Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn buicongthang

Phương pháp giải Bài toán liên quan đến thời gian trong Dao Động Điều hòa, Vật lý 12 LTĐH Chủ đề Dao động Cơ học Dạng 2| Blog Góc Vật Lí

Hình ảnh
Blog Góc Vật Lí giới thiệu File word " Phương pháp giải Bài toán liên quan đến thời gian trong Dao Động Điều hòa Vật lý 12 LTĐH theo Chủ đề Dao động Cơ học" Chúng ta sẽ nghiên cứu các bài toán thuộc Dạng 2. Phương pháp giải Bài toán liên quan đến thời gian trong Dao Động Điều hòa Vật lý 12 LTĐH, bao gồm: + Thời gian đi từ x1 đến x2. + Thời điểm vật qua x0. Cụ thể như sau: 1. Thời gian đi từ x1 đến x2 1.1. Thời gian ngắn nhất đi từ x1 đến vị trí cân bằng và đến vị trí biên 1.2. Thời gian ngắn nhất đi từ x1 đến x2 1.3.Thời gian ngắn nhất liên quan đến vận tốc, động lượng 1.4. Thời gian ngắn nhất liên quan đến gia tốc, lực, năng lượng 2. Thời điểm vật qua x1 2.1. Thời điểm vật qua x1 theo chiều dương (âm) 2.2. Thời điểm vật qua x1 tính cả hai chiều 2.3.Thời điểm vật cách vị trí cân bằng một đoạn b 2.4. Thời điểm liên quan đến vận tốc, gia tốc, lực... BÀI TẬP TỰ LUYỆN Link tải về File word Phương pháp giải Bài toán liên quan đến thời gian trong Dao Động Điều hòa Vật lý 12

Một nguồn sáng đơn sắc λ = 0,6μm chiếu vào một mặt phẳng chưa hai khe hở S1,S2 hẹp song song cách nhau 1mm và cách đều nguồn sáng. Đặt một màn ảnh song song và cách màn mặt phẳng chứa hai khe 1m. Tính khoảng cách giữa hai vân sáng trên màn Blog Góc Vật lí

Hình ảnh
Một nguồn sáng đơn sắc λ = 0,6μm chiếu vào một mặt phẳng chứa hai khe hở S1, S2 hẹp song song cách nhau 1mm và cách đều nguồn sáng. Đặt một màn ảnh song song và cách màn mặt phẳng chứa hai khe 1m. Tính khoảng cách giữa hai vân sáng trên màn A. 0,7mm B. 0,6mm C. 0,5mm D. 0,4mm Đây là Câu trắc nghiệm thuộc Các dạng bài tập Giao thoa Sóng ánh sáng trong chương trình vật lí 12 Áp dụng Công thức tính khoảng vân trong giao thoa sóng ánh sáng vật lý 12 blog góc vật lí: trong đó: + i: là khoảng vân + a: là khoảng cách giữa 2 khe + D: là khoảng cách từ 2 khe đến màn ảnh + λ: là bước sóng ánh sáng. Như vậy, khoảng cách giữa hai vân sáng trên màn là:  i = 0,6 mm ==> Chọn B Các đề xuất chủ đề Sóng ánh sáng trên  Blog Góc Vật Lí LTĐH : Blog Góc Vật lí - Một nguồn sáng đơn sắc λ = 0,6μm chiếu vào một mặt phẳng chứa hai khe hở S1,S2 hẹp song song cách nhau 1mm và cách đều nguồn sáng. Đặt một màn ảnh song song và cách màn mặt phẳng chứa hai khe 1m. Tính khoảng cách giữa hai vân sáng trên màn Blog G

