16 Câu hỏi Tự luận chủ đề Năng lượng của Con lắc đơn có đáp án - Blog Góc Vật Lý

Trong bài này, Góc Vật lí xin chia sẻ 16 Câu hỏi Tự luận chủ đề Năng lượng Con lắc đơn có đáp án, giúp cho quá trình Luyện tập phần Dao động cơ học của các bạn tốt nhất.
Năng lượng của Con lắc đơn
Bài này nằm trong các dạng Bài tập cơ bản về Con lắc đơn, bao gồm: 

    • Chủ đề 1 Con lắc đơn: Các bài toán cơ bản
    • Chủ đề 2 Con lắc đơn: Vận tốc và lực căng dây
    • Chủ đề 3 Con lắc đơn: Năng lượng 
    • Chủ đề 4 Con lắc đơn: Chu kì phụ thuộc nhit độ và cao độ - Con lắc trùng phùng
    • Chủ đề 5 Con lắc đơn: Con lắc đơn chịu thêm một lực không đổi
    • Câu 1: Con lắc đơn A(m=200g; l=0.5m) khi dao động vạch ra 1 cung tròn có thể coi như một đoạn thẳng dài 4cm. Năng lượng dao động của con lắc A khi dao động là?

      Câu 2: Một con lắc đơn ( m=200g; =0.8m ) treo tại nơi có g= 10m/s2. Kéo con lắc ra khỏi vị trí cân bằng góc 0 rồi thả nhẹ không vận tốc đầu, con lắc dao động điều hoà với năng lượng W = 3,2. 10-4 J. Biên độ dao động là?

      Câu 3. Một con lắc đơn có khối lượng  m = 1 kg và độ dài dây treo l = 2 m.Góc lệch cực đại của dây so với đường thẳng đứng ỏ = 100 = 0,175 rad. Cơ năng của con lắc  và vận tốc vật nặng khi nú ở vị trớ thấp nhất là?

      Câu 4: Một con lắc đơn dài 0.5m treo tại nơi có g= 9.8m/s2. Kéo con lắc lệch khỏi VTCB góc 0 =300 rồi thả không vận tốc ban đầu. Vận tốc của vật khi động bằng 2 thế năng  là? 

      Câu 5. Một con lắc có chiều dài 50cm, khối lượng 200g dao động tại nơi có g=10m/s2 với biên độ góc 0,12rad, tìm cơ năng dao động của con lắc?

      Câu 6: Một con lắc đơn:  Kéo con lắc lệch khỏi VTCB góc 0 = 0 rồi thả không vận tốc ban đầu. Góc lệch của dây treo khi động năng bằng  thế năng  là?

      Câu 7. Một con lắc đơn khối lượng 200g dao động nhỏ với chu kỳ T=1s, quỹ đạo coi như thẳng có chiều dài 4cm. Chọn gốc thời gian lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Tìm động năng của vật tại thời điểm t =1/3s.?

      Câu 8. Một con lắc dao động với biên độ góc 100, khi thế năng bằng 3 lần động năng có ly độ góc: 

      Câu 9: Một con lắc đơn: Kéo con lắc lệch khỏi VTCB góc 0 =450 rồi thả không vận tốc ban đầu. Góc lệch của dây treo khi động năng bằng 3 thế năng  là?

      Câu 10: Hai con  lắc đơn dao động tại cùng một nơi với chu kì lần lượt là 1,6s và 1,2s . Hai con lắc có cùng khối lượng và cùng biên độ. Tỉ lệ năng lượng của hai dao động là W1/ W2 là?

      Câu 11: Hai con  lắc đơn dao động tại cùng một nơi với chu kì lần lượt là 2s và 1s . Hai con lắc có  khối lượng m1 = 2m2 và cùng biên độ. Tỉ lệ năng lượng của hai dao động là W1/ W2 là?

      Câu 12: Một con lắc đơn có khối lượng  m = 1kg, độ dài dây treo l = 2m, góc lệch cực đại của dây so với đường thẳng đứng a = 0,175rad. Chọn mốc thế năng với vị trí thấp nhất, g = 9,8m/s2. Cơ năng và vận tốc của vật nặng khi nó ở  vị trí thấp nhất là? 

      Câu 13: Con lắc đơn có chiều dài l = 1m, khối lượng vật nặng là  m = 90g  dao động với biên độ góc α0 = 60 tại nơi có gia tốc trọng trường g =10 m/s2.Cơ năng dao động điều hoà của con lắc có giá trị bằng?

      Câu 14: Một con lắc đơn có chiều dài 100cm, vật nặng có khối lượng 1kg dao động với biên độ góc am = 0,1rad tại nơi có gia tốc g = 10m/s2 . Cơ năng con lắc đơn là?

      Câu 15.  Một con lắc đơn có chiều dài 1m khối lượng 100g dao động với biên độ góc 300 tại nơi có g=10m/s2.  Bỏ qua mọi ma sát. Cơ năng của con lắc đơn là? 

      Câu 16: Hai con lắc đơn, dao động điều hòa tại cùng một nơi trên Trái Đất, có năng lượng như nhau. Quả nặng của chúng có cùng khối lượng. Chiều dài dây treo con lắc thứ nhất dài gấp đôi chiều dài dây treo con lắc thứ hai ( l1 = 2l2). So sánh biên độ góc của hai con lắc?
    • ĐÁP SỐ: Câu 1: 0.0008J; Câu 2: 1,6cm: Câu 3: 0,298 J;  0,77 m/s; Câu 4: 1.38m/s; Câu 5: 7,2mJ; Câu 6: 30; Câu 7: 0,394mJ; Câu 8: 8,66 độ; Câu 9: 22 độ; Câu 10: . 0.5625; Câu 11: 0.5; Câu 12: 0,30J; 0,77m/s; Câu 13: 0,005 J; Câu 14: 0,05J; Câu 15: (2-căn3)/2 ; Câu 16: α1 = 1/√2 α2.

Bạn có thể xem trước tại đây hoặc tải về in ra tại đây nhé. https://docs.google.com/document/d/1ti12NMiBLDDDu89VW0loMs4Muh7wGLk0/edit?usp=sharing&ouid=115468527414634125501&rtpof=true&sd=true

Bạn có thể xem trước tại đây hoặc tải về in ra tại đây nhé.
https://docs.google.com/document/d/1ti12NMiBLDDDu89VW0loMs4Muh7wGLk0/edit?usp=sharing&ouid=115468527414634125501&rtpof=true&sd=true
Bài viết này thuộc chủ đề Bài tập cơ bản về Con lắc đơn - Vật lí 12, bạn có đóng góp về nội dung bài viết này xin hãy để lại nhận xét cuối bài viết hoặc liên hệ với Admin Góc Vật lí: Bùi Công Thắng nha. Chúc bạn thành công!

Bạn muốn tìm kiếm gì không?

>

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Công thức Giao thoa sóng nước Hai nguồn dao động vuông pha - Giao thoa sóng cơ học - Tóm tắt lý thuyết Vật lí 12 phần Sóng Cơ Học

550 câu trắc nghiệm ĐỒ THỊ Hay và Hướng Giải (Dạng 1): 48 câu về Đường Điều Hòa | Blog Góc Vật lí

Xác định khoảng cách khi Truyền âm đẳng hướng trong không khí với nguồn âm có công suất không đổi