Đề xuất cho chủ đề Luyện thi Trắc nghiệm Vật Lí THPT

Dạng 1 - Sự Truyền Âm: LTĐH Môn Vật Lý theo chủ đề Sóng Âm có lời giải - LTĐH Online miễn phí trên Blog Góc Vật Lí

 Dạng 1 - Sự Truyền Âm: LTĐH Môn Vật Lý theo chủ đề Sóng Âm có lời giải - LTĐH Online miễn phí trên Blog Góc Vật Lí 

Dạng 1 - Sự Truyền  âm: LTĐH Môn Vật Lý theo chủ đề Sóng  âm có lời giải - LTĐH Online miễn phí trên Blog Góc Vật LíXem thêm những dạng bài tập trắc nghiệm khác trong loạt bài Luyện thi đại học môn Vật lý theo chủ đề Sóng Âm: 

Dạng 1. Sự truyền âm

Dạng 2. Cường độ âm. Mức cường độ âm

Dạng 3. Phân bố năng lượng âm khi truyền đi

Dạng 4. Quan hệ cường độ âm, mức cường độ âm ở nhiều điểm

Đây là 12 câu trắc nghiệm thuộc dạng 1: sự truyền âm trong các môi trường có lời giải. 

Trắc nghiệm Online > Dạng 1 - Sự Truyền Âm: LTĐH Môn Vật Lý theo chủ đề Sóng Âm


HD: Sau khi thi xong, Lăn chuột lên trên để Xem điểm số bài thi trắc nghiệm online của bạn ngay và luôn nhé.

Lời giải chi tiết 12 câu Trắc nghiệm Online Dạng 1 - Sự Truyền Âm: LTĐH Môn Vật Lý theo chủ đề Sóng Âm trên Blog Góc Vật Lí

9SA1.11: Một người dùng búa gõ vào đầu vào một thanh nhôm. Người thứ hai ở đầu kia áp tai vào thanh nhôm và nghe được âm của tiếng gõ hai lần (một lần qua không khí, một lần qua thanh nhôm). Khoảng thời gian giữa hai lần nghe được là 0,12 s. Hỏi độ dài của thanh nhôm bằng bao nhiêu? Biết tốc độ truyền âm trong nhôm và trong không khí lần lượt là 6260 (m/s) và 331 (m/s).

A. 42 m B. 299 m C. 10 m D. 10000 m

Lời giải trên Blog Góc Vật lí LTĐH

Gọi thời gian truyền âm trong môi trường không khí và trong nhôm lần lượt là tk và tn  ta có: Chọn A.

9SA1.22: Một người dùng búa gõ nhẹ vào đường sắt và cách đó 1376 m, người thứ hai áp tai vào đường sắt thì nghe thấy tiếng gõ sớm hơn 3,3 s so với tiếng gõ nghe trong không khí. Tốc độ âm trong không khí là 320m/s. Tốc độ âm trong sắt là 

A. 1582 m/s. B. 1376 m/s. C. 1336 m/s. D. 1348 m/s.

Hướng dẫn giải trên Blog Góc Vật lí LTĐH

Dạng bài tập truyền âm, chúng ta thường sử dụng đến công thức thể hiện mối liên hệ giữa Thời gian, Quãng đường và Vận tốc quen thuộc: t = s/v, ta có: Chọn B

9SA1.33: Sóng âm khi truyền trong chất rắn có thể là sóng dọc hoặc sóng ngang và lan truyền với tốc độ khác nhau. Tại trung tâm phòng chống thiên tai nhận được hai tín hiệu từ một vụ động đất cách nhau một khoảng thời gian 270 s. Hỏi tâm chấn động đất cách nơi nhận được tín hiệu bao xa? Biết tốc độ truyền sóng trong lòng đất với sóng ngangsóng dọc lần lượt là 5 km/s8 km/s.

A. 570 km. B. 730 km. C. 3600 km. D. 3200 km.

Lời giải trên Blog Góc Vật lí LTĐH

Gọi vận tốc truyền âm trong lòng đất theo sóng ngang là v1 và sóng âm được truyền đi theo sóng dọc là v2, theo bài ra: Chọn C.

Chú ý: Tốc độ âm còn phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường tuân theo hàm bậc nhất:

Để hiểu rõ hơn về về sự phụ thuộc của tốc độ âm theo nhiệt độ môi trường chúng ta cùng xem xét câu hỏi trắc nghiệm sóng âm sau đây. 