Sóng dừng trên dây đàn hồi: Xác định Số bụng sóng trên dây

Hình ảnh
Luyện thi đại học môn vật lý theo chủ đề: Sóng dừng trên dây đàn hồi Khi hình thành Sóng dừng trên sợi dây đàn hồi dài 1,2m rung với tần số 10Hz. Vận tốc truyền sóng trên dây là 4m/s. Hai đầu dây là hai nút. Số bụng sóng trên dây: A . 3 bụng B. 4 bụng C. 6 bụng D. 5 bụng Dưới đây là một thí dụ khác trong dạng bài tập Sóng dừng trên dây đàn hồi được trích trong Đề thi thử THPTQG Môn Vật Lý của trường THPT Chuyên Bắc Ninh năm 2021. Hi vọng giúp ích các bạn trong LTĐH theo chủ đề trên Blog Góc Vật l í . Trên một sợi dây OB căng ngang, hai đầu cố định, đang có sóng dừng với tần số f xác định. Gọi M, N và P là ba điểm trên dây có vị trí cân bằng cách B lần lượt là 4 cm; 6 cm và 38 cm. Hình vẽ mô tả hình dạng của sợi dây ở thời điểm t 1 (nét đứt) và thời điểm  t 2 = t 1 + 11/ 12f (nét liền). Tại thời điểm t 1 , li độ của phần tử dây N bằng biên độ của phần tử dây ở M và tốc độ của phần tử dây ở M là 60 cm/s. Tại thời điểm t 2 , vận tốc của phần tử dây ở P là Phương pháp:  Sử dụng kĩ năng

Blog Góc Vật lí - Một con lắc đơn gồm một sợi dây có chiều dài l và một quả nặng khối lượng m1 dao động điều hòa với chu kỳ T1 tại nơi có gia tốc trọng trường g. Nếu thay quả nặng m1 bằng quả nặng m2= 3m1 thì chu kỳ là

Hình ảnh
Một con lắc đơn gồm một sợi dây có chiều dài l và một quả nặng khối lượng m 1 dao động điều hòa với chu kỳ T1 tại nơi có gia tốc trọng trường g. Nếu thay quả nặng m1 bằng quả nặng m 2 = 3m 1 thì chu kỳ là A. T 2 = T 1 . B. T 2 = 3T 1 C. T 2 = T 1 /3 D. T 2 = 3 T 1 Hướng dẫn giải của Blog Góc Vật lí Từ công thức tính chu kỳ dao động của con lắc đơn dao động điều hòa: Ta nhận thấy chu kỳ dao động của con lắc đơn không phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng nên T không phụ thuộc vào m . Do vậy khi thay quả nặng m1 bằng quả nặng m2 = 3 m1 thì chu kỳ vẫn không đổi ta có T2  = T1.  Đề xuất liên quan tới chủ đề Trắc nghiệm con lắc đơn Vật lí 12: Blog Góc Vật lí - Một con lắc đơn gồm một sợi dây có chiều dài l và một quả nặng khối lượng m1 dao động điều hòa với chu kỳ T1 tại nơi có gia tốc trọng trường g. Nếu thay quả nặng m1 bằng quả nặng m2= 3m1 thì chu kỳ là Hai con lắc đơn có cùng chiều dài l, cùng khối lượng m, mang điện tích lần lượt trái dấu là q1 và q2. Chúng được đặt trong điện t

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tia X và Tia Tử ngoại? LTĐH Môn Vật lý theo chủ đề Bức xạ điện từ - Blog Góc Vật Lí

Hình ảnh
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tia X và tia tử ngoại: A. Tia X và tia tử ngoại đều tác dụng mạnh lên kính ảnh B. Tia X và tia tử ngoại đều lệch đường đi khi qua một điện trường mạnh C. Tia X và tia tử ngoại đều kích thích một số chất phát quang D. Tia X và tia tử ngoại đều có bản chất là sóng điện từ Liên quan: Blog Góc Vật lí , buicongthang ,  LTĐH Môn Vật lý theo chủ đề ,  Bức xạ điện từ . Để giải quyết câu trắc nghiệm về Tia X, Tia tử ngoại này, ta cần hiểu bản chất được cung cấp trong chương trình Vật lí 12, như sau: Tần số của sóng ánh sáng tính bằng công thức: Bước sóng càng ngắn thì tần số càng lớn; bước sóng càng dài thì tần số càng nhỏ. Khi nói về tia X và Tia Tử ngoại, ta thấy rõ: + Tia X và tia tử ngoại cùng có bản chất là sóng điện từ. + Tia tử ngoại có bước sóng dài hơn tia X. Và như vậy, tia X và Tia Tử ngoại là sóng điện từ nên " Tia X và tia tử ngoại đều không bị lệch đường đi khi qua một điện trường mạnh" . ==> Chọn đáp án  B .