Đề xuất cho chủ đề Luyện thi Trắc nghiệm Vật Lí THPT

Hiển thị các bài đăng có nhãn Là gì. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Là gì. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2024

Độ cứng của lò xo là gì? Nội dung định luật Hooke được phát biểu thế nào là đúng?

Blog Góc Vật lí chia sẻ bài viết "Độ cứng của lò xo" thuộc chủ đề Kiến thức vật lí. Bạn có thể tìm đọc lại bài này bởi từ khóa: Cơ học, đàn hồi, Vật lý. 
Lò xo biến dạng khi bị treo vật nặng và giãn dài theo phương thẳng đứng

Độ cứng của lò xo là gì?

Độ cứng của lò xo được đo bằng các đơn vị phổ biến như N/m (Newton trên mét) hoặc lb/in (pound trên inch) tùy thuộc vào hệ đo lường được sử dụng.
Độ cứng của lò xo thể hiện khả năng đàn hồi của lò xo như thế nào?
Độ cứng của lò xo thể hiện khả năng đàn hồi của lò xo, nó phụ thuộc vào đường kính của lò xo, chất liệu làm lò xo. Một cách đơn giản để hiểu độ cứng là nếu bạn áp dụng một lực nhất định lên một lò xo và nó chỉ biến dạng một ít, thì lò xo đó có độ cứng cao. Ngược lại, nếu lò xo biến dạng nhiều hơn dưới tác động của cùng một lực, thì lò xo đó có độ cứng thấp.
Còn nhà bác học Hooke có định luật nổi tiếng về độ đàn hồi mà chúng ta dùng trong nghiên cứu vật lý phổ thông.

Định luật Hooke

Định luật Hooke về đàn hồi là một nguyên lý cơ bản trong vật lý, nó mô tả mối quan hệ giữa lực áp dụng lên một vật thể và biến dạng của vật thể đó. Nguyên lý này thường được áp dụng trong trường hợp của lò xo và các vật liệu có tính chất đàn hồi.

Cụ thể, định luật này thường được biểu diễn bằng một phương trình toán học, được gọi là định luật Hooke. Định luật Hooke nói rằng biến dạng của một vật liệu đàn hồi (ví dụ như lò xo) là tỉ lệ thuận với lực áp dụng lên nó. Cụ thể, nếu bạn kéo hoặc đẩy một lò xo, biến dạng của nó sẽ tỉ lệ thuận với lực mà bạn áp dụng.

Biểu thức toán học của định luật Hooke thường được viết dưới dạng:

Nội dung định luật Hooke: Trong giới hạnh đàn hồi, lực đàn hồi tỉ lệ với độ viến dạng.
Bài viết này thuộc chủ đề Vật lí Phổ thông, bạn có đóng góp về nội dung bài viết này xin hãy để lại nhận xét cuối bài viết hoặc liên hệ với Admin Góc Vật lí: Bùi Công Thắng nha. Chúc bạn thành công!

Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2022

Linh kiện điện tử là gì? Ứng dụng của Điện trở, Tụ điện, Diode và Transistor - Blog Góc Vật lí

Blog Góc Vật lí chia sẻ bài viết "Linh kiện điện tử là gì? Ứng dụng của Điện trở, Tụ điện, Diode và Transistor" thuộc chủ đề Vật lí đại cương. Bạn có thể tìm đọc lại bài này bởi từ khóa: 

Linh kiện điện tử là một thuật ngữ rất quen thuộc, là yếu tố không thể thiếu trong các mạch điện hiện nay và được ứng dụng rất nhiều trong đời sống hằng ngày của con người. Vậy linh kiện điện tử là gì, chúng có bao nhiêu loại và ứng dụng của chúng như thế nào? Bài viết này, hãy cùng Blog Góc Vật lí tìm hiểu về linh kiện điện tử nhé.

Bạn có thể tải về bài viết này link Google Doc 

Linh kiện điện tử là gì?

Linh kiện điện tử (electronic components) là các phần tử rời rạc cơ bản có những tính năng xác định được dùng để ghép nối thành mạch điện hay các thiết bị điện tử. Đây là khái niệm linh kiện điện tử đầy đủ và tường minh nhất.

