Albert Einstein (1878 – 1955)

Albert Einstein (1878 – 1955)

Albert Einstein (1878 – 1955), hầu như không cần giới thiệu. Chắc chắn, một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất mọi thời đại (và có lẽ là một trong những gương mặt nổi tiếng nhất), Einstein đã biến đổi trạng thái vật lý hiện đại bằng thuyết tương đối rộng của mình – một thành tựu thực sự vĩ đại giải thích rằng lực hấp dẫn phát sinh từ độ cong của không gian và thời gian và là mô tả hiện tại cho lực hấp dẫn trong vật lý hiện đại. Einstein cũng đoạt giải Nobel năm 1921 nhờ phát hiện ra Hiệu ứng quang điện – cơ sở của Thuyết lượng tử.

Tiểu sử của Einstein

Ngày 14 tháng 3 năm 1879, Anbe Anhxtanh ra đời tại thị trấn Um nước Đức trong một gia đình Do Thái. Cậu bé Anhxtanh có cái đầu rất to, xương đầu lại còn dô ra nữa. Thuở bé mẹ cậu rất lo sợ cậu bị ... thiểu năng trí não bởi vì đến 4-5 tuổi cậu vẫn chưa biết nói. Ông bố đã mời nhiều bác sỹ đến khám, họ kết luận là cậu bé hoàn toàn khoẻ mạnh và phát triển bình thường. 

Einstein

Thuở thiếu thời, Einstein rất lặng lẽ, thường đơn độc đắm mình triền miên trong mơ ước hoặc suy tư, trò chơi mà cậu ưa thích là dùng các mẩu gỗ hoặc mẩu giấy chắp thành các hình phức tạp. Khi đi học, Einstein rất ưa thích các môn tự nhiên và triết học. Ông chú ruột của cậu là Jacôp tặng cho cậu cuốn sách “Hình học thần thánh” của ơclit, cậu lập tức đọc một mạch cho đến trang cuối cùng. Tính cách của cậu bé Einstein rất khác thường, với những vấn đề thắc mắc không những cậu buộc mình phải làm sáng tỏ nó là gì mà còn đào sâu tìm hiểu thêm vì sao lại như thế. ở trên lớp, thầy giáo thường không nhẫn nại chờ được mà phải gõ thước vào bảng thôi thúc Einstein trả lời câu hỏi nhanh lên vì cậu luôn suy nghĩ chu đáo rồi mới chịu trả lời. Khi thầy không hỏi, bỗng nhiên Einstein hỏi lại những điều “kỳ quái” mà cậu đã từng suy nghĩ rất sâu. Thầy giáo thường bị đỏ mặt vì không trả lời được. Các thầy giáo không thích tính cách Einstein, cậu không chịu học những môn học thuộc lòng, thành tích học tập của cậu thường đứng cuối lớp.

Albert Einstein năm 1893 (14 tuổi). Từ Euclid, Einstein bắt đầu hiểu về lý luận logic, đến 12 tuổi, cậu đã học hình học Euclid. Ngay sau đó cậu bắt đầu khảo cứu giải tích các đại lượng vô cùng bé. 16 tuổi, cậu thực hiện thí nghiệm tưởng tượng đầu tiên nổi tiếng của mình trong đấy cậu hình dung ra sẽ như thế nào khi mình chạy cùng với tia sáng.[13]

Tháng 10 năm 1896 Anhxtanh 17 tuổi, cậu đã thi đỗ vào trường Đại học liên bang Zurich (Thuỵ Sỹ), đó là một trường ĐH nổi tiếng ở Trung Âu.


Ở ĐH Zurich, Anhxtanh rất say mê làm việc trong phòng thí nghiệm và phớt lờ những giờ lên lớp. Hồi đó máy quang điện rất quý, ắc-quy cũng hiếm nhưng trong phòng thí nghiệm của trường ĐH lại có rất nhiều máy đo điện, sinh viên có thể tự do đến làm thí nghiệm. Anhxtanh vùi đầu vào nghiên cứu, cậu say mê nghiên cứu về vấn đề bụi vũ trụ mà theo cậu là một mệnh đề quan trọng của vật lý lý thuyết, cũng là một “con hổ” đang cản đường tiến lên của ngành vật lý.


Sau nhiều đêm trăn trở, Anhxtanh đem bản thảo của mình đến gặp giáo sư Uây-pơ - một giáo sư trong trường ĐH Zurich. Giáo sư nhận bản thảo một cách hờ hững, vốn trong lòng ông không ưa cậu sinh viên hay bỏ học này, nên khi lật xem vài trang bản thảo, thấy suy nghĩ của Anhxtanh xa rời thực tế, giáo sư Uây-pơ trả bản thảo cho cậu và nói: “Anhxtanh, cậu rất thông minh nhưng nhược điểm là không muốn học ai cả”. Nói rồi giáo sư bỏ đi.

Mùa thu năm 1900, Anhxtanh tốt nghiệp ĐH. Đây là thời kỳ long đong nhất của ông bởi ông lâm vào cảnh thất nghiệp. Ông từng khao khát được giữ lại trường làm trợ giáo nhưng muốn thế cần phải có các giáo sư giới thiệu mà chẳng vị giáo sư nào chịu giới thiệu một sinh viên người Do Thái không chịu thuần phục và hay có những suy nghĩ lạ hoắc này, hơn nữa thành tích tốt nghiệp của Anhxtanh cũng không thuộc loại xuất sắc. Vì kế sinh nhai, Anhxtanh phải bôn ba khắp nơi tìm kiếm việc làm.

