Đề xuất cho chủ đề Luyện thi Trắc nghiệm Vật Lí THPT

Hiển thị các bài đăng có nhãn LTĐH Môn Vật lí theo Chủ đề. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn LTĐH Môn Vật lí theo Chủ đề. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2022

[File Word Free] Tóm tắt Lý Thuyết Hiện tượng Quang Điện - Thuyết Lượng tử Ánh sáng - Blog góc vật lí

  Blog Góc Vật lí chia sẻ bài viết "TÓM TẮT LÍ THUYẾT HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN. THUYẾT LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG" thuộc chủ đề Vật Lí LTĐH. Bạn có thể tìm đọc lại bài này bởi từ khóa: Định nghĩa Hiện tượng quang điện, Thuyết lượng tử ánh sáng, Giải thích định luật giới hạn quang điện, LTĐH Môn Vật lí theo Chủ đề, TÓM TẮT LÍ THUYẾT . 

TÓM TẮT LÍ THUYẾT HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN. THUYẾT LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG

Link tải file word tại đây

1. Hiện tượng quang điện

a. Thí nghiệm của Héc về hiện tượng quang điện (1887) là gì?

Gắn một tấm kẽm tích điện âm vào cần của một tĩnh điện kế, kim điện kế lệch đi một góc nào đó.

Chiếu chùm ánh sáng hồ quang vào tấm kẽm thì góc lệch của kim điện kế giảm đi.

Thay kẽm bằng kim loại khác, ta cũng thấy hiện tượng tương tự.

Kết luận: Ánh sáng hồ quang đã làm bật êlectron khỏi mặt tấm kẽm.

b. Định nghĩa về Hiện tượng quang điện

Hiện tượng ánh sáng (hoặc bức xạ điện từ) làm bật các êlectron ra khỏi mặt kim loại gọi là hiện tượng quang điện (ngoài).

Hiện tượng quang điện

2. Định luật về giới hạn quang điện

Hiện tượng quang điện chỉ xảy ra khi ánh sáng kích thích chiếu vào làm loại có bước sóng nhỏ hơn hoặc bằng bước sóng λ0 . λ0 được gọi là giới hạn quang điện của làm loại đó: λ   λ0 (2)

Trừ kim loại kiềm và một vài kim loại kiềm thổ có giới hạn quang điện trong miền ánh sáng nhìn thấy, các kim loại thường dùng khác đều có giới hạn quang điện trong miền tử ngoại.

Thuyết sóng điện từ về ánh sáng không giải thích được mà chỉ có thể giải thích được bằng thuyết lượng tử.

3. Thuyết lượng tử ánh sáng

a. Giả thuyết Plăng

Lượng năng lượng mà mỗi lần một nguyên tử hay phân tử hấp thụ hay phát xạ có giá trị hoàn toàn xác định và hằng hf; trong đó f là tần số của ánh sáng bị hấp thụ hay phát ra; còn h là một hằng số.

Lượng tử năng lượng: ε = hf, h gọi là hằng số Plăng: h = 6,625.10−34J.s

b. Thuyết lượng tử ánh sáng

+ Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn.

+ Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các phôtôn đều giống nhau, mỗi phôtôn mang năng lượng bằng hf.

+ Trong chân không, phôtôn bay với tốc độ c = 3.108m/s dọc theo các tia sáng. 

+ Mỗi lần một nguyên tử hay phân tử phát xạ hay hấp thụ ánh sáng thì chúng phát ra hay hấp thụ một phôtôn.

Phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động. Không có phôtôn đứng yên.

c. Giải thích định luật giới hạn quang điện bằng thuyết lượng tử ánh sáng

Anh−xtanh cho rằng, hiện tượng quang điện xảy ra do êlectron trong kim loại hấp thụ phôtôn của ánh sáng kích thích. Phôtôn bị hấp thụ truyền toàn bộ năng lượng của nó cho êlectron. Năng lượng ε này được dùng để.

− Cung cấp cho êlectron một công A, gọi là công thoát, để êlectron thẳng được lực liên kết với mạng tinh thể và thoát ra khỏi bề mặt kim loại;

− Truyền cho êlectron đó một động năng ban đầu;

− Truyền một phần năng lượng cho mạng tinh thể.

Nếu êlectron này nằm ngay trên lớp bề mặt kim loại thì nó có thể thoát ra ngay mà không mất năng lượng truyền cho mạng tinh thể. Động năng ban đầu của êlectron này có giá trị cực đại Để hiện tượng quang điện xảy ra 

Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng, ta có:

Để hiện tượng quang điện xảy ra 

* Để hiện tượng quang điện xảy ra:

Để hiện tượng quang điện xảy ra 

Đặt Để hiện tượng quang điện xảy ra 

4. Lưỡng tính sóng − hạt của ánh sáng

* Có nhiều hiện tượng quang học chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng (như giao thoa, nhiễu xạ...); lại cũng có nhiều hiện tượng quang học khác chứng tỏ ánh sáng có tính chất hạt. Điều đó chứng tỏ: Ánh sáng có lưỡng tính sóng − hạt.