Khi tìm hiểu về linh kiện điện tử, bạn có thể hiểu một cách đơn giản đó chính là các phần tử riêng biệt, mỗi phần tử có những chức năng khác nhau, chúng được liên kết với nhau (thường là được hàn lại với nhau) để tạo thành các mạch điện tử, đáp ứng nhu cầu nào đó của con người.

Vậy, Linh kiện điện tử có mấy loại? Là những loại nào? Mời bạn cùng Blog Góc Vật lí tìm hiểu việc phân loại  linh kiện điện tử nhé.

Phân loại linh kiện điện tử

Có rất nhiều cách phân loại linh kiện điện tử khác nhau, thông thường và phổ biến nhất thì linh kiện điện tử được phân làm 2 loại là linh kiện điện tử thụ động (bị động) và linh kiện điện tử chủ động (tích cực).

Linh kiện điện tử thụ động là gì?

- Linh kiện điện tử thụ động (bị động) được hiểu là loại linh kiện có 2 đầu kết nối (2-terminal component), chúng không có khả năng phát năng lượng vào trong các mạch điện mà chúng được kết nối. Nói chung, chúng là các linh kiện có quan hệ tuyến tính với điện áp, dòng điện, tần số … của nguồn điện được kết nối. Dưới đây là hình ảnh một số loại linh kiện có 2 đầu kết nối rất thường gặp.

Linh kiện điện tử thụ động, đây là loại linh kiện có 2 đầu kết nối

- Một số linh kiện điện tử thụ động phổ biến trong các mạch điện như điện trở, tụ điện, cuộn cảm …

Linh kiện điện tử chủ động là gì?

- Linh kiện điện tử chủ động (tích cực) là những loại linh kiện dựa vào nguồn năng lượng và có khả năng đưa điện vào mạch điện. Nói chung, chúng là các linh kiện tác động phi tuyến lên nguồn nuôi AC/DC để cho ra nguồn tín hiệu mới trong mạch điện.

- Một số linh kiện điện tử chủ động phổ biến như diode, transistor …

Như vậy đến đây, bạn đã phân biệt được thế nào là Linh kiện điện tử chủ động (tích cực) và Linh kiện điện tử thụ động (bị động) rồi phải không nào. 

Từ nãy đến giờ, chúng ta đã nhắc đến các linh kiện bao gồm: điện trở, tụ điện, đi-ốt bán dẫn, tranzito lưỡng cực, … Thế chúng có ứng dụng ra sao trong các mạch điện tử? Tiếp theo ta cùng tìm hiểu về ứng dụng của các linh kiện này nhé.

Ứng dụng của linh kiện điện tử

Điện trở là gì? Ứng dụng của điện trở

- Điện trở được biết đến là loại linh kiện điện tử thụ động với cấu tạo hai điểm kết nối, có tác dụng cản trở dòng điện nhằm tạo ra các giá trị dòng điện và điện áp theo yêu cầu của mạch điện. khả năng cản trở dòng điện của điện trở có thể tính được bằng các công thức tính điện trở và giá trị của các điện trở trong thực tế được ghi bằng số hoặc kí hiệu điện trở bằng các vạch màu.

- Điện trở có tác dụng như nhau trong cả mạch điện một chiều và xoay chiều. Chế độ làm việc của điện trở không bị ảnh hưởng bởi tần số của nguồn điện xoay chiều trong mạch điện

- Có 3 cách mắc điện trở, đó là: mắc nối tiếp, mắc song song và mắc hỗn hợp. Mắc điện trở nối tiếp nhằm tạo ra sự sụt áp mà dòng điện qua chúng bằng nhau; mắc điện trở song song nhằm phân chia dòng điện, mắc điện trở hỗn hợp nhằm tạo ra giá trị điện trở theo mong muốn từ các điện trở có sẵn giá trị, được sản xuất hàng loạt.

