Công thức Mạch nối tiếp và song song dễ nhớ - Blog Góc Vật lí

Mạch nối tiếp và song song

Mạch nối tiếp là gì?


Mạch nối tiếp là một loại mạch trong đó các thành phần được kết nối liên tục, nghĩa là chúng chỉ có một đường dây dẫn điện chung. Trong mạch này, dòng điện đi qua mỗi thành phần liên tục và giống nhau. Điều này làm cho điện áp giữa các điểm trên mạch có thể khác nhau do sự biến đổi của các thành phần, nhưng dòng điện qua mạch phải luôn giữ nguyên.
Mắc nối tiếp 3 đèn



Trong Vật lý phổ thông, Khi tính toán bài tập điện cho đoạn mạch nối tiếp các điện trở,t a cần dùng đến định luật Ôm.
Định luật Ôm (Ohm's Law) cho đoạn mạch nối tiếp


Định luật Ôm (Ohm's Law) cho biết rằng mối quan hệ giữa dòng điện (I), điện áp (V), và trở kháng (R) trong một mạch điện. Cụ thể, nó được biểu diễn bằng phương trình:
U =IR

Trong đó:

U là điện áp (đơn vị: volt - V)

I là dòng điện (đơn vị: ampere - A)

R là trở kháng (đơn vị: ohm - Ω)



Bảng thể hiện quan hệ giữa dòng điện và điện áp qua một điện trở (R) theo định luật Ôm:
quan hệ giữa dòng điện và điện áp qua một điện trở (R) theo định luật Ôm:



Trong bảng trên, khi biết giá trị của trở kháng (R), ta có thể sử dụng định luật Ôm để tính toán dòng điện (I) hoặc điện áp (U) tương ứng.
Công thức đoạn mạch nối tiếp quan trọng

Với R1, R2,  … Rn mắc nối tiếp nhau

Công thức đoạn mạch nối tiếp quan trọng



Đây là hệ thức của định luật ôm cho đoạn mạch nối tiếp 3 điện trở đấy.

Nếu có n điện trở R giống nhau mắc nối tiếp thì Rnt = n.R và U1 = U2 = … = Un =U/n nhé điều này sách giáo khoa không nói rõ, nhưng nhớ được làm bài tập nhanh và lẹ lắm nha - good luck!.




Blog Góc Vật lí Chúc các em làm tốt bài tập về đoạn mạch nối tiếp ở sbt.

Đoạn mạch song song


Mạch song song là thế nào?
Mạch song song là một loại mạch điện trong đó các thành phần của nó được kết nối song song với nhau. Điều này có nghĩa là dòng điện chia thành các nhánh riêng biệt và đi qua các thành phần của mạch mà không phụ thuộc vào các thành phần khác. Mạch song song thường được sử dụng để kết nối các thành phần có cùng điện áp nhưng khác điện trở, hoặc để tăng khả năng tải của mạch.
sơ đồ cách mắc song song điện trở

Như thế này là R1 // R2 // … //Rn nhé em.

Công thức Đoạn mạch song song dễ nhớ



Dưới đây là hệ thức của định luật ôm cho đoạn mạch mắc n điện trở song song với nhau.


Công thức Đoạn mạch song song dễ nhớ


Nhìn như thế này có thể em hiểu rõ hơn về cách mắc 2 điện trở song song trên thực tế.
cách mắc song song điệnt rở khi thí nghiệm

Nếu mắc song song 3 điện trở R giống nhau thì R// = R/3; 



⇒ mắc song sóng n điện trở R giống nhau thì R// = R/n cho nhanh nhé.


Blog Góc Vật lí Chúc em học tốt vật lý. muốn hỏi gì để lại nhận xét phía cuối bài nhé.

Đề xuất liên quan

>

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Công thức Giao thoa sóng nước Hai nguồn dao động vuông pha - Giao thoa sóng cơ học - Tóm tắt lý thuyết Vật lí 12 phần Sóng Cơ Học

550 câu trắc nghiệm ĐỒ THỊ Hay và Hướng Giải (Dạng 1): 48 câu về Đường Điều Hòa | Blog Góc Vật lí

Xác định khoảng cách khi Truyền âm đẳng hướng trong không khí với nguồn âm có công suất không đổi