Đề xuất cho chủ đề Luyện thi Trắc nghiệm Vật Lí THPT

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

Transistor: Cấu tạo, Cách Mắc, Nguyên lý hoạt động

TRANSISTOR MỐI NỐI LƯỠNG CỰC

Transistor là gì?

Transistor - mối nối lưỡng cực (BJT) được phát minh vào năm 1948 bởi John Bardeen và Walter Brattain tại phòng thí nghiệm Bell (ở Mỹ). Một năm sau, nguyên lí hoạt động của nó được William Shockley giải thích. Những phát minh ra BJT đã được trao giải thưởng Nobel Vật lí năm 1956. Sự ra đời của BJT đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển điện tử học.

BJT ≡ Bipolar Junction Transistor ≡ Transistor mối nối lưỡng cực ≡ Transistor tiếp xúc lưỡng cực ≡ Transistor tiếp giáp hai cực ≡ Transistor lưỡng nối ≡ Transistor lưỡng cực.

Transistor là một loại linh kiện bán dẫn chủ động, thường được sử dụng như một phần tử khuếch đại hoặc một khóa điện tử.


Transistor nằm trong khối đơn vị cơ bản tạo thành một cấu trúc mạch ở máy tính điện tử và tất cả các thiết bị điện tử hiện đại khác. Vì đáp ứng nhanh và chính xác nên các transistor được sử dụng trong nhiều ứng dụng tương tự và số, như khuếch đại, đóng cắt, điều chỉnh điện áp, điều khiển tín hiệu, và tạo dao động. Transistor cũng được kết hợp thành mạch tích hợp (IC), có thể tích hợp tới một tỷ transistor trên một diện tích nhỏ.


Cũng giống như diode, transistor được tạo thành từ hai chất bán dẫn điện. Khi ghép một bán dẫn điện âm nằm giữa hai bán dẫn điện dương ta được một PNP Transistor. Khi ghép một bán dẫn điện dương nằm giữa hai bán dẫn điện âm ta được một NPN Transistor.


Tên gọi Transistor là từ ghép trong tiếng Anh của "Transfer" và "resistor", có nghĩa là "điện trở chuyển đổi", do John R. Pierce đặt năm 1948 sau khi nó ra đời. [1] Nó có hàm ý rằng thực hiện khuếch đại thông qua chuyển đổi điện trở, khác với khuếch đại đèn điện tử điều khiển dòng qua đèn thịnh hành thời kỳ đó [Theo https://vi.wikipedia.org/].

4.1. Cấu tạo – kí hiệu Transistor 

Hình dưới đây mô tả Cấu tạo Transistor , trong đó: 

(a) – mạch tương đương với cấu tạo. 

(b) – kí hiệu 

(c) của BJT loại NPN và của BJT loại PNP.

BJT là một linh kiện bán dẫn được tạo thành từ hai mối nối P  – N, nhưng có một vùng chung gọi là vùng nền.

Tùy theo sự sắp xếp các vùng bán dẫn mà ta có hai loại BJT: NPN, PNP.


Ba vùng bán dẫn được tiếp xúc kim loại nối dây ra thành ba cực:

- Cực nền: B (Base)

- Cực thu: C (Collector)

- Cực phát: E (Emitter)

Trong thực tế, vùng nền rất hẹp so với hai vùng kia. Vùng thu và vùng phát tuy có cùng chất bán dẫn nhưng khác nhau về kích thước và nồng độ tạp chất nên ta không thể hoán đổi vị trí cho nhau.

4.2. Nguyên lí hoạt động của BJT 

Khi chưa có nguồn cấp điện VCC, VEE thì BJT có hai mối nối P –N ở trạng thái cân bằng và hàng rào điện thế ở mỗi mối nối duy trì trạng thái cân bằng này.

Với hình 4.3, ta chọn nguồn VCC » VEE và trị số điện trở sao cho thỏa điều kiện:

- Mối nối P  – N giữa B và E (lớp tiếp giáp, lớp tiếp xúc JE) được phân cực thuận.

- Mối nối P  – N giữa B và C (lớp tiếp giáp, lớp tiếp xúc JC) được phân cực nghịch.

- VBE đạt thế ngưỡng tùy loại BJT.

Điện tử từ cực âm của nguồn VEE di chuyển vào vùng phát qua vùng nền, đáng lẽ trở về cực dương của nguồn VEE nhưng vì: vùng nền rất hẹp so với hai vùng kia và nguồn

VCC » VEE nên đa số điện tử từ vùng nền vào vùng thu, tới cực dương của nguồn VCC,

một ít điện tử còn lại về cực dương của nguồn VEE. Sự dịch chuyển của điện tử tạo thành dòng điện:

- Dòng vào cực nền gọi là dòng IB.

- Dòng vào cực thu gọi là dòng IC.

- Dòng từ cực phát ra gọi là dòng IE.

Ngoài ra, mối nối P – N giữa B và C được phân cực nghịch còn có dòng rò (rỉ) rất nhỏ gọi là ICBO.

