Tính tỉ số động năng của Oxi và động năng của Anpha trong phản ứng hạt nhân
Mối quan hệ giữa động năng và động lượng trong phản ứng hạt nhân theo công thức nào?
Trong phản ứng hạt nhân, động năng và động lượng có mối quan hệ chặt chẽ. Để tìm động năng và động lượng của mỗi hạt trong phản ứng hạt nhân, ta có thể áp dụng các bước sau:
1. Áp dụng định luật bảo toàn điện tích và số khối, viết phương trình phản ứng.
2. Áp dụng định luật bảo toàn động lượng với trình tự:
- Viết biểu thức vectơ bảo toàn động lượng.
- Căn cứ vào các thông số về phương chiều chuyển động của mỗi hạt đầu bài cho, biểu diễn các vectơ động lượng lên sơ đồ hình vẽ.
- Từ hình vẽ, suy ra mối liên hệ hình học giữa các đại lượng, kết hợp hệ thức (*) để rút ra phương trình liên hệ giữa các động lượng hoặc động năng (1).
3. Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng toàn phần, ta được phương trình: $$K_1 + K_2 + (m_1 + m_2).c^2 = K_3 + K_4 + (m_3 + m_4).c^2$$ (2).
4. Kết hợp giải hệ (1), (2) thiết lập ở trên ta được nghiệm của bài toán.
Chú ý: Với những bài chỉ có một ẩn số, ta có thể chỉ cần sử dụng một trong 2 bước trên là đủ để giải được bài toán.
Tóm lại, công thức xác định Mối quan hệ giữa động năng và động lượng: p2 = 2mK. Từ đó có thêm hệ quả trong phản ứng hạt nhân là:
Bắn hạt α vào hạt nhân 4N17 đứng yên có phản ứng: . Các hạt sinh ra có cùng vectơ vận tốc. Cho khối lượng hạt nhân (đo bằng đơn vị u) xấp xỉ bằng số khối của nó. Tỉ số động năng của hạt nhân oxi và động năng hạt α là
- A. 2/9.
- B. 3/4.
- C. 17/81.
- D. 1/81.
Tính tỉ số động năng của Oxi và động năng của Anpha trong phản ứng hạt nhân |
Nhận xét
Đăng nhận xét
Bạn có muốn Tải đề thi thử File Word, Thi Trắc nghiệm Online Free, hay Luyện thi THPT Môn Vật lí theo Chủ đề không? Hãy để lại ý kiến trao đổi nhé.