9SA1.43: Từ một điểm A sóng âm có tần số 50Hz huyền tới điểm B với tốc độ 340 m/s và khoảng cách từ A đến B bằng một số nguyên lần bước sóng. Sau đó, nhiệt độ môi trường tăng thêm 20K thì khoảng cách từ A đến B bằng một số nguyên lần bước sóng nhưng số bước sóng quan sát được hên AB giảm đi 1 bước sóng. Biết rằng, cứ nhiệt độ tăng thêm 1K thì tốc độ âm tăng thêm 0,5 m/s. Hãy tìm khoảng cách AB.

A. 484 m. B. 476 m. C. 238 m. D. 160 m.

Lời giải trên Blog Góc Vật lí LTĐH

Tốc độ âm phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường tuân theo hàm bậc nhất, ta có:

Ta sẽ Chọn đáp án C.

9SA1.52: Một sóng âm có tần số xác định truyền trong không khí và trong nước với tốc độ lần lượt là 320m/s và 1440m/s. Khi sóng âm đó truyền từ nước ra không khí thì bước sóng của nó sẽ

A. tăng 4,4 lần. B. giảm 4,5 lần. C. tăng 4,5 lần. D. giảm 4,4 lần. 

Lời giải trên Blog Góc Vật lí LTĐH

Để chinh phục được những câu trắc nghiệm sóng âm khi truyền âm qua hai môi trường khác nhau, chúng ta phải ghi nhớ: khi truyền âm tần số sóng sẽ không thay đổi nhưng bước sóng sẽ thay đổi tùy thuộc vào mật độ của các môi trường. = v.f hay v = const. Cũng có thể viết : 

Chọn B bước sóng giảm 4,5 lần

9SA1.64: Một lá thép mỏng, một đầu cố định, đầu còn lại được kích thích để dao động với chu kì không đổi và bằng 0,04 ms. Âm do lá thép phát ra là 

A. âm mà tai người nghe được. B. nhạc âm.

C. hạ âm. D. siêu âm.

Lời giải trên Blog Góc Vật lí LTĐH

* Sóng âm nghe được là sóng cơ học có tần số trong khoảng từ 16 Hz đến 20000 Hz. 

* Sóng có tần số lớn hơn 20000Hz gọi là sóng siêu âm.

* Sóng có tần số nhỏ hơn 16Hz gọi là sóng hạ âm.

Ở đây chúng ta cũng cần phải hiểu: Tần số âm chính là nguồn tần số của lá thép khi dao động: 

Chọn D: Âm do lá thép phát ra là siêu âm.

9SA1.74: Một nam châm điện dùng dòng điện xoay chiều có chu kì 62,5 (μs). Nam châm tác dụng lên một lá thép mỏng làm cho lá thép dao động điều hòa và tạo ra sóng âm. Sóng âm do nó phát ra truyền trong không khí là:

A. Âm mà tai người có thể nghe được B. Sóng ngang 

C. Hạ âm D. Siêu âm

Lời giải trên Blog Góc Vật lí LTĐH

Tần số của dòng điện fđ = 1T  = 16000(Hz)

Nguồn kích thích là dòng điện xoay chiều  (trong 1 chu kì đổi chiều 2 lần) nên Tần số dao động của lá thép : f = 2fđ = 32000 (Hz) > 20000(Hz)

Chọn D Sóng âm do nó phát ra truyền trong không khí là siêu âm.

9SA1.83: Một người đứng gần ở chân núi hú lên một tiếng. Sau 8s thì nghe tiếng mình vọng lại, biết tốc độ âm trong không khí là 340 m/s. Khoảng cách từ chân núi đến người đó là

A. 1333 m. B. 1386 m. C. 1360 m. D. 1320 m.

Lời giải trên Blog Góc Vật lí LTĐH

Vẫn sử dụng mối quan hệ giữa thời gian quãng đường và vận tốc phân thuộc chúng ta xác định được Thời gian sóng âm cả đi và về phải thỏa mãn: t = 2Lv Từ đây tìm khoảng cách L dễ dàng, thay số, chúng ta tính được: L = t.v/2 = 1360(m)

=> Chọn C.