 4.3. Hệ thức liên hệ giữa các dòng điện

Hình 4.4. Mạch tương đương với hình 4.3

Sự dịch chuyển của các điện tử như trên cho thấy:

IE = IB + IC              (4.1)

IC = αIE                   (4.2) 

4.4. Các cách mắc cơ bản

4.4.1. BJT mắc kiểu cực phát chung

Mạch dùng BJT mắc kiểu cực phát chung (Common Emitter ≡ CE) 

Hình 4.5. Mối nối lưỡng cực

4.4.2. BJT mắc kiểu cực nền chung

Mạch dùng BJT mắc kiểu cực nền chung (Common Base ≡ CB)  

 

4.4.3. BJT mắc kiểu cực thu chung

Mạch dùng BJT mắc kiểu cực thu chung (Common Collector ≡ CC) 

CE:

-Tín hiệu vào B so với E, tín hiệu ra C so với E.

- Pha giữa tín hiệu vào và ra: đảo pha.

- Hệ số khuếch đại Ai , Av lớn.

CB:

-Tín hiệu vào E so với B, tín hiệu ra C so với B.

- Pha giữa tín hiệu vào và ra: cùng pha.

- Hệ số khuếch đại Av lớn, Ai ≈ 1.

CC:

- Tín hiệu vào B so với C, tín hiệu ra E so với C.

- Pha giữa tín hiệu vào và ra: cùng pha.

- Hệ số khuếch đại Ai

lớn, Av ≈ 1.

4.5. Đặc tuyến của BJT

Mạch khảo sát đặc tuyến của BJT.

 Xét mạch Với VBE là hiệu điện thế giữa cực nền B và cực phát E.

VCE là hiệu điện thế giữa cực thu C và cực phát E.

4.5.1. Đặc tuyến ngõ vào IB(VBE) ứng với VCE = const

Chọn nguồn VCC dương xác định để có VCE =

const. Chỉnh nguồn VBB để thay đổi VBE từ 0 tăng lên

đến giá trị nhỏ hơn điện thế ngưỡng Vγ

thì đo dòng IB

≈ 0. Tiếp tục tăng nguồn VBB để có VBE = Vγ

thì bắt

đầu có dòng IB và IB cũng tăng theo dạng hàm số mũ

như dòng ID của diode phân cực thuận.

Hình 4.9. Đặc tuyến ngõ vào của BJT

4.5.2. Đặc tuyến truyền dẫn IC(VBE) ứng với VCE = const

Để khảo sát đặc tuyến này, ta đo, chỉnh nguồn tương tự đặc tuyến ngõ vào nhưng

dòng thì đo IC, quan sát xem IC thay đổi như thế nào khi VBE

thay đổi. Ta có đặc tuyến

truyền dẫn IC(VBE)  có dạng giống như đặc tuyến ngõ vào IB(VBE) nhưng dòng IC có trị số

lớn hơn IB nhiều lần.

IC = IB                                                                          

4.5.3.  Đặc tuyến ngõ ra IC(VCE) ứng với IB = const

Nguồn VBB phân cực thuận mối nối P – N giữa B và E để tạo dòng IB. VCC Khi điện

thế VBVBE ≥ V thì có dòng IB ≠ 0.

Thay đổi VBB để IB có trị số nào đó, dùng máy đo, giả sử đo được

IB= 15 A. Lúc này giữ cố định IB bằng cách không đổi VBB, tiếp theo thay đổi VCC → VCE thay đổi, đo dòng IC tương ứng với VCE thay đổi.

Ban đầu IC tăng nhanh theo VCE, nhưng đến giá trị cỡ IC = IB thì IC gần như không tăng mặc dù hiệu điện thế VCE tăng nhiều. Hình 4.10. Họ đặc tuyến ngõ ra của BJT

Muốn IC tăng cao hơn thì phải tăng VBB để có IB tăng cao hơn, tiếp tục thay đổi VCC để đo IC tương ứng, ta cũng thấy lúc đầu IC tăng nhanh theo VCE, nhưng đến giá trị bão hòa IC = IB, IC gần như không tăng mặc dù VCE vẫn tăng.

 

Thay đổi VBB để IB có trị số nào đó, dùng máy đo, giả sử đo được IB= 15 A. Lúc này giữ cố định IB bằng cách không đổi VBB, tiếp theo thay đổi VCC → VCE thay đổi, đo dòng IC tương ứng với VCE thay đổi.

Ban đầu IC tăng nhanh theo VCE, nhưng đến giá trị cỡ IC = IB thì IC gần như không tăng mặc dù hiệu điện thế VCE tăng nhiều. Hình 4.10. Họ đặc tuyến ngõ ra của BJT

Muốn IC tăng cao hơn thì phải tăng VBB để có IB tăng cao hơn, tiếp tục thay đổi VCC để đo IC tương ứng, ta cũng thấy lúc đầu IC tăng nhanh theo VCE, nhưng đến giá trị bão hòa IC = IB, IC gần như không tăng mặc dù VCE vẫn tăng.

  

Khảo sát tương tự IC(VCE) ở những giá trị IB khác nhau ta có họ đặc tuyến ngõ ra.