* Trong mỗi hiện tượng quang học, ánh sáng thường thể hiện rõ một trong hai tính chất trên. Khi tính chất sóng thể hiện rõ, thì tính chất hạt lại mờ nhạt, và ngược lại.

Sóng điện từ có bước sóng càng ngắn, phôtôn ứng với nó có năng lượng càng lớn thì tính chất hạt thể hiện càng rõ, như ở hiện tượng quang điện, ở khả năng đâm xuyên, ở tác dụng phát quang..., còn tính chất sóng càng mờ nhạt. Trái lại, sóng điện từ có bước sóng càng dài, phôtôn ứng với nó có năng lượng càng nhỏ, thì tính chất sóng lại thể hiện rõ hơn (ở hiện tượng giao thoa, nhiễu xạ, tán sắc,...), còn tính chất hạt thì mờ nhạt.

Lưu ý:

+ Dù tính chất nào của ánh sáng thể hiện ra thì ánh sáng vẫn có bản chất là sóng điện từ. 

+ Lưỡng tính sóng − hạt được phát hiện đầu tiên ở ánh sáng, về sau lại được phát hiện ở các hạt vi mô, như êlectron, prôtôn,... Có thể nói: lưỡng tính sóng − hạt là tính chất tổng quát của mọi vật. Tuy nhiên, với các vật có kích thước thông thường, phép tính cho thấy sóng tương ứng với chúng có bước sóng quá nhỏ, nên tính chất sóng của chúng khó phát hiện ra.

Sau khi nghiên cứu về lý thuyết, ta sẽ tìm hiểu các phương pháp giải các dạng toán cơ bản của Hiện tượng quang điện và thuyết lượng tử ánh sáng. Mời bạn tìm đọc trên Blog góc Vật lí nhé.

Bài này: TÓM TẮT LÍ THUYẾT HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN-THUYẾT LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG

Bài tiếp theo:

Bài viết này thuộc chủ đề Vật lí 12, bạn có đóng góp về nội dung bài viết này xin hãy để lại nhận xét cuối bài viết hoặc liên hệ với Admin Góc Vật lí: Bùi Công Thắng nha. Chúc bạn thành công!

Bạn muốn tìm kiếm gì không?

Thứ Năm, 23 tháng 12, 2021

LTĐH Môn Vật lí Chủ đề Tổng hợp dao động điều hoà hay nhất #Blog góc Vật lí

TỔNG HỢP HAI DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA CÙNG PHƯƠNG, CÙNG TẦN SỐ 

  

Blog Góc Vật lí chia sẻ bài viết "40 câu trắc nghiệm hay và khó Chủ đề Tổng hợp dao động điều hoà #24/12" thuộc chủ đề LTĐH Môn Vật lí theo Chủ đề .  Cách phân loại đề thi theo dạng bài tập giúp bạn rèn kĩ năng giải toán vật lí, sẽ giúp ích rất nhiều trong việc chinh phục thành công kì thi THPT quốc gia sắp tới. Bạn có thể tìm đọc lại bài này bởi từ khóa: Dao động cơ học, đề thi, LTĐH, LTĐH Môn Vật lí theo Chủ đề, thi THPT quốc gia, Tổng hợp dao động điều hòa, Vật lí 12.

Trước tiên, ta cùng Tóm tắt lí thuyết phần Tổng hợp dao động điều hòa, đây là kiến thức cơ bản trong chương Dao động cơ học thuộc chương trình vật lí 12.

TỔNG HỢP HAI DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA CÙNG PHƯƠNG, CÙNG TẦN SỐ 

* Xét một vật đồng thời thực hiện 2 dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số:

x1 = A1cos(ωt + ϕ1) và   x2 = A2cos(ωt + ϕ2

Dao động tổng hợp  x= x1 + x2 = Acos(ωt + ϕ) 

Khi đó:   + A2 =

   + tanϕ = (*)

* Độ lệch pha của hai dao động :  Δϕ = ϕ2 -  ϕ1 .

+ Δϕ> 0 =>ϕ21 : Dao động (2) sớm pha hơn dao động (1) ;

+ Δϕ< 0 =>ϕ21 : Dao động (1) sớm pha hơn dao động (2) ;

+ Δϕ = k2π: Hai dao động cùng pha;

+Δϕ = (2k + 1)π: Hai dao động ngược pha.

Các trường hợp đặc biệt khi tổng hợp dao động:

+ Khi hai dao động thành phần cùng pha:  A = A1 + A2 ;

+ Khi hai dao động ngược pha : A = |A1 - A2 |

+ Khi hai dao động vuông pha : A2 =

Nhìn chung: |A1-A2| < A < A1+A2 bạn nhé.