 Đầu năm 1902, Einstein và Mileva Marić có một con gái tên là Lieserl Einstein. Einstein và Marić cưới tháng 1 năm 1903. Tháng 5 năm 1904, đứa con trai đầu tiên của hai người, Hans Albert Einstein, Con trai thứ hai của họ, Eduard Einstein sinh tại Zurich vào tháng 6 năm 1910. Marić và Einstein ly dị ngày 14 tháng 2 năm 1919, sau khi sống ly thân trong 5 năm.

Albert Einstein  là nhà bác học nổi tiếng cùng với danh sách các nhà khoa học khác như: Sir Isaac NewtonNikola TeslaMarie CurieLouis PasteurLeonardo da Vinc , Isaac Newton Galileo (1564 – 1642)Charles DarwinAlbert EinsteinTu Youyou đã để lại nhiều cống hiến cho nhân loại. Hi vọng giúp các bạn có thêm nguồn cảm hứng để học tập tốt và thành công nha.
  • Nguồn tham khảo: 
  • https://puttingherinhistory.wordpress.com, 
  • wikipedia.vn, 
  • https://www.pinterest.com 
Bài viết này thuộc chủ đề TOP 10 Nhà Bác Học Nổi Tiếng Nhất Thế Giới, bạn có đóng góp về nội dung bài viết này xin hãy để lại nhận xét cuối bài viết hoặc liên hệ với Admin Góc Vật lí: Bùi Công Thắng nha. Chúc bạn thành công!

Bạn muốn tìm kiếm gì không?

Marie Curie Người Phụ nữ duy nhất trên thế giới hai lần được nhận 2 giải thưởng Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau

Marie Curie (1867 – 1934) 

Marie Curie  là người gốc Ba Lan, nổi tiếng toàn thế giới về việc nghiên cứu chất phóng xạ. Bà nổi tiếng với công trình nghiên cứu vật lý và hóa học. Nhà khoa học người Ba Lan và nhập tịch Pháp này đã tiến hành nghiên cứu tiên phong về hiện tượng phóng xạ, tiếp tục áp dụng những phát hiện mang tính đột phá của mình vào lĩnh vực tia X.
Bà là người phụ nữ đầu tiên và cũng là duy nhất trên thế giới hai lần được nhận 2 giải thưởng Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau, được suy tôn là nữ bác học xuất sắc nhất trên toàn thế giới. Cuộc đời của Marie Curie là một câu chuyện thần kỳ, với rất nhiều sự tích vĩ đại.

Bà đã dành toàn bộ tâm trí, nhiệt tình và sinh mệnh của mình cống hiến cho sự nghiệp khoa học. Bà là tác giả của một tuyên ngôn nổi tiểng: "Trong khoa học, điều quan trọng là phát minh ra cái gì, chứ không phải là bản thân nhà nghiên cứu"...

Marie Curie, sinh ngày 17/11/1867 tại Warsaw, Ba Lan. Ngay từ nhỏ đã bộc lộ tư chất thông minh hơn người và không chùn bước trước bất cứ một khó khăn, thử thách nào để đến với thế giới khoa học rộng lớn, bí hiểm và lý thú. Vì chính phủ Ba Lan thời đó không nhận phụ nữ vào học đại học, Marie Sklodowska đành phải học tại "Trường đại học lưu động" do một số trí thức yêu nước bí mật ở Ba Lan lập ra.

Marie Curie (1867 – 1934)

Marie Curie (1867 – 1934) nổi tiếng với công trình nghiên cứu vật lý và hóa học. Nhà khoa học người Ba Lan và nhập tịch Pháp này đã tiến hành nghiên cứu tiên phong về hiện tượng phóng xạ, tiếp tục áp dụng những phát hiện mang tính đột phá của mình vào lĩnh vực tia X. Người ta hầu như không cần phải giải thích tầm quan trọng của một thành tích như vậy. Curie tiếp tục giành được giải Nobel hóa học và vật lý – người phụ nữ đầu tiên làm được điều này và là người phụ nữ duy nhất làm được điều này hai lần. Curie cũng chịu trách nhiệm phát triển các đơn vị tia X di động cho các bệnh viện dã chiến trong Thế chiến I.

tia X

Bức xạ X là một dạng của sóng điện từ. hầu hết tia X có dải bước sóng trong khoảng từ 0,01 đến 10 nano mét tương ứng với dãy tần số từ 30 Petahertz đến 30 Exahertz và có năng lượng từ 120 eV đến 120 keV. Trong nhiều ngôn ngữ, bức xạ X được gọi là bức xạ Röntgen, được đặt tên theo nhà khoa học người Đức gốc Hà Lan Wilhelm Röntgen, ngay sau khi ông khám phá ra một loại bức xạ mà chưa ai biết đến.

Bà cũng có một giai thoại chuyện tình cảm và đời sống được rất nhiều người quan tâm. Tình yêu với Pier Curie là mối tình thứ hai trong cuộc đời của Marie Sklodowska. Năm 19 tuổi, khi đang làm gia sư, Marie đã có mối tình đầu thơ mộng với anh con trai nhà chủ.

Vào kỳ nghỉ hè, Casimir - cậu con trai nhà chủ là sinh viên từ thủ đô về nhà đã đem lòng yêu mến cô gia sư có làn da trắng mịn, tóc vàng óng, đôi mắt to, thông minh đầy sức quyến rũ. Cô còn giỏi khiêu vũ, bơi thuyền, trượt tuyết, cử chỉ nhã nhặn, lại có năng khiếu văn chương. Hai người yêu nhau say đắm và đã bàn đến chuyện kết hôn. Song mối tình của họ không được cha mẹ của chàng trai chấp nhận.