Trên đây ta đã xét đặc tuyến của BJT mắc kiểu CE.Ta cũng có thể xét đặc tuyến của BJT mắc kiểu khác:

 BJT mắc kiểu CB:

- Đặc tuyến ngõ vào IE(VEB) ứng với VCB = const.

- Đặc tuyến truyền dẫn IC(VEB) ứng với VCB = const.

- Đặc tuyến ngõ ra IC(VCB) ứng với IE = const.

 BJT mắc kiểu CC:

- Đặc tuyến ngõ vào IB(VBC) ứng với VEC = const.

- Đặc tuyến truyền dẫn IE(VBC) ứng với VEC = const.

- Đặc tuyến ngõ ra IE(VEC) ứng với IB = const.

4.6. Phân cực BJT

BJT có rất nhiều ứng dụng trong các thiết bị điện tử, tùy theo từng ứng dụng cụ thể mà BJT cần cung cấp điện thế và dòng điện cho từng chân một cách thích hợp. Phân cực (định thiên) là áp đặt hiệu điện thế cho các cực BJT. Phân cực BJT là chọn nguồn điện DC và điện trở sao cho IB, IC, VCE có trị số thích hợp theo yêu cầu.

Điều kiện để BJT dẫn điện:

- Mối nối P – N giữa B và E (tiếp giáp JE) được phân cực thuận.

- Mối nối P – N giữa B và C (tiếp giáp JC) được phân cực nghịch.

- VBE đạt thế ngưỡng tùy loại BJT.

  BJT loại NPN:

VBE = 0,6 V (0,7 V) (Si)

VBE = 0,2 V (0,3 V) (Ge)

VCE ~ (⅓VCC  ÷ ⅔VCC)

  BJT loại PNP:

VEB = 0,6 V (0,7 V) (Si)

VEB = 0,2 V (0,3 V) (Ge)

VEC ~ (⅓VCC  ÷ ⅔VCC)

4.6.1. Dùng hai nguồn riêng

Xét mạch như hình 4.11, dùng BJT mắc kiểu CE, nguồn VBB phân cực thuận mối nối

BE. Nguồn VCC kết hợp với VBB phân cực nghịch mối nối BC. Mạch trên đã được thiết

kế sẵn, bây giờ ta tính toán IB, IC, VCE để xác định điểm làm việc ở trạng thái tĩnh của

BJT theo thiết kế.Chương 4: Transistor mối nối lưỡng cực

 

 

Điểm phân cực Q trên đặc tuyến ngõ ra được xác định bởi ba đại lượng IB, IC, VCE,

hay điểm phân cực Q có tọa độ IB, IC, VCE. Điểm phân cực Q còn gọi là điểm hoạt động

tĩnh (quiescent operating point) hay điểm làm việc ở trạng thái tĩnh.

                                                                                  

Hình 4.11. Mạch phân cực BJT dạng dùng hai nguồn có cực E nối mass.

Hình 4.12. Điểm Q trên đặc tuyến ngõ ra của BJT.

Giả sử  BJT có đặc tuyến ngõ ra như hình 4.12 . Điểm trên đặc tuyến ngõ ra Q có tọa độ IB = 60 A; IC = 4,8 mA; VCE = 8,4 V là điểm phân cực. Hay viết dạng khác Q(VCE; IC)

Tọa độ điểm phân cực Q:

I Đường tải tĩnh (static load line)

Đối với RC không đổi thì IC thay đổi phụ thuộc hiệu điện thế VCE theo dạng biểu thức:

 

Để thấy rõ phương trình dạng toán học có IC là hàm số, VCE là biến số ta có thể viết lại biểu thức trên như sau:

 

Biểu thức (4.18) chính là phương trình đường tải tĩnh.

 

IC = -0,5VCE + 9 (mA): Phương trình đường tải tĩnh.

Theo phương trình đường tải tĩnh, ta thấy nó có dạng đường thẳng (phương trình bậc

nhất y = ax+b). Muốn vẽ đường thẳng, ta phải tìm hai điểm đặc biệt.

Điểm nằm trên trục biến số VCE có giá trị hàm IC  = 0

IC = 0  VCE = VCC = 18 V → A(18 V; 0)

Điểm nằm trên trục hàm số IC có giá trị biến số VCE = 0

 

Vậy đường tải tĩnh là một đường thẳng qua hai điểm A, B và dĩ nhiên đường thẳng

này qua điểm Q.

Ý nghĩa: Đường tải tĩnh là quĩ tích điểm phân cực Q. Khi phân cực mạnh hơn thì

điểm Q chạy lên phía trên. Khi phân cực yếu hơn thì điểm Q chạy xuống phía dưới.

Khi BJT làm nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu biên độ nhỏ thì phân cực sao cho điểm Q

nằm khoảng giữa đường tải tĩnh là thích hợp.

Điện thế tại các cực của BJT:

 

Tọa độ điểm phân cực:

Điện thế tại các cực của BJT:

       

4.6.2. Dùng một nguồn duy nhất

a. Dùng điện trở giảm áp RB

 

Hình 4.14. Mạch phân cực BJT dạng dùng điện trở giảm áp RB.