- Ứng dụng của điện trở: Khống chế dòng điện qua tải cho phù hợp, để mắc cầu phân áp, phân cực cho bóng bán dẫn hoạt động, tham gia vào các mạch tạo dao động …

Blog góc vật lí hi vọng rằng, phần kiến thức về điện trở này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các thiết bị điện, điện tử nói chung, thêm yêu lĩnh vực Vật lý và thành công trong cuộc sống.

Sau đây ta cùng tìm hiểu về Tụ điện - một linh kiện rất thường gặp trong ngành điện, điện tử.

Tụ điện là gì? Ứng dụng của tụ điện?

- Tụ điện là loại linh kiện điện tử thụ động với cấu tạo bởi hai bản cực đặt song song được ngăn cách bởi lớp điện môi. Khi có chênh lệch điện thế tại hai bề mặt, tại các bề mặt sẽ xuất hiện điện tích cùng điện lượng nhưng trái dấu trên các bản cực của tụ. Dòng điện một chiều không đi qua tụ, nhưng  Tụ điện cho dòng điện xoay chiều chạy qua, khi đó, khả năng cản trở dòng điện của tụ được gọi là điện dung. Dưới đây là mô tả cấu tạo của tụ điện.

Cấu tạo của tụ điện

Với cấu tạo của tụ điện như vậy, ta cũng có thể xác định giá trị dung kháng của tụ điện bằng các công thức tính dung kháng (ZC) phụ thuộc vào điện dung của tụ điệntần số của dòng xoay chiều đi qua tụ. Trên thực tế, người ta sản xuất hàng loạt các tụ điện với các giá trị điện dung khác nhau, người sử dụng chỉ cần chọn mua tụ điện theo kí hiệu trên tụ điện về ghép lại thành bộ tụ điện để dùng trong cách mạch điện, điện tử.


- Cũng giống như điện trở, tụ điện có 3 cách mắc là nối tiếp, song song và hỗn hợp.

- Khi tìm hiểu về tụ điện, chúng ta cần lưu ý là tụ phân cực hay không phân cực và 2 thông số cơ bản là giá trị điện dung của tụ và điện áp làm việc của tụ.

- Ứng dụng của tụ điện: Tụ điện có khả năng lưu trữ năng lượng điện, lưu trữ điện tích hiệu quả, được dùng để khởi động cho động cơ 1 pha, sử dụng trong mạch lọc nguồn, lọc nhiễu, mạch truyền tín hiệu xoay chiều …

Trong bài viết chia sẻ kiến thức, trang oto.edu cũng chia sẻ ứng dụng của tụ điện rất chi tiết: Ứng dụng trong hệ thống âm thanh xe ô tô, khi đó, tụ điện lưu trữ năng lượng cho bộ khuếch đại âm thanh.

Tiếp theo, sau phần giới thiệu về Điện trở và Tụ điện, mời bạn cùng Góc Vật lí tìm hiểu về Diode và Transistor nhé.

Diode bán dẫn là linh kiện điện tử chủ động hay linh kiện điện tử thụ động? Có mấy loại diode?

Diode là gì?

- Diode bán dẫn là linh kiện điện tử chủ động, cho phép dòng điện đi qua nó theo một chiều duy nhất mà không chạy ngược lại.

Diode bán dẫn là linh kiện điện tử chủ động, cho phép dòng điện đi qua nó theo một chiều duy nhất mà không chạy ngược lại.

- Diode bán dẫn có cấu tạo chung là một khối bán dẫn loại P ghép với một khối bán dẫn loại N và được nối với 2 chân ra là Anot (+) và Catot (-).

Diode bán dẫn có cấu tạo chung là một khối bán dẫn loại P ghép với một khối bán dẫn loại N và được nối với 2 chân ra là Anot (+) và Catot (-)

- Diode hoạt động trên nguyên tắc, dòng điện đi từ cực Anot sang cực Catot mà không cho phép dòng điện đi theo chiều ngược lại, nên có thể chỉnh lưu dòng điện xoay chiều và những công dụng khác nữa.

- Khi sử dụng Diode, cần biết 3 thông số quan trọng là dòng điện định mức đi qua Diode, điện áp ngược chịu đựng được của Diode và tần số làm việc của Diode.