Thêm vào đó, về phía Casimir, do bản tính nhút nhát, nông nổi đã ngoan ngoãn vâng lời cha mẹ, lập tức bỏ rơi Marie, trở về trường đại học. Sự kết thúc của mối tình đầu ngắn ngủi đã gây cho Marie một cú sốc đến mức tìm đến cái chết. May mà cô bạn thân đã đến kịp.

Những ký ức nặng nề của mối tình đầu cộng với sự bận rộn của việc học hành và nghiên cứu khoa học, Marie hầu như không còn tâm trí để nghĩ đến chuyện yêu đương. Nhưng như một sự bù đắp, khoa học đã đem lại cho cô một người đàn ông giỏi giang, tâm đầu ý hợp.


Pie và Marie Curie, hai nhà bác học vĩ đại của Pháp đã mở đầu một kỷ nguyên mới trong vật lí học, kỷ nguyên phóng xạ.

Marie Curie là nhà bác học nổi tiếng cùng với danh sách các nhà khoa học khác như: Sir Isaac NewtonNikola TeslaMarie CurieLouis PasteurLeonardo da Vinc , Isaac Newton Galileo (1564 – 1642)Charles DarwinAlbert EinsteinTu Youyou đã để lại nhiều cống hiến cho nhân loại. Hi vọng giúp các bạn có thêm nguồn cảm hứng để học tập tốt và thành công nha.

Bạn muốn tìm kiếm gì không?

Archimedes of Syracuse

Archimedes of Syracuse (287 TCN – 212 TCN)

Archimedes of Syracuse (287 TCN – 212 TCN) là một nhà vật lý, kỹ sư, nhà thiên văn học, nhà toán học và nhà phát minh người Hy Lạp. Trong khi ông được biết đến như một trong những nhà toán học vĩ đại của lịch sử (ông đã tính được số pi xấp xỉ chính xác – tức là tỷ số giữa chu vi hình tròn với đường kính của nó, xấp xỉ bằng 3,14159) thì ông cũng là một nhà khoa học huyền thoại, với những thành tựu của ông bao gồm giải thích các quy luật của đòn bẩy và ròng rọc.

Ròng Rọc Động:  Chức năng: Giảm lực cần thiết để nâng vật.  Cấu tạo: Gắn vào vật nặng, di chuyển cùng vật.  Ví dụ: Hệ thống ròng rọc nâng vật trong xây dựng, cơ cấu ròng rọc trong thiết bị tập thể dục.

Hệ Ròng Rọc được dùng rộng rãi, là một dạng toán vật lí trong chương trình học Vật lí phổ thông

Archimedes là người phát minh ra nguyên tắc Archimedes – một phương pháp xác định thể tích của một vật thể có hình dạng bất thường. Nguyên lý của Acsimet dựa trên tiền đề rằng khi ngập trong nước, một vật thể có hình dạng bất thường sẽ cho một thể tích nước tương đương với thể tích của chính nó. Các ghi chép giai thoại cho thấy rằng sự tình cờ là yếu tố chính trong việc Acsimet khám phá ra nguyên lý.

Theo https://khoahoc.tv tổng hợp, Acsimet có nhiều đóng góp to lớn trong lĩnh vực Vật lý, Toán học và Thiên văn học.

Về Vật lý, ông là người đã sáng chế ra chiếc máy bơm dùng để tưới tiêu nước cho đồng ruộng Ai Cập, là người đầu tiên sử dụng hệ thống các đòn bẩy và ròng rọc để nâng các vật lên cao, là người đã tìm ra định luật về sức đẩy của nước.

Về Toán học, Acsimet đã giải bài toán về tính độ dài của đường cong, đường xoắn ốc, đặc biệt ông đã tính ra số Pi bằng cách đo hình có nhiều góc nội tiếp và ngoại tiếp.

Về Thiên văn học, ông đã nghiên cứu sự chuyển động của Mặt Trăng và các vì sao.

Archimedes

Archimedes Thoughtful by Domenico Fetti (1620)

Archimedes of Syracuse là nhà bác học nổi tiếng cùng với danh sách các nhà khoa học khác như: Sir Isaac NewtonNikola TeslaMarie CurieLouis PasteurLeonardo da Vinc , Isaac Newton Galileo (1564 – 1642)Charles DarwinAlbert EinsteinTu Youyou đã để lại nhiều cống hiến cho nhân loại. Hi vọng giúp các bạn có thêm nguồn cảm hứng để học tập tốt và thành công nha.

  • Nguồn tham khảo: 
  • https://puttingherinhistory.wordpress.com, 
  • wikipedia.vn, 
  • https://www.pinterest.com 
  • https://khoahoc.tv

Bài viết này thuộc chủ đề TOP 10 Nhà Bác Học Nổi Tiếng Nhất Thế Giới, bạn có đóng góp về nội dung bài viết này xin hãy để lại nhận xét cuối bài viết hoặc liên hệ với Admin Góc Vật lí: Bùi Công Thắng nha. Chúc bạn thành công!

Câu chuyện vui về vật lí "Archimedes và Câu Chuyện Về Bồn Tắm"

Ngày xưa, ở thành phố Syracuse, có một nhà khoa học vĩ đại tên là Archimedes. Ông không chỉ là một nhà toán học nổi tiếng mà còn là một nhà phát minh có rất nhiều sáng kiến kỳ diệu.