 Phương trình đường tải tĩnh:

                                                                    (4.24)

 Điện thế tại các cực của BJT:

 

b. Dùng điện trở hồi tiếp áp RB

 

Hình 4.13. Mạch phân cực BJT dạng dùng hai nguồn có RE. 

 

Hình 4.15. Mạch phân cực BJT dạng dùng điện trở hồi tiếp áp RB.

Phương trình đường tải tĩnh:

C  Điện thế tại các cực của BJT:

 

c. Dùng cầu phân thế

Hình 4.16. Mạch phân cực BJT dạng dùng cầu phân thế.

Áp dụng định lí Thevenin ta vẽ mạch tương đương như hình 4.17:

                                                                   

Với nguồn:  

Tọa độ điểm phân cực:

        

Dùng một nguồn để phân cực BJT ta có ba dạng mạch như trên. Ngoài ra, ta có thể vẽ

thêm ba dạng mạch tương tự nhưng cực E nối trực tiếp xuống mass nghĩa là có ba mạch

phân cực mới. Khi tính toán để thiết kế mạch ta vẫn dùng các công thức trên nhưng chỗ

nào có RE thì ta thế RE bằng 0. Trường hợp này ta luôn có VE = 0 vì cực E nối trực tiếp

xuống mass, tính toán đơn giản nhưng mạch hoạt động không ổn định bằng trường hợp có RE.

4.7. Mạch tương đương dùng tham số h (hybrid) của BJT

Để khảo sát mạch ta cần trình bày dưới dạng một mô hình tương đương. Mô hình này xuất phát từ hệ thức toán học. Đối với trạng thái động tín hiệu nhỏ ta có thể xem BJT như một phần tử tuyến tính, tức là phần tử mà quan hệ giữa dòng điện và điện áp được thể hiện bằng những hàm bậc nhất (trong phạm vi hẹp của điện áp và dòng điện, đặc

tuyến Volt – Ampe của BJT là những đoạn thẳng có độ dốc không đổi). Vì vậy, ở trạng thái động tín hiệu ngõ vào nhỏ BJT được thay thế bởi mạng bốn cực tuyến tính.

4.18. Với điện áp và dòng điện ở ngõ vào là V1, I1 hoặc Vi , Ii ; điện áp và dòng điện ở ngõ vào là V2, I2 hoặc V0, I0.

Hình 4.18. Mạng bốn cực tương đương của BJT.

Chọn I1, V2 làm hai biến độc lập và V1, I2 là hàm của chúng, ta có:


Các đại lượng biến thiên dV1, dV2, dI1, dI2 được kí hiệu bằng các chữ thường v1, v2, i1, i2 (là điện áp và dòng điện xoay chiều do nguồn tín hiệu xoay chiều gây ra trên các cực của BJT). Hệ phương trình trở thành:

 

Ngoài hệ tham số h, ta có thể dùng các tham số z, tham số y.

Quá trình thiết lập hệ phương trình cơ bản đối với các tham số này vẫn tương tự như trên (chỉ khác cách chọn biến và hàm). Ý nghĩa từng tham số zij , yij được suy luận một cách tương tự nhưng ở đây không xét.

Về mặt toán học, các tham số xoay chiều giới thiệu trên đây thực chất là những đạo hàm riêng biểu thị cho độ dốc (hoặc nghịch đảo độ dốc) của những đặc tuyến tĩnh tương ứng. Các tham số này chỉ có ý nghĩa khi BJT làm việc với tín hiệu nhỏ.

Mạch tương đương dùng tham số h (hybrid) của BJT:

Hình 4.19. Mô hình tương đương của BJT đối với tín hiệu xoay chiều biên độ nhỏ, tần số thấp.

  

Hình 4.20. Mô hình tương đương dùng tham số h (hybrid) của BJT mắc kiểu CE.

Với rb là điện trở nền, điện trở này phụ thuộc vào nồng độ tạp chất ở vùng nền. Để giảm rb nồng độ tạp chất ở vùng nền phải cao nhưng điều này ảnh hưởng bất lợi đến hiệu suất cực phát.

re là điện trở động giữa B và E khi mối nối P – N giữa B và E được phân cực thuận.        

Nếu xem dòng ib chạy khắp mạch ngõ vào thì phải thế re = βre .

Thế hie = rb + βre

   

: nguồn điện áp này thể hiện ảnh hưởng của ngõ ra đối với ngõ vào, tức là thể hiện

sự truyền điện áp theo chiều ngược (hiện tượng hồi tiếp nội bộ của BJT). Thực tế, các BJT

thường có h12 (hr) rất bé (cỡ 10

 

Như vậy, ta có mô hình đơn giản như hình 4.21.

Hình 4.21.  Mô hình tương đương dùng tham số h dạng đơn giản nhất của BJT mắc kiểu CE.

Ví dụ:

Vẽ mạch tương đương dùng tham số h (hybrid) của mạch khuếch đại như hình 4.22.

Hình 4.22.  Mạch khuếch đại dùng BJT mắc kiểu CE.

Mạch tương đương dùng tham số h (hybrid) của mạch hình 4.22:

 Mạch tương đương dùng tham số h (hybrid) của mạch hình 4.22.