Lưu ý : 

* Nếu A1 = A2 = a,  thì phương trình dao động tổng hợp có dạng :

x  = 2acoscos(ωt + )

- Biên độ dao động tổng hợp :  A = 2acos

- Pha ban đầu của dao động tổng hợp :ϕ =

*Nếu biết một dao động thành phần x1 = A1cos(ωt + ϕ1) và dao động tổng hợp x= Acos(ωt + ϕ) 

Thì dao động thành phần còn lại là x2 = A2cos(ωt + ϕ2) được xá định :

+ =

 + tanϕ2 = (*) (với ).

* Có thể tìm phương trình dao động tổng hợp  bằng giản đồ vector quay hoặc lượng giác.

Lưu ý : Khi tìm pha ban đầu bằng biểu thức (*), giá trị tìm được - ≤ϕ≤, nhưng trên thực tế thì kết quả không đúng như vậy, nguyên nhân là vì tanϕ = tan(ϕ + kπ), trong trường hợp này ta cần cộng hoặc trừ thêm pha ban đầu là π. Vẽ giản đồ để biết góc cụ thể.

 
Bài viết LTĐH Môn Vật lí theo Chủ đề này thuộc chủ đề Vật lí 12 LTĐH, bạn có đóng góp về nội dung bài viết này xin hãy để lại nhận xét cuối bài viết hoặc Liên hệ  với Admin Góc Vật lí: Bùi Công Thắng nha. Chúc bạn thành công!

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2021

Blog Góc Vật lí - Cho cường độ âm chuẩn Io = 10-12 W/m2. Một âm có mức cường độ âm 80dB thì cường độ âm là

Cho cường độ âm chuẩn Io = 10-12 W/m2. Một âm có mức cường độ âm 80dB thì cường độ âm là 

A. 10-4 W/m2
B. 10-8 W/m2
C.10-5 W/m2
D.10-10W/m2

Bạn có thể tham khảo thêm Bài đăng cùng chủ đề Sóng âm trong chương trình LTĐH Môn Vật lí theo chủ đề tại Sự Truyền Âm: LTĐH Môn Vật Lý theo chủ đề Sóng Âm có lời giải - LTĐH Online miễn phí trên Blog Góc Vật Lí.

Dưới đây là một số câu Trắc nghiệm Truyền Âm, Sóng Âm trích trong Đề thi thử THPT 2021 môn Vật Lý của Nhóm GV ĐHSP biên soạn; Blog Góc Vật lí hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình luyện thi đại học môn Vật lý theo chủ đề. 
Trắc nghiệm Truyền Âm - Sóng Âm  - Đề thi thử THPT 2021 - Lý - Nhóm GV ĐHSP

 Câu Thứ nhất . Chỉ ra câu sai. Âm La của một cái đàn ghita và của một cái kèn có thể cùng:

A. tần số.

B. cường độ.

C. mức cường độ.

D. đồ thị dao động.

Hướng dẫn giải: Âm La của đàn ghita và kèn có cùng độ cao nên cùng tần số, có thể cùng cường độ và mức cường độ âm nếu cho phát hai âm to bằng nhau. Tuy nhiên, âm La do hai dụng cụ khác nhau phát ra nên sẽ có âm sắc khác nhau, vậy nên không thể cùng đồ thị dao động được ==> D sai.

⇒ Đáp án D

Câu thứ hai. Hai sóng chạy có vận tốc 750 m/s, truyền ngược chiều nhau và giao thoa nhau tạo thành sóng dừng. Khoảng cách từ nút thứ 1 đến nút thứ 5 bằng 6 m. Tần số các sóng chạy bằng:

A. 100 Hz. B. 125 Hz.

C. 250 Hz. D. 500 Hz.

Hướng dẫn giải Câu 2 từ Blog Góc Vật lí như sau: 

Khoảng cách từ nút thứ 1 đến nút thứ 5 là

Công thức tính Tần số truyền sóng.

Tần số truyền sóng là:

.

Vậy ta có: Đáp án C.

Chia sẻ link đề bạn tải về file word trắc nghiệm vật lí theo chủ đề sóng âm "GVL: Trắc nghiệm Truyền Âm - Sóng Âm  - Đề thi thử THPT 2021 - Lý - Nhóm GV ĐHSP đề 1,2" này tại đây, Bạn có thể tải về để luyện tập miễn phí nhé.

Bạn muốn tìm kiếm gì không?

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng quang điện? Blog Góc Vật lí

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng quang điện?

A. Là hiện tượng electron bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào nó.

B. Là hiện tượng electron bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi tấm kim loại bị nung nóng.

C. Là hiện tượng e  bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại bị nhiễm điện do tiếp xúc với một vật nhiễm điện khác

D. Là hiện tượng electron bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại do bất kỳ nguyên nhân nào khác.

--

Bạn muốn tìm kiếm gì không?

Bài đăng phổ biến Năm ngoái