Các loại Diode

+ Diode chỉnh lưu: Chỉ hoạt động ở dải tần thấp, nó chỉ chịu đựng được dòng điện lớn và có áp ngược chịu đựng dưới 1000V. Loại này chỉ dùng để làm mạch chỉnh lưu dòng điện xoay chiều sang 1 chiều

+ Diode ổn áp (Diode Zener): Được sử dụng cho mạch nguồn điện áp thấp bởi nó có đặc tính ổn áp khá tốt trong quá trình hoạt động. Loại diode có chức năng hoạt động rất đặc biệt bởi vì có thể dòng điện chạy từ K sang A. Trong trường hợp nếu như nguồn điện áp có thể lớn hơn điện áp ghim của nó thì dòng điện ngược chạy qua thì nó ghim lại một điện áp ghim.

+ Diode phát quang (Led): Sử dụng nhiều để chiếu sáng, đèn báo hiệu có thể là làm đèn quảng cáo ..

+ Diode xung: Là những diode có tần số đáp ứng cao có thể từ vài chục kilo Hecz cũng có thể đạt được cả Megahertz. Sử dụng nhiều trong các bộ nguồn xung, các linh kiện thiết bị điện tử cao tần trong các thiết bị có công suất lớn

Ứng dụng của Diode bán dẫn: 

Đi-ốt dùng để chỉnh lưu dòng điện xoay chiều sang một chiều, để giảm áp, để bảo vệ chống cắm nhầm cực … ngoài ra, đi-ốt còn dùng để làm diode tách sóng, dùng để lọc tần số hoặc sử dụng ở mạch ghim áp phân cực cho các transistor hoạt động.

Transistor lưỡng cực

Transistor lưỡng cực là gì?

- Transistor lưỡng cực (Bipolar Junction Transistor - BJT) là từ ghép trong tiếng Anh của hai từ "Transfer" và "Resistor", tức là điện trở chuyển đổi. Transistor lưỡng cực nhằm chuyển tín hiệu yếu từ mạch điện trở thấp sang mạch điện trở cao, hay nói cách khác là một linh kiện điện tử có thể điều chỉnh dòng điện hoặc điện áp và hoạt động như một công tắc hoặc cổng cho tín hiệu điện tử trong mạch điện

- Transistor lưỡng cực là một loại linh kiện bán dẫn được tạo bởi từ 2 chất bán dẫn loại P và loại N đặt xen kẽ nhau, có 3 chân là chân B (Base - cực nền), chân C (Collector - cực thu) và chân E (Emitter - cực phát).

Xem thêm Cách khác khi định nghĩa về Transistor được đề cập trên Blog Góc vật lí tại bài viết: Transistor là gì?

Có mấy loại Transistor lưỡng cực?

Có 2 loại Transistor lưỡng cực là PNP và NPN, mỗi loại có chức năng và cách sử dụng hoàn toàn khác nhau.

 


Nguyên lý Hoạt động của Transistor lưỡng cực thế nào?

- Transistor hoạt động được nhờ đặt một điện thế một chiều vào vùng biên (junction) giữa 2 miền bán dẫn. Điện thế này gọi là điện thế kích hoạt (bias voltage). Trong Transistor có 2 vùng biên, mỗi vùng trong transistor hoạt động như một diode. 

- Transistor có 4 chế độ hoạt động là:

+ Chế độ bão hòa (Saturation): Transistor hoạt động giống như ngắn mạch. Dòng điện chảy tự do từ cực thu đến cực phát.

+ Chế độ Ngắt/Ngưng dẫn (Cut-off): Transistor hoạt động giống như hở mạch. Không có dòng điện chảy từ cực thu đến cực phát.

+ Chế độ Tích cực/Khuếch đại (Activate): Dòng điện từ cực thu đến cực phát tỷ lệ thuận với dòng điện chạy vào cực nền.

+ Chế độ Tích cực ngược (Reverse-Active): Giống như chế độ khuếch đại, dòng điện tỉ lệ với dòng cực gốc, nhưng theo chiều ngược lại. Dòng điện chảy từ cực phát đến cực thu.