Lưu ý: Mô hình tương đương dùng tham số h (hybrid) của BJT ở trên chỉ đúng khi

BJT làm việc với tín hiệu xoay chiều biên độ nhỏ, tần số thấp hoặc trung bình. Khi làm

việc ở tần số cao mạch tương đương vẽ phức tạp hơn, có thêm vài tham số ảnh hưởng mô

hình. Mô hình này gọi là mô hình π hỗn hợp ( Hybrid – Pi mode).

Hình 4.24. Mặt cắt ngang của BJT loại NPN.

Hình 4.25. Mô hình π hỗn hợp của BJT.

Với:

rbb = rb là điện trở nền, điện trở này phụ thuộc vào nồng độ tạp chất ở vùng nền.

rbe = re : là điện trở động giữa B và E khi mối nối P – N giữa B và E được phân cực thuận.


: điện dung tiếp xúc của mối nối BE (tụ liên cực)

cπ: điện dung khuếch tán.

 4.8. Phân loại - ứng dụng BJT 

Ta có thể dựa vào cấu tạo hay dựa vào ứng dụng để phân loại:

Dựa vào cấu tạo ta có hai loại:

- BJT loại NPN, được chế tạo từ bán dẫn chính là Si hoặc Ge.

- BJT loại PNP, được chế tạo từ bán dẫn chính là Si hoặc Ge.

Dựa vào ứng dụng:

- BJT làm việc tần số thấp.

- BJT làm việc tần số cao.

- BJT có tần số cắt thấp.

- BJT có tần số cắt cao.

- BJT công suất nhỏ, tần số thấp.

- BJT công suất nhỏ, tần số trung bình.

- BJT công suất nhỏ, tần số cao.

- BJT công suất trung bình, tần số thấp.

- BJT công suất trung bình, tần số trung bình.

- BJT công suất trung bình, tần số cao.

- BJT công suất cao, tần số thấp.

- BJT công suất cao, tần số trung bình.

- BJT công suất cao, tần số cao.

- BJT số là loại BJT có kết hợp thêm các điện trở ở bên trong nó.

- BJT xuất ngang trong TV và monitor vi tính (sò ngang).

- BJT dán (gắn bề mặt) (BJT chip).

- BJT Darlington…

Khi dùng BJT, ta cần biết một số thông số của BJT: ICmax, IBmax, điện áp đánh thủng,

công suất cực đại cho phép, hệ số khuếch đại dòng, tần số cắt, loại BJT,…, những thông

số này dễ dàng biết được khi tìm hiểu, tra cứu BJT.

Hình 4.27.  Hình dạng và sơ đồ chân của một số loại BJT.

BJT có chức năng đặc biệt là khuếch đại tín hiệu nên nó được dùng làm phần tử trong nhiều dạng mạch khuếch đại; BJT được dùng làm những mạch: ổn áp, dao động, khóa,…; nó được tích hợp theo một sơ đồ nhất định để có những IC (Integrated Circuit) chuyên dụng:

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

MÔ HÌNH MỘT SỐ MẠCH ĐIỆN DÂN DỤNG



MÔ HÌNH MỘT SỐ MẠCH ĐIỆN DÂN DỤNG

Công tắc đktx IR2S (Điều khiển 1 thiết bị) - học được tín hiệu các remote hồng ngoại.
Argos FS02B - Công tắc cảm biến hồng ngoại Mini (điều chỉnh được) 
- DC 24V, AC 220V...
Argos FS03-E90 - Công tắc cảm biến hồng ngoại (điều chỉnh được)

MẠCH ĐIỆN CẦU THANG

Công tắc đktx IR2S (Điều khiển 1 thiết bị)- học được tín hiệu các remote hồng ngoại. Điện áp vào: 220V, 50/60Hz
Công suất tối đa: 1000W
Dòng điện tối đa: 4A
Kích thước : 60 x 45 x 24 mm
Cự ly điều khiển từ xa >10m
Học được tín hiệu từ tất cả các remote điều khiển hồng ngoại như:
Học được tín hiệu từ tất cả các remote điều khiển hồng ngoại như: remote tivi, remote máy lạnh, remote đầu DVD...
Học được tín hiệu từ tất cả các remote điều khiển hồng ngoại như: remote tivi, remote máy lạnh, remote đầu DVD...
+ Điều khiển bằng remote : Người sử dụng có thể cho công tắc điện tử “học” tín hiệu phát ra từ một nút bất kì trên một remote hồng ngoại có sẵn bất kì, sau đó sử dụng nút này trên remote để điều khiển đóng cắt thiết bị. Ngừơi sử dụng có thể cho công tắc điện tử học lại tín hiệu phát ra từ nút khác nếu muốn thay đổi nút điều khiển trên remote.
    + Điều khiển bằng remote : Người sử dụng có thể cho công tắc điện tử “học” tín hiệu phát ra từ một nút bất kì trên một remote hồng ngoại có sẵn bất kì, sau đó sử dụng nút này trên remote để điều khiển đóng cắt thiết bị. Ngừơi sử dụng có thể cho công tắc điện tử học lại tín hiệu phát ra từ nút khác nếu muốn thay đổi nút điều khiển trên remote.