9SA1.92: Tai người không thể phân biệt được 2 âm giống nhau nếu chúng tới tai chênh nhau về thời gian một lượng nhỏ hơn hoặc bằng 0,ls. Một người đứng cách một bức tường một khoảng L, bắn một phát súng. Người ấy sẽ chỉ nghe thấy một tiếng nổ khi L thỏa mãn điều kiện nào dưới đây nếu tốc độ âm trong không khí là 340 m/s.

A. L ≥17 m. B. L 17 m. C. L ≥34m. D. L 34m.

Lời giải trên Blog Góc Vật lí LTĐH 

Thời gian sóng âm cả đi và về phải thỏa mãn:  

⇒ Chọn B: L  < 17 m.

9SA1.102: Một người thả một viên đá từ miệng giếng đến đáy giếng không nước sau thì sau bao lâu sẽ nghe thấy tiếng động do viên đá chạm đáy giếng? Cho biết tốc độ âm trong không khí là 300 m/s, lấy g = 10 m/s2. Độ sâu của giếng là 11,25 m.

A. 1,5385 s. B. 1,5375 s. C. 1,5675 s. D. 2 s.

Lời giải trên Blog Góc Vật lí LTĐH

Trong trường hợp này chúng ta sẽ nhận biết được âm thanh thả đá qua hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: Hòn đá rơi tự do.

Giai đoạn 2: Hòn đá chạm vào đáy giếng phát ra âm thanh truyền đến tai người.

Thời gian vật rơi khi thả tự do không vận tốc ban đầu:

  

Thời gian âm truyền từ đáy đến tai người : 

t2 = 0,0375(s)

Tổng cộng thời gian qua hai giai đoạn chúng ta có: t = t1 + t2  = 1,5375(5) => Chọn B.

9SA1.113: Một người thả một viên đá từ miệng giếng đến đáy giếng cạn và 3,15 s sau thì nghe thấy tiếng động do viên đá chạm đáy giếng. Cho biết tốc độ âm trong không khí là 300 m/s, lấy g = 10 m/s2. Độ sâu của giếng là

A. 41,42 m. B. 40,42 m. C. 45,00 m. D. 38,42 m.

Lời giải trên Blog Góc Vật lí LTĐH:

Bài này chúng ta cũng làm tương tự chỉ là cách hỏi khác: tìm độ sâu của giếng. 

Thời gian vật rơi:  

Thời gian âm truyền từ đáy đến tai người : 

⇒ Chọn C

9SA1.122: Các con dơi bay và tìm mồi bằng cách phát và sau đó thu nhận các sóng siêu âm phản xạ từ con mồi. Giả sử một con dơi và một con muỗi bay thẳng đến gần nhau với tốc độ so với Trái Đất của dơi là 19m/s, của muỗi là 1m/s. Ban đầu, từ miệng con dơi phát ra sóng âm, ngay khi gặp con muỗi sóng phản xạ trở lại, con dơi thu nhận được sóng này sau 1/6 s kể từ khi phát. Tốc độ truyền sóng âm trong không khí là 340m/s. Khoảng thời gian để con dơi gặp con muỗi (kể từ khi phát sóng) gần với giá trị nào nhất sau đây?

A. 1 s. B. 1,5 s.

C. 1,2 s. D. 1,6 s.

Lời giải trên Blog Góc Vật lí LTĐH:

Gọi A, B là vị trí ban đầu của con dơi và con muỗi; M và N là vị trí con muỗi gặp sóng siêu âm lần đầu và vị trí con dơi nhận được sóng siêu âm phản xạ lần đầu. 

Tốc độ truyền sóng âm trong không khí là 340m/s

Quãng đường đi của con dơi và quãng đường sóng siêu âm đi được sau thời gian 1/6 s lần lượt là:

  

Thời gian con muỗi đi từ B đến M bằng thời gian sóng siêu âm đi từ A đến M:

Quãng đường muỗi đi từ B đến M:

Gọi Δt là khoảng thời gian để con dơi gặp con muỗi:

Chọn B

Bạn có thể Xem Full File Word Tóm tắt lý thuyết LTĐH Vật lí Chủ đề 9. SÓNG ÂM

Nguồn bài viết: Bùi Công Thắng Blog Góc vật lí

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bạn có muốn Tải đề thi thử File Word, Thi Trắc nghiệm Online Free, hay Luyện thi THPT Môn Vật lí theo Chủ đề không? Hãy để lại ý kiến trao đổi nhé.

Bài đăng phổ biến Năm ngoái