Một ngày nọ, nhà vua Hieron II của Syracuse, muốn biết liệu một vương miện bằng vàng mà ông mới nhận có thật sự là vàng nguyên chất hay không, mà không làm hỏng nó. Nhà vua đã yêu cầu Archimedes tìm ra cách để kiểm tra mà không cần phải phá hủy vương miện.

Archimedes nghĩ mãi mà không tìm ra, cho đến một ngày khi ông đang ngâm mình trong bồn tắm. Ông thả mình vào trong nước và nhận thấy rằng mức nước trong bồn dâng lên. Đột nhiên, một ý tưởng lóe lên trong đầu ông: "Aha! Đây chính là cách để đo khối lượng thể tích của vật thể mà không làm hỏng nó!" Cảm thấy vui mừng khôn tả, Archimedes đã nhảy vọt ra khỏi bồn tắm, hét lên: "Eureka! Eureka!" (Có nghĩa là "Tôi đã tìm thấy rồi!").

Câu chuyện vui về vật lí "Archimedes và Câu Chuyện Về Bồn Tắm"
Câu chuyện vui về vật lí "Archimedes và Câu Chuyện Về Bồn Tắm"

Nhưng các bạn có biết không? Archimedes khi ấy chẳng còn mặc gì cả, vì ông vội vàng lao ra ngoài, hớn hở như một người vừa trúng số. Ông chạy khắp đường phố, la lên "Eureka! Eureka!" mà không màng đến việc mình đang không mặc gì, chỉ bởi vì ông quá vui mừng với khám phá của mình!

Vậy thì, phát hiện của ông là gì? Archimedes nhận ra rằng khi một vật bị ngâm trong nước, nó sẽ chiếm một thể tích nhất định, và thể tích này sẽ khiến mức nước dâng lên. Điều này giúp ông đo được thể tích của vương miện mà không cần phải phá hủy nó. Sau đó, Archimedes đã áp dụng nguyên lý này để xác định liệu vương miện của vua Hieron có phải là vàng nguyên chất hay không, và phát hiện ra rằng nó bị pha tạp với bạc.

Vậy là qua câu chuyện này, chúng ta không chỉ biết về một nhà khoa học vĩ đại mà còn học được về nguyên lý Archimedes — một nguyên lý vật lý quan trọng: "Một vật thể khi được ngâm trong chất lỏng sẽ chịu tác dụng của một lực đẩy lên từ chất lỏng, lực này bằng trọng lượng của chất lỏng mà vật thể chiếm chỗ."

Và qua câu chuyện này, các bạn cũng sẽ học được một bài học rằng: Đôi khi, những ý tưởng lớn nhất lại đến từ những khoảnh khắc giản dị và bất ngờ nhất, thậm chí là khi bạn đang ngâm mình trong bồn tắm!

Vậy các bạn học sinh, có ai đã tìm thấy một ý tưởng hay ho trong lúc... tắm chưa?


Bạn muốn tìm kiếm gì không?

Một vật dao động điều hòa với biên độ A, chu kỳ T. Tại thời điểm ban đầu vật có li độ x = 5cm, chuyển động với vận tốc cm/s. Sau thời gian vật đi qua vị trí có li độ cm với vận tốc cm/s. Phương trình dao động của vật là

Một vật dao động điều hòa với biên độ A, chu kỳ T. Tại thời điểm ban đầu vật có li độ x = 5cm, chuyển động với vận tốc cm/s. Sau thời gian vật đi qua vị trí có li độ cm với vận tốc cm/s. Phương trình dao động của vật là


Bạn có cách giải hay hơn không? Hãy chia sẻ với chúng tớ bằng cách đăng bình luận nhận xét nhé.
---------------
Có thể bạn quan tâm:
---------------
86 CÂU SÓNG ÁNH SÁNG Hay nhất Luyện thi đại học (Có đáp án) Bùi Công Thắng - Góc Vât lí
Chú ý Quan trọng khi biểu diễn lực giúp Giải Bài Tập Vật lí hiệu quả - Cơ học
3 CHỦ ĐỀ VẬT LÍ HẠT NHÂN: LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM - TẢI VỀ IN RA




Bài viết này thuộc chủ đề dạng toán viết phương trình dao động điều hòa Vật lí 12 , bạn có đóng góp về nội dung bài viết này xin hãy để lại nhận xét cuối bài viết hoặc liên hệ với Admin Góc Vật lí: Bùi Công Thắng nha.

Chúc bạn thành công!

Bạn muốn tìm kiếm gì không?

3 CHỦ ĐỀ VẬT LÍ HẠT NHÂN: LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM - TẢI VỀ IN RA

  Đây là những nội dung chính, bạn hãy xem bản đầy đủ tại đây hoặc tải về in ra nhé.

LÝ THUYẾT VẬT LÍ HẠT NHÂN:

1. Hiện tượng phóng xạ
 2. Hệ thức Anhxtanh, độ hụt khối, năng lượng liên kết
* Hệ thức Anhxtanh giữa khối lượng và năng lượng
Vật có khối lượng m thì có năng lượng nghỉ E = m.c 2 Với c = 3.108 m/s là vận tốc ánh sáng
trong chân không.
* Độ hụt khối của hạt nhân A
* Năng lượng liên kết riêng (là năng lượng liên kết tính cho 1 nuclôn) 
 3. Phản ứng hạt nhân
* Các định luật bảo toàn

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ HẠT NHÂN

Chủ đề 1 : CẤU TẠO HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ

Chủ đề 2 : SỰ PHÓNG XẠ

Chủ đề 3 : PHẢN ỨNG HẠT NHÂN

Đây là những nội dung chính, bạn hãy xem bản đầy đủ tại đây hoặc tải về in ra nhé.

 Bạn cũng thể xem trước tại đây hoặc Tải về: Tại đây 


Đây là những nội dung chính, bạn hãy xem bản đầy đủ tại đây hoặc tải về in ra nhé.

Vật Lý Hạt Nhân: Kiến Thức Cơ Bản Và Bài Tập Luyện Thi

Giới thiệu về vật lý hạt nhân

Vật lý hạt nhân là một chủ đề quan trọng trong chương trình vật lý phổ thông, đặc biệt đối với các bạn học sinh đang chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và đại học. Hiểu rõ lý thuyết và các dạng bài tập về vật lý hạt nhân không chỉ giúp các bạn đạt kết quả cao trong thi cử, mà còn giúp mở mang tư duy khoa học logic.

1. Lý thuyết về vật lý hạt nhân

Các khái niệm cơ bản

  • Hạt nhân nguyên tử: Hạt nhân được tạo bởi proton và neutron. Số proton quả quyết tính chất hoá học của nguyên tử.

  • Số khối (A): Là tổng số proton và neutron trong hạt nhân.

  • Lực hút hạt nhân: Là lực giữ các hạt proton và neutron trong hạt nhân, mạnh hơn nhiều so với lực điện.

Phóng xạ và phân rã hạt nhân

  • Phóng xạ: Quá trình mà hạt nhân không bền vữ phát ra các tia phóng xạ (địa, beta, gamma).

  • Phân rã hạt nhân: Hiện tượng một hạt nhân nặng bị chia thành hai hạt nhân nhỏ hơn, giải phóng năng lượng lớn.

Năng lượng liên kết hạt nhân

Năng lượng liên kết của một hạt nhân là năng lượng cần thiết để tách rời hạt nhân đó thành các proton và neutron riêng lẻ.

2. Các bài tập minh họạ

Bài tập 1: Tính năng lượng liên kết

Đề bài: Hạt nhân heli có khối lượng là 4,0026u. Biết khối lượng của proton và neutron là 1,0073u và 1,0087u. Tính năng lượng liên kết của hạt nhân heli.

Hướng dẫn:

  1. Tính khối lượng mất mát: .

  2. Quy đổi năng lượng: (với ).

Kết quả: .

Bài tập 2: Tính chu kỳ bán rã

Đề bài: Một chất phóng xạ có chu kỳ bán rã là 5 giờ. Sau 20 giờ, khối lượng còn lại là bao nhiêu phần trăm ban đầu?

Hướng dẫn:

  1. Số chu kỳ bán rã: .

  2. Tỷ lệ khối lượng: .

Kết quả: 6,25%.

3. Lời khuyên khi học vật lý hạt nhân

  • Nêm nắm vữc lý thuyết trước khi làm bài tập.

  • Sử dụng phương pháp tự tìm hiểu: đọc tài liệu, xem video hướng dẫn.

  • Luyện tập thường xuyên để nâng cao tốc độ giải quyết bài tập.

Hãy cùng khảo sát và chinh phục môn vật lý hạt nhân với tư duy logic và tâm thế tự tin!

Bài viết này thuộc chủ đề Vật lí 12, bạn có đóng góp về nội dung bài viết này xin hãy để lại nhận xét cuối bài viết hoặc liên hệ với Admin Góc Vật lí: Bùi Công Thắng nha. Chúc bạn thành công!

Bạn muốn tìm kiếm gì không?

Dao động cơ học | Blog góc vật lý


Chào các bạn, Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về dao động cơ học nói chung và đi sâu tìm hiểu dao động điều hòa, nội dung này nằm trong chương trình Vật Lý Trung học phổ thông, thuộc Chương 1. Dao động cơ học theo chương trình cơ bản đã giảm tải của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 

dao động điều hòa 12

Giản đồ 'Thời gian chuyển động của vật dao động điều hòa' giúp giải toán vật lí luyện thi đại học hiệu quả.

Bài 1. Dao động điều hòa 

I. Dao động cơ

1. Thế nào là dao động cơ

Trước tiên, chúng ta cùng đi tìm hiểu nhanh: thế nào là dao động? Chúng ta gặp rất nhiều ví dụ dao động trong cuộc sống. Chẳng hạn, một ngọn cây tre lắc qua lắc lại khi có gió, ta nói ngọn tre dao động. Như vậy, dao động cơ là những chuyển động qua lại quanh một vị trí đặc biệt, gọi là vị trí cân bằng. Đó thường là vị trí của vật khi đứng yên (khi vật không dao động).

Ghế đu đồ chơi lắc lư, dao động quanh Vị trí cân bằng

2. Dao động tuần hoàn

Dao động cơ của một vật có thể là tuần hoàn hoặc không tuần hoàn. Nếu sau những khoảng thời gian bằng, nhau gọi là chu kì, vật trở lại vị trí cũ với vận tốc như cũ, thì dao động của vật đó là Dao động tuần hoàn.

Dao động tuần hoàn

Chuông gió là ví dụ về dao động không tuần hoàn, chuyển động qua lại theo gió rất ngẫu nhiên, thẻ bìa sẽ chuyển động qua, lại quanh vị trí cân bằng sau những khoảng thời gian không bằng nhau. 

Một loại dao động tuần hoàn đơn giản nhất chính là Dao động điều hòa. Đây là loại dao động mà trong chương trình Vật Lý phổ thông sẽ nghiên cứu.