2. Công tắc điều khiển từ xa thông minh


Công tắc điều khiển từ xa thông minh có thể học được các tín hiệu hồng ngoại từ nhiều loại remote khác nhau: remote tivi, remote đầu DVD, remote máy lạnh...
Quý khách có thể dùng một remote tivi có sẳn để điều khiển được nhiều thiết bị điện trong gia đình khi dùng IR2S.

Argos FS02B - Công tắc cảm biến hồng ngoại Mini(điều chỉnh được) - DC 24V , AC 220V...


Model: Fs02B có nhiều tín năng (khách hàng tự chọn):
Nguồn: DC 24V hoặc AC 220V
Ngõ ra: DC 24V, AC 220V hoặc ngõ ra thụ động (công tắc khô)
Sử dụng rơle 10A, có độ bền cao.
Argos Fs02B lọai công tắc cảm biến chuyển động hồng ngọai có kích thước nhỏ (48mm). Mẫu mã đẹp, độ nhạy cao.

Đặc biệt: Đế bi, xoay 360 độ, rất thuận tiện điều chỉnh góc quét.


Nguyên tắc hoạt động:
Khi phát hiện sự di chuyển của người công tắc sẽ đóng mạch và cho dòng điện chạy qua đến thiết bị tải (cụ thể là đèn, quạt, còi hụ, motor...).

* Đặc điểm:

+ Điều chỉnh được thời gian delay khi đóng mạch (từ 5s->300s)
+ Điều chỉnh được khả năng họat động theo độ sáng tối ngày và đêm (5-2000lux)

*Ứng dụng:

- Làm công tắc tự động cho các loại đèn: đèn pha, đèn cầu thang, đèn nhà vệ sinh, đèn hành lang, đèn nhà xe, đèn, lối đi, đèn phòng khách...
- Làm hệ thống báo trộm tự động, quạt gió tự động, quạt hút tự động, xã nước tự động.

Argos FS03-E90 - Công tắc cảm biến hồng ngoại (điều chỉnh được).

Model: Fs03- E90 có nhiều tín năng (khách hàng tự chọn):
Nguồn: DC 24V hoặc AC 220V
Ngõ ra: DC 24V, AC 220V hoặc ngõ ra thụ động (công tắc khô)
Sử dụng rơle 10A, có độ bền cao.
Argos Fs03-E90 lọai công tắc cảm biến chuyển động hồng ngọai dạng mắt ếch, rất thích hợp khi lắp đặt âm trần.


Nguyên tắc hoạt động của công tắc tự động:

Khi phát hiện sự di chuyển của người công tắc sẽ đóng mạch và cho dòng điện chạy qua đến thiết bị tải (cụ thể là đèn, quạt, còi hụ, motor...). Khi không có người trong phạm vi quét, công tắc sẽ ngắt mạch.

* Đặc điểm công tắc tự động :

+ Điều chỉnh được thời gian delay khi đóng mạch (từ 5s->300s)
+ Điều chỉnh được khả năng họat động theo độ sáng tối ngày và đêm (5-2000lux)

* Ứng dụng công tắc tự động :

- Làm công tắc tự động cho các loại đèn: đèn pha, đèn cầu thang, đèn nhà vệ sinh, đèn hành lang, đèn nhà xe, đèn, lối đi, đèn phòng khách...
- Làm hệ thống báo trộm tự động, quạt gió tự động, quạt hút tự động, xã nước tự động.

Bạn muốn tìm kiếm gì không?

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

Chuyển động Brown - chưa chắc Einstein đã đúng


Một khía cạnh quan trọng của chuyển động Brown đã được dự đoán hàng thập niên trước đây lần đầu tiên vừa được các nhà nghiên cứu ở châu Âu quan sát thấy. Đội khoa học đã đo những quả cầu kích cỡ micromet tương tác như thế nào với một chất lỏng xung quanh và đã chứng tỏ rằng các quả cẩu “ghi nhớ” chuyển động trước đó của chúng. Theo các nhà nghiên cứu, kĩ thuật thực nghiệm của họ có thể dùng làm một bộ cảm biến y sinh.

Chuyển động Brown - chưa chắc Einstein đã đúng

Đã được Albert Einstein giải thích đình đám hồi năm 1905, Chuyển động Brown mô tả sự chuyển động lộn xộn của một hạt nhỏ xíu trong một chất lỏng. Nó có nguyên nhân do nhiều “cú sút” nhỏ mà hạt phải nhận lấy là hệ quả của chuyển động nhiệt của chất lỏng. Ban đầu, Einstein và những nhà vật lí khác tin rằng những cú sút này là độc lập với chuyển động của hạt và được đặc trưng bởi sự nhiễu trắng.

mô tả chuyển động Brown

   Ảnh minh họa một quả cầu nhỏ xíu (ở giữa) được giữ bởi những nhíp quang học và chịu những cú sút ngẫu nhiên từ chất lỏng xung quanh. (Ảnh: Alain Doyon và Sylvia Jeney)

Ghi nhớ chuyển động

Tuy nhiên, vào giữa thế kỉ 20, các nhà vật lí bắt đầu nhận ra rằng khi mật độ của hạt và của chất lỏng bằng nhau, thì những cú sút đó không hoàn toàn ngẫu nhiên nữa. Thay vậy, người ta dự đoán có những “tương quan bền bỉ” giữa chuyển động của chất lỏng và hạt. Những tương quan này phát sinh do các hạt chuyển động trong một chất lỏng sẽ làm cho chất lỏng xung quanh chuyển động, thành ra sẽ ảnh hưởng đến chuyển động của hạt, và cứ thế. Thí dụ, một người đang bơi ở một tốc độ không đổi sẽ đẩy một phần nước xung quanh đi cùng với họ. Nhưng nếu họ dừng lại đột ngột, thì họ sẽ chịu một lực đẩy về phía trước từ khối nước đang chuyển động. Các nhà nghiên cứu gọi đây là “bộ nhớ thủy động lực học”, nhưng người ta vẫn khó quan sát thấy nó vì những hạt nhỏ xíu chịu sự chuyển động Brown.

Nay Sylvia Jeney tại EPFL ở Thụy Sĩ và các đồng nghiệp ở Thụy Sĩ và Đức khẳng định đã nhìn thấy bằng chứng rõ ràng cho hiệu ứng này trong sự chuyển động Brown của các hạt. Phép đo của họ xây dựng trên quan điểm rằng “bộ nhớ” thủy động lực học này làm cho phổ năng lượng của hạt được mô tả bởi “sự nhiễu màu”, thay vì nhiễu trắng.

Trong khuôn khổ chuyển động Brown, sự nhiễu trắng có nghĩa là hạt thăng giáng với cường độ (hay năng lượng) như nhau, bất kể tần số thăng giáng. Tuy nhiên, các thí nghiệm của Jeney cho thấy những tần số cao thật sự có độ lớn thăng giáng cao hơn – nghĩa là sự nhiễu không còn trắng nữa mà đã có màu.

Cái bẫy chuyên dụng

Nhóm của Jeney đã tiến hành phép đo bằng cách bẫy một quả cầu melamine kích cỡ micromet trong những cái nhíp quang tạo ra bởi một chùm laser tập trung cao. Mặc dù tương tự như một cơ cấu thương mại mà các nhà vật lí y sinh hay dùng, nhưng các nhà nghiên cứu đã mất đến vài năm tối ưu hóa thiết bị của họ. Đặc biệt, họ đã cải tiến độ phân giải thời gian của hệ lên 1000 lần và tăng độ phân giải không gian của nó nên nó có thể đo những khoảng cách chưa tới một nanomet.

Các thí nghiệm cho những hạt độc thân bị bẫy bằng nhíp quang và dìm trong chất lỏng. Các thông số của thí nghiệm được chọn sao cho thời gian cần thiết cho chất lỏng khuếch tán trên đường kính của hạt vào khoảng một phần sáu thời gian cần thiết cho quả cầu đi tới vị trí cân bằng của nó trong nhíp quang. Thời gian khuếch tán này là khoảng thời gian mà người ta trông đợi bộ nhớ thủy động lực học xảy ra và do đó cơ cấu đã cho phép các nhà khoa học nghiên cứu hành trạng tương quan giữa chất lỏng và hạt.

“Hiện nay, có lẽ có hai phòng thí nghiệm trên thế giới đã có những cơ cấu chính xác cao giống như vậy”, Jeney giải thích. Bà cho biết đội khoa học của bà muốn dùng kĩ thuật bẫy quang trên làm một công cụ y sinh tiên tiến.

Mô tả chuyển động của Hạt vật chất - Chuyển động Brown (hương trình mô phỏng hình ảnh thực khi quan sát qua ống kính)

 

Mô tả chuyển động của Hạt vật chất - Chuyển động Brown (hương trình mô phỏng hình ảnh thực khi quan sát qua ống kính)

Nguồn: physicsworld.com và ipt.hcmute.edu.vn


Bạn muốn tìm kiếm gì không?

Nghiên cứu lý thuyết chuyển động Brown


Nghiên cứu lý thuyết chuyển động Brown

Ngoài thuyết tương đối, Albert Einstein cũng đã giải thích lý thuyết chuyển động Brown, chuyển động của các hạt cực nhỏ trôi lơ lửng trong chất lỏng, bằng việc chỉ ra rằng tác động của các phân tử xung quanh có thể tạo ra chuyển động ngẫu nhiên của các hạt. 

Không giống như Einstein dự đoán, các nhà lý thuyết đã cho rằng chuyển động Brown không hoàn toàn là chuyển động ngẫu nhiên và ngày nay các nhà thực nghiệm đã khẳng định điều đó. 
Họ đã ghi được lộ trình các khối cầu bằng nhựa và thuỷ tinh cỡ micromet trôi lơ lửng trong nước bằng các tia laser trong khoảng thời gian một phần triệu giây và trong phạm vi một nanomet. 
Kết quả của các nhà nghiên cứu đã khẳng định tính đúng đắn của lý thuyết chuẩn về mô tả chuyển động Brown. 

