đề thi THPT Quốc gia

Sơ đồ máy phát thanh vô tuyến đơn giản

==>Tải về bài này về in ra file word<==

Bài này hệ thống lý thuyết Sóng điện từ và Lan truyền sóng điện từ thuộc chủ đề Sóng điện từ - Vật lý 12, bạn có đóng góp về nội dung bài viết này xin hãy để lại nhận xét cuối bài viết hoặc liên hệ với Admin Góc Vật lí: Bùi Công Thắng nha. Chúc bạn thành công!

Bài đề xuất cho bạn:

 Cũng có thể bạn quan tâm:

Những câu Sóng điện từ trích trong đề thi THPT Quốc gia

Câu 1. [THPT QG năm 2017 – Câu 10 – MH1.4] : Sóng điện từ

A. Là sóng dọc và truyền được trong chân không.

B. Là sóng ngang và truyền được trong chân không.

C. Là sóng dọc và không truyền được trong chân không.

D. Là sóng ngang và không truyền được trong chân không.

Câu 2. [THPT QG năm 2017 – Câu 11 – MH1.4] : Để xem các chương trình truyền hình phát sóng qua vệ tinh, người ta dùng anten thu sóng trực tiếp từ vệ tinh, qua bộ xử lí tín hiệu rồi đưa đến màn hình. Sóng điện từ mà anten thu trực tiếp từ vệ tinh thuộc loại

A. sóng trung. B. sóng ngắn.

C. sóng dài. D. sóng cực ngắn.

Câu 3. [THPT QG năm 2018 – Câu 2 – M201.4] : Theo thứ tự tăng dần về tần số của các sóng vô tuyến, sắp xếp nào sau đây đúng?

A. Sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng trung, sóng dài.

B. Sóng dài, sóng ngắn, sóng trung, sóng cực ngắn.

C. Sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng dài, sóng trung.

D. Sóng dài, sóng trung, sóng ngắn, sóng cực ngắn.

Câu 4. [THPT QG năm 2018 – Câu 4 – M203.3] : Một sóng điện từ lần lượt lan truyền trong các môi trường: nước, chân không, thạch anh và thủy tinh. Tốc độ lan truyền của sóng điện từ này lớn nhất trong môi trường

A. nước. B. thủy tinh.

C. chân không. D. thạch anh.

Câu 5. [THPT QG năm 2018 – Câu 1 – M210.3] : Trong chiếc điện thoại di động

A. không có máy phát và máy thu sóng vô tuyến.

B. chi có máy thu sóng vô tuyến.

C. có cả máy phát và máy thu sóng vô tuyến.

D. chỉ có máy phát sóng vô tuyến.

Câu 6. [THPT QG năm 2018 – Câu 2 – M206.3] : Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây sai?

A. Sóng điện từ là sóng ngang.

B. Sóng điện từ mang năng lượng.

C. Sóng điện từ không truyền được trong chân không.

D. Sóng điện từ có thể phản xạ, khúc xạ hoặc giao thoa.

Câu 7. [THPT QG năm 2019 – Câu 7 – MH.1] : Trong sơ đồ khối của máy phát thanh vô tuyến đơn giản không có bộ phận nào sau đây?

A. Mạch tách sóng. B. Mạch khuếch đại.

C. Micro. D. Anten phát.

Câu 8. [THPT QG năm 2019 – Câu 15 – M218.1] : Một sóng điện từ lan truyền trong chân không có bước sóng 1500 m. Lấy c = 3.108 Biết sóng điện từ, thành phần từ trường tại một điểm biến thiên điều hòa với tần số f Giá trị của f là

A.2.10^5 Hz B.10^5 Hz C. π10^5 Hz D.2π10^5 Hz

Câu 9. [THPT QG năm 2019 – Câu 3 – M223.1] : Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, mạch tách sóng ở máy thu thanh có tác dụng

A. tách sóng âm ra khỏi sóng cao tần

B. tách sóng hạ âm ra khỏi sóng siêu âm

C. đưa sóng cao tần ra loa

D. đưa sóng siêu âm ra loa

Câu 10. [THPT QG năm 2019 – Câu 17 – M22.3] : Một sóng điện từ lan truyền trong chân không có bước sóng 3000m. Lấy c = 3.108m/s. Biết trong sóng điện từ, thành phần điện trường tại một điểm biến thiên với tần số f. Giá trị của f là

A. 2.105Hz B. 2π.105Hz C. 105Hz D. π.105Hz

Câu 11. [THPT QG năm 2019 – Câu 11 – M206.3] : Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, bộ phận nào sau đây ở máy phát thanh dùng để biến dao động âm thành dao động điện có cùng tần số?

A. Mạch biến điệu B. Anten phát

C. Micrô D. Mạch khuếch đại

Câu 12. [THPT QG năm 2019 – Câu 13 – M20.3] : Một sóng điện từ lan truyền trong chân không có bước sóng 3000 m. Lấy c = 3.108m/s. Biết trong sóng điện từ, thành phần từ trường tại một điểm biến thiên điều hòa với chu kì T. Giá trị của T là

A. 4.10^-6s B. 2.10^-5s C. 10^-5s D. 3.10^-6s.

Câu 13. [THPT QG năm 2019 – Câu 5 – M213.1] : Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, bộ phận nào sau đây ở máy thu thanh dùng để biến dao động điện thành dao động âm có cùng tần số?

A. Loa. B. Anten thu.

C. Mạch khuếch đại. D. Mạch tách sóng.

Câu 14. [THPT QG năm 2019 – Câu 21 – M213.1] : Một sóng điện từ lan truyền trong chân không với bước sóng 6000m. Lấy c = 3.108m/s. Biết trong sóng điện từ thành phần điện trường tại một điểm biến thiên điều hòa với chu kỳ T. Giá trị của T là

A.2.10-5s B. 3.10-4s. C. 4.10-5s. D. 5.10-4s.

Câu 15. [THPT QG năm 2017 – Câu 28 – M201.2] : Một mạch dao động ở máy vào của một máy thu thanh gồm cuộn thuần cảm có độ tự cảm 3 µH và tụ điện có điện dung biến thiên trong khoảng từ 10 pF đến 500pF. Biết rằng, muốn thu được sóng điện từ thì tần số riêng của mạch dao động phải bằng tần số của sóng điện từ cần thu (để có cộng hưởng). Trong không khí, tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108 m/s, máy thu này có thể thu được sóng điện từ có bước sóng trong khoảng

A. từ 100 m đến 730 m.

B. từ 10 m đến 73 m.

C. từ 1 m đến 73 m.

D. từ 10 m đến 730 m.

Câu 16. [THPT QG năm 2017 – Câu 29 – M20.4] : Mạch dao động ở lối vào của một máy thu thanh gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 5(µH) và tụ điện có điện dung thay đổi được. Biết rằng, muốn thu được sóng điện từ thì tần số riêng của mạch dao động phải bằng tần số của sóng điện từ cần thu (để có cộng hưởng). Trong không khí, tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108(m/s), để thu được sóng điện từ có bước sóng từ 40(m) đến 1000(m) thì phải điều chỉnh điện dung của tụ điện có giá trị

A. từ 9(pF) đến 5,63(nF).

B. từ 90(pF) đến 5,63(nF).

C. từ 9(pF) đến 56,3(nF).

D. từ 90(pF) đến 56,3(nF). 

Câu 17. [THPT QG năm 2017 – Câu 30 – M202.3] : Tại một điểm có sóng điện từ truyền qua, cảm ứng từ biến thiên theo phương trình B = b0cos(2π.108.t + π/3) (B0 > 0, t tính bằng s). Kể từ lúc t = 0, thời điểm đầu tiên để cường độ điện trường tại điểm đó bằng 0 là

Đáp án câu 17 ở dưới

Câu 18. [THPT QG năm 2019 – Câu 32 – MH] : Một sóng điện từ lan truyền trong chân không dọc theo đường thẳng từ điểm M đến điểm N cách nhau 45 m. Biết sóng này có thành phần điện trường tại mỗi điểm biến thiên điều hòa theo thời gian với tần số 5 MHz. Lấy c = 3.108 m/s. Ở thời điểm t, cường độ điện trường tại M bằng 0. Thời điểm nào sau đây cường độ điện trường tại N bằng 0?

A. t + 225 ns. B. t + 230 ns.

C. t + 260 ns. D. t + 250 ns.

Đáp án câu 18

Đáp án câu 17

Bài đăng phổ biến Năm ngoái