 Có thể bạn quan tâm:

40 Câu hỏi và bài tập hay về Tranzito BJT

40 Câu hỏi và bài tập hay về Tranzito BJT



1. BJT là gì? Có mấy loại? Kể tên và vẽ kí hiệu tương ứng của BJT.
2. Điều kiện để BJT dẫn điện là gì? Nêu nguyên lí hoạt động của BJT.
3. BJT có mấy cách mắc cơ bản? Nêu cách nhận dạng kiểu mắc của BJT.
4. Thiết lập hệ thức liên hệ giữa các dòng điện của BJT.
5. Nêu cách khảo sát đặc tuyến của BJT, vẽ dạng đặc tuyến của BJT.
6. Phân cực BJT là gì? Có những dạng phân cực nào? Kể tên và vẽ dạng mạch tương ứng. Ứng với mỗi mạch hãy thiết lập công thức xác định tọa độ điểm phân cực Q, điện thế tại các cực của BJT. Đường tải tĩnh là gì? Viết phương trình đường tải tĩnh. Vẽ đường tải tĩnh. Xác định điểm Q trên đường tải tĩnh. Khi phân cực mạnh hay yếu thì Q
dịch chuyển theo hướng nào? Tại sao?
7. Nêu cách ổn định nhiệt cho BJT.
8. Vẽ mạch tương đương dùng tham số h (hybrid) của BJT. Nêu ý nghĩa của các tham số trong mô hình tương đương. Kiểm chứng những đặc tính của các mạch khuếch đại dùng BJT mắc kiểu CE, CB, CC.
9. Cho mạch như hình 4.11. Với VCC = 12 V; VBB = 3 V; VBE = 0,6 V; β = 100; RB = 120 k; RC = 3 k.
a. Đây là mạch gì?
b. Xác định tọa độ điểm phân cực Q.
c. Viết phương trình đường tải tĩnh. Vẽ đường tải tĩnh. Xác định điểm Q trên đường tải tĩnh.
d. Cho biết điện thế tại các cực của BJT.
10. Cho mạch như hình 4.11. Với VCC = 18 V; VBB = 3,6 V; VBE = 0,6 V; β = 80; RB = 50 k; RC = 2 k.
a. Đây là mạch gì?
b. Xác định tọa độ điểm phân cực Q.
c. Viết phương trình đường tải tĩnh. Vẽ đường tải tĩnh. Xác định điểm Q trên đường tải tĩnh.
d. Cho biết điện thế tại các cực của BJT.
11.Cho mạch như hình 4.13. Với VCC = 12 V; VBB = 3 V; VBE = 0,6 V; β = 100; RB =
70 k; RC = 2,5 k; RE = 0,5 k.
a. Đây là mạch gì?

b. Xác định tọa độ điểm phân cực Q.

c. Viết phương trình đường tải tĩnh. Vẽ đường tải tĩnh. Xác định điểm Q trên
đường tải tĩnh.
d. Cho biết điện thế tại các cực của BJT.
12. Cho mạch như hình 4.13. Với VCC = 18 V; VBB = 3,6 V; VBE = 0,6 V; β = 80; RB
= 10 k; RC = 1,5 k; RE = 0,5 k.
a. Đây là mạch gì?Chương 4: Transistor mối nối lưỡng cực
82
b. Xác định tọa độ điểm phân cực Q.
c. Viết phương trình đường tải tĩnh. Vẽ đường tải tĩnh. Xác định điểm Q trên
đường tải tĩnh.
d. Cho biết điện thế tại các cực của BJT.
13. Cho mạch như hình 4.14. Với VCC = 12 V; VBE = 0,6 V; β = 100; RB = 520 k; RC
= 2,5 k; RE = 0,5 k.
a. Đây là mạch gì?
b. Xác định tọa độ điểm phân cực Q.
c. Viết phương trình đường tải tĩnh. Vẽ đường tải tĩnh. Xác định điểm Q trên
đường tải tĩnh.
d. Cho biết điện thế tại các cực của BJT.
14.Cho mạch như hình 4.14. Với VCC = 12 V; VBE = 0,6 V; β = 100; RB = 570 k; RC
= 3 k; RE = 0 k (cực E nối trực tiếp xuống mass).
a. Hãy vẽ dạng mạch. Đây là mạch gì?
b. Xác định tọa độ điểm phân cực Q.
c. Viết phương trình đường tải tĩnh. Vẽ đường tải tĩnh. Xác định điểm Q trên
đường tải tĩnh.
d. Cho biết điện thế tại các cực của BJT.
15.Cho mạch như hình 4.15. Với VCC = 12 V; VBE = 0,6 V; β = 100; RB = 270 k; RC
= 2,5 k; RE = 0,5 k.
a. Đây là mạch gì?
b. Xác định tọa độ điểm phân cực Q.
c. Viết phương trình đường tải tĩnh. Vẽ đường tải tĩnh. Xác định điểm Q trên
đường tải tĩnh.
d. Cho biết điện thế tại các cực của BJT.
16. Cho mạch như hình 4.15. Với VCC = 12 V; VBE = 0,6 V; β = 100; RB = 270 k; RC
= 3k; RE = 0 k (cực E nối trực tiếp xuống mass).
a. Hãy vẽ dạng mạch. Đây là mạch gì?
b. Xác định tọa độ điểm phân cực Q.
c. Viết phương trình đường tải tĩnh. Vẽ đường tải tĩnh. Xác định điểm Q trên
đường tải tĩnh.
d. Cho biết điện thế tại các cực của BJT.
17. Cho mạch như hình 4.16. Với VCC = 12 V; VBE = 0,6 V; β = 100; RB1 = 56 k; RB2
= 10 k; RC = 2,5 k; RE = 0,5 k.
a. Đây là mạch gì?
b. Xác định tọa độ điểm phân cực Q.
c. Viết phương trình đường tải tĩnh. Vẽ đường tải tĩnh. Xác định điểm Q trên
đường tải tĩnh.
d. Cho biết điện thế tại các cực của BJT.

18. Cho mạch như hình 4.16. Với VCC = 18 V; VBE = 0,6 V; β = 80; RB1 = 48 k; RB2 =
12 k; RC = 1,5 k; RE = 0,5 k.
a. Đây là mạch gì?
b. Xác định tọa độ điểm phân cực Q.
c. Viết phương trình đường tải tĩnh. Vẽ đường tải tĩnh. Xác định điểm Q trên
đường tải tĩnh.
d. Cho biết điện thế tại các cực của BJT.
19. Cho mạch phân cực BJT dạng dùng cầu phân thế. Với VCC = 12 V; VBE = 0,6 V; β
= 100; RB1 = 10 k; RB2 = 56 k; RC = 2,5 k; RE = 0,5 k.
a. Hãy vẽ dạng mạch (lưu ý: phải chọn RB1, RB2 vị trí thích hợp).
b. Xác định tọa độ điểm phân cực Q.
c. Viết phương trình đường tải tĩnh. Vẽ đường tải tĩnh. Xác định điểm Q trên
đường tải tĩnh.
d. Cho biết điện thế tại các cực của BJT.
20. Cho mạch phân cực BJT dạng dùng cầu phân thế. Với VCC = 18 V; VBE = 0,6 V; β
= 80; RB1 = 12 k; RB2 = 48 k; RC = 1,5 k; RE = 0,5 k.
a. Hãy vẽ dạng mạch (lưu ý: phải chọn RB1, RB2 vị trí thích hợp).
b. Xác định tọa độ điểm phân cực Q.
c. Viết phương trình đường tải tĩnh. Vẽ đường tải tĩnh. Xác định điểm Q trên
đường tải tĩnh.
d. Cho biết điện thế tại các cực của BJT.
21. Cho mạch phân cực BJT dạng dùng điện trở hồi tiếp áp RB. Với VCC = 12 V; VBE
= 0,6 V; β = 100; RB = 270 k; RC = 2,5 k; RE = 0,5 k.
a. Hãy vẽ dạng mạch.
b. Xác định tọa độ điểm phân cực Q.
c. Viết phương trình đường tải tĩnh. Vẽ đường tải tĩnh. Xác định điểm Q trên
đường tải tĩnh.
d. Cho biết điện thế tại các cực của BJT.
22.Cho mạch phân cực BJT dạng dùng điện trở giảm áp RB. Với VCC = 12 V; VBE =
0,6 V; β = 100; RB = 520 k; RC = 2,5 k; RE = 0,5 k.
a. Hãy vẽ dạng mạch.
b. Xác định tọa độ điểm phân cực Q.
c. Viết phương trình đường tải tĩnh. Vẽ đường tải tĩnh. Xác định điểm Q trên
đường tải tĩnh.
d. Cho biết điện thế tại các cực của BJT.
23. Cho mạch phân cực BJT dạng dùng điện trở hồi tiếp áp RB; cực E nối trực tiếp
xuống mass. Với VCC = 12 V; VBE = 0,6 V; β = 100; RB = 270 k; RC = 3 k.
a. Hãy vẽ dạng mạch.
b. Xác định tọa độ điểm phân cực Q.
c. Viết phương trình đường tải tĩnh. Vẽ đường tải tĩnh. Xác định điểm Q trên
đường tải tĩnh.
d. Cho biết điện thế tại các cực của BJT.
24.Cho mạch phân cực BJT dạng dùng điện trở giảm áp RB; cực E nối trực tiếp
xuống mass. Với VCC = 12 V; VBE = 0,6 V; β = 100; RB = 570 k; RC = 3 k.
a. Hãy vẽ dạng mạch.
b. Xác định tọa độ điểm phân cực Q.
c. Viết phương trình đường tải tĩnh. Vẽ đường tải tĩnh. Xác định điểm Q trên
đường tải tĩnh.
d. Cho biết điện thế tại các cực của BJT.
25. Cho mạch phân cực BJT dạng dùng hai nguồn. Với VCC = 12 V; VBE = 3 V; VBE =
0,6 V; β = 100; RB = 70 k; RC = 2,5 k; RE = 0,5 k.
a. Hãy vẽ dạng mạch.
b. Xác định tọa độ điểm phân cực Q.
c. Viết phương trình đường tải tĩnh. Vẽ đường tải tĩnh. Xác định điểm Q trên
đường tải tĩnh.
d. Cho biết điện thế tại các cực của BJT.
26. Cho mạch phân cực BJT dạng dùng hai nguồn. Với VCC = 18 V; VBE = 3,6 V; VBE
= 0,6 V; β = 80; RB = 10 k; RC = 1,5 k; RE = 0,5 k.
a. Hãy vẽ dạng mạch.
b. Xác định tọa độ điểm phân cực Q.
c. Viết phương trình đường tải tĩnh. Vẽ đường tải tĩnh. Xác định điểm Q trên
đường tải tĩnh.
d. Cho biết điện thế tại các cực của BJT.
27. Cho mạch phân cực BJT dạng dùng hai nguồn, cực E nối trực tiếp xuống mass.
Với VCC = 12 V; VBB = 3 V; VBE = 0,6 V; β = 100; RB = 120 k; RC = 3 k.
a. Hãy vẽ dạng mạch.
b. Xác định tọa độ điểm phân cực Q.
c. Viết phương trình đường tải tĩnh. Vẽ đường tải tĩnh. Xác định điểm Q trên
đường tải tĩnh.
d. Cho biết điện thế tại các cực của BJT.
28. Cho mạch phân cực BJT dạng dùng hai nguồn, cực E nối trực tiếp xuống mass.
Với VCC = 18 V; VBE = 3,6 V; VBE = 0,6 V; β = 80; RB = 50 k; RC = 2 k.
a. Hãy vẽ dạng mạch.
b. Xác định tọa độ điểm phân cực Q.
c. Viết phương trình đường tải tĩnh. Vẽ đường tải tĩnh. Xác định điểm Q trên
đường tải tĩnh.
d. Cho biết điện thế tại các cực của BJT.
29. Cho mạch như hình 4.14. VCC = 12 V; VE = 1 V; VBE = 0,6 V; β = 100. Mạch có
điểm phân cực Q(6 V; 2 mA).
a. Xác định trị số các điện trở.
b. Xác định điểm Q trên đường tải tĩnh.
c. Cho biết điện thế tại các cực của BJT.
30. Cho mạch như hình 4.14. VCC = 12 V; VE = 0 V; VBE = 0,6 V; β = 100. Mạch có
điểm phân cực Q(6 V; 2 mA).
a. Xác định trị số các điện trở.
b. Xác định điểm Q trên đường tải tĩnh.
c. Cho biết điện thế tại các cực của BJT.
31.Cho mạch như hình 4. 15. VCC = 12 V; VE = 1 V; VBE = 0,6 V; β = 100. Mạch có
điểm phân cực Q(6 V; 2 mA).
a. Xác định trị số các điện trở.
b. Xác định điểm Q trên đường tải tĩnh.
c. Cho biết điện thế tại các cực của BJT.
32. Cho mạch như hình 4. 15. VCC = 12 V; VE = 0 V; VBE = 0,6 V; β = 100. Mạch có
điểm phân cực Q(6 V; 2 mA).
a. Xác định trị số các điện trở.
b. Xác định điểm Q trên đường tải tĩnh.
c. Cho biết điện thế tại các cực của BJT.
33. Cho mạch như hình 4.14. VCC = 12 V; VB = 1,6 V; VBE = 0,6 V; β = 100. Mạch có
điểm phân cực Q(6 V; 2 mA).
34.Cho mạch như hình 4.14. VCC = 12 V; VC = 7 V; VBE = 0,6 V; β = 100. Mạch có
điểm phân cực Q(6 V; 2 mA).
a. Xác định trị số các điện trở.
b. Xác định điểm Q trên đường tải tĩnh.
c. Cho biết điện thế tại các cực của BJT.
35.Cho mạch như hình 4.15. VCC = 12 V; VB = 1,6 V; VBE = 0,6 V; β = 100. Mạch có
điểm phân cực Q(6 V; 2 mA).
a. Xác định trị số các điện trở.
b. Xác định điểm Q trên đường tải tĩnh.
c. Cho biết điện thế tại các cực của BJT.
36. Cho mạch như hình 4.15. VCC = 12 V; VC = 7 V; VBE = 0,6 V; β = 100. Mạch có
điểm phân cực Q(6 V; 2 mA).
a. Xác định trị số các điện trở.
b. Xác định điểm Q trên đường tải tĩnh.
c. Cho biết điện thế tại các cực của BJT.
37. Cho mạch như hình 4.14. VCC = 12 V; VBE = 0,6 V; β = 100. Mạch có điểm phân
cực Q(6 V; 2 mA). Chọn RE = 0,5 k.
a. Xác định trị số các điện trở.
b. Xác định điểm Q trên đường tải tĩnh.
c. Cho biết điện thế tại các cực của BJT.Chương 4: Transistor mối nối lưỡng cực
86
38.Cho mạch như hình 4.15. VCC = 12 V; VBE = 0,6 V; β = 100. Mạch có điểm phân
cực Q(6 V; 2 mA). Chọn RE = 0,5 k.
a. Xác định trị số các điện trở.
b. Xác định điểm Q trên đường tải tĩnh.
c. Cho biết điện thế tại các cực của BJT.
39. Cho mạch như hình 4.14. VCC = 12 V; VBE = 0,6 V; β = 100. Mạch có điểm phân
cực Q(6 V; 2 mA). Chọn RC = 2,5 k.
a. Xác định trị số các điện trở.
b. Xác định điểm Q trên đường tải tĩnh.
c. Cho biết điện thế tại các cực của BJT.
40. Cho mạch như hình 4.15. VCC = 12 V; VBE = 0,6 V; β = 100. Mạch có điểm phân
cực Q(6 V; 2 mA). Chọn RC = 2,5 k.
a. Xác định trị số các điện trở.
b. Xác định điểm Q trên đường tải tĩnh.
c. Cho biết điện thế tại các cực của BJT.




Bạn muốn tìm kiếm gì không?

Bài đăng nổi bật

Bài 9: Các hằng đẳng thức đáng nhớ – Toán 8 Tập 1

Bài 9: Các hằng đẳng thức đáng nhớ – Toán 8 Tập 1 Bài 9: Các hằng đẳng thức đáng nhớ – Toán 8 Tập 1 Các hằng đẳng thức đáng n...

Hottest of Last30Day

Bài đăng phổ biến 7D