Lý thuyết này chỉ ra rằng, chính quán tính của chất lỏng đã làm cho quỹ đạo của các hạt có thể dễ dự đoán hơn trong một khoảng thời gian lâu hơn rất nhiều so với những dự đoán trước đó. 

Kết quả này đã được công bố trực tuyến vào ngày 11.10.2005 trên Physical Review Letters và nhà sinh học - vật lý học Erust Ludwig Florin thuộc Đại học Texas ở Austin phát biểu rằng, kết quả đó đóng vai trò căn bản trong việc thấu hiểu lý thuyết động lực học của những tế bào sống và các cấu trúc hợp thành ở cấp độ nano.



Bài viết này thuộc chủ đề Vât lí đại cương, bạn có đóng góp về nội dung bài viết này xin hãy để lại nhận xét cuối bài viết hoặc liên hệ với Admin nha. 
Theo: Zing.vn và http://www.tinkhoahoc.com

Bạn muốn tìm kiếm gì không?

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2012

Chú ý Quan trọng khi biểu diễn lực giúp Giải Bài Tập Vật lí hiệu quả - Cơ học

Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về Cách biểu diễn lực và một số chú ý quan trọng khi biểu diễn lực. Đây là một nội dung kiến thức cơ bản nhất khi học tập về Lực trong Vật lý phổ thông.

Cách biểu diễn lực

Lực là 1 đại lượng véctơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:

  • Gốc là điểm đặt của lực

  • Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực

  • Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ lệ xích cho trước

biểu diễn lực

Vietjack.com đã đưa ra mô tả về Cách biểu diễn lực cực hay, dễ hiểu để giải các bài toán vật lý phổ thông.

Đây là cách mô tả Lực trên loigiaihay.com để làm rõ độ dài vectơ lực có chiều dài tỉ lệ với độ lớn của lực.

biểu diễn lực

Và như vậy, biểu diễn lực có thể nhắc lại là: Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:

  • Gốc là điểm đặt của lực.

  • Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.

  • Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ lệ xích cho trước.

Lực thường được mô tả là các lực kéo hoặc đẩy, do các hiện tượng như lực hấp dẫn, từ trường, hoặc bất cứ cái gì có thể làm một khối vật chất thay đổi gia tốc chuyển động hoặc biến dạng.

Một số ví dụ về lực: 

  • Lực làm cho vật thay đổi trạng thái như: lực dùng để bẻ đôi cây đũa; 

  • Lực làm cho vật chuyển động như: lực dùng để đẩy hay kéo một vật làm cho vật di chuyển.

Lực thường có ký hiệu là F, được đo bằng đơn vị Newton trong hệ SI, viết tắt là N: 1 N = 1 kg.1m/1s2

Một số chú ý khi biểu diễn lực:

- Các đại lượng vật lí có hướng là các đại lượng vectơ nên lực là đại lượng vectơ.

- Vectơ lực được kí hiệu là: Vectơ lực được kí hiệu

- Cường độ của lực được kí hiệu là F ;

- Ba yếu tố của lực là: điểm đặt, phương và chiều, độ lớn; kết quả tác dụng của lực phụ thuộc vào các yếu tố này.

- Ta thường dễ thấy được kết quả tác dụng lực làm thay đổi độ lớn vận tốc (nhanh lên hay chậm đi) mà ít thấy được tác dụng làm đổi hướng của vận tốc, chẳng hạn như :

+ Trong chuyển động tròn đều, lực tác dụng chỉ làm thay đổi hướng chuyển động.

+ Trong chuyển động của vật bị ném theo phương ngang, trọng lực P làm thay đổi hướng và độ lớn của vận tốc.

Một số chú ý khi biểu diễn lực

Luôn ghi nhớ, một vật thường chịu tác dụng của nhiều lực đồng thời. Khi đó, ta thường phải tìm cách tổng hợp lực bạn nhé.

VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG A2

 Tập sách Vật lí đại cương A2 gồm 8 chương:

 - Chương I: Dao động điện từ

 - Chương II: Giao thoa ánh sáng

 - Chương III: Nhiễu xạ ánh sáng

 - Chương IV: Phân cực ánh sáng

 - Chương V: Thuyết tương đối hẹp

 - Chương VI: Quang học lượng tử

 - Chương VII: Cơ học lượng tử

 - Chương VIII: Vật lí nguyên tử.



Trong mỗi chương đều có:
1. Mục đích, yêu cầu giúp sinh viên nắm được trọng tâm của chương.
2. Tóm tắt nội dung giúp sinh viên nắm bắt được vấn đề đặt ra, hướng giải quyết và những kết quả chính cần nắm vững.
3. Câu hỏi lí thuyết giúp sinh viên tự kiểm tra phần đọc và hiểu của mình.
4. Bài tập giúp sinh viên tự kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức lí thuyết để giải quyết những bài toán cụ thể.

------------------


GIÁO VIÊN LUYỆN THI VẬT LÍ GIỎI

Thầy Trần Đức

Bạn muốn tìm kiếm gì không?

Bài đăng phổ biến Năm ngoái