>>>Liên quan: Transistor: Cấu tạo, Cách Mắc, Nguyên lý hoạt động

Ứng dụng của Transistor lưỡng cực thế nào?

+ Transistor lưỡng cực giúp Khuếch đại điện áp một chiều: Transistor được sử dụng trong các mạch khuếch đại một chiều DC, khuếch đại tín hiệu AC hoặc sử dụng cho các mạch khuếch đại vi sai, mạch khuếch đại đặc biệt, mạch ổn áp.

+ Sử dụng Transistor lưỡng cực làm công tắc: Các Transistor thường được sử dụng ở các mạch số như các khóa điện tử có thể ở trạng thái bật hoặc tắt. Sử dụng Transistor cho các ứng dụng năng lượng cao như chế độ chuyển mạch nguồn điện hay sử dụng cho các ứng dụng năng lượng thấp như các cổng logic số.

+ Khuếch đại công suất với Transistor lưỡng cực: Đây là phần ứng dụng của Transistor trong lĩnh vực âm thanh. Transistor xuất hiện trong hầu hết các mạch của các thiết bị âm thanh quan trọng như amply, cục đẩy công suất, loa, micro …

+ Khuếch đại chuyển mạch công tắc: Ứng dụng của Transistor phổ biến nhất là điều khiển rơle chuyển mạch. Tìm hiểu về các thiết bị âm thanh, bạn sẽ thấy nó rất hay có mặt trong các amply karaoke.

Trên đây là một số kiến thức cơ bản về linh kiện điện tử thường gặp như: Điện trở, Tụ điện, Đi-ốt và Transistor. Hy vọng nó sẽ cần thiết cho những bạn đang cần tìm hiểu về các linh kiện điện tử thụ động và chủ động, hãy đọc các bài viết trong Blog Góc Vật lí để biết thêm thật nhiều thông tin bạn nhé.

Bài viết này thuộc chủ đề Điện tử cơ bản, bạn có đóng góp về nội dung bài viết này xin hãy để lại nhận xét cuối bài viết hoặc liên hệ với Admin Góc Vật lí: Bùi Công Thắng nha. Chúc bạn thành công!

Bạn muốn tìm kiếm gì không?

Thứ Ba, 21 tháng 9, 2021

Lí thuyết Sóng điện từ Vật lý 12 - 18 câu trích đề thi THPT Quốc gia

Sóng điện từ Vật lý 12

1. Sóng điện từ là gì?

Sóng điện từ là một điện từ trường biến thiên (hay một dao động điện từ) lan truyền trong không gian. 

Lí thuyết Sóng điện từ  Vật lý 12 - 18 câu trích đề thi THPT Quốc gia

Sóng điện từ là một trường điện từ biến thiên.

2. Tóm tắt lí thuyết về sóng điện từ, ta cần chú ý trọng tâm sau

+ Sóng điện từ truyền trong mọi môi trường vật chất và truyền trong cả chân không.

+ Hai thành phần của sóng điện từ là vectơ E→ (điện trường biến thiên) và vectơ B → (từ trường biến thiên) luôn biến thiên cùng tần số, cùng pha và ở trong hai mặt phẳng vuông góc với nhau. 

+ Sóng điện từ là sóng ngang, theo thứ tự tạo thành tam diện thuận.

+ Sóng điện từ tuân theo định luật truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ như ánh sáng.

+ Sóng điện từ mang năng lượng: tần số càng lớn (bước sóng càng nhỏ) năng lượng càng lớn; năng lượng của sóng điện từ tỉ lệ với lũy thừa bậc 4 của tần số.

+ Khi truyền từ môi trường này vào môi trường khác thì tần số f của sóng điện từ không đổi, còn v và λ biến thiên tỉ lệ thuận. Trong chân không sóng điện từ truyền đi với tốc độ bằng tốc độ ánh sáng: c = 3.108m/s  => có bước sóng: λ = c/f.

3. Thu và phát sóng điện từ

* Dụng cụ thu phát: Dùng Anten (là một mạch dao động LC hở)

* Nguyên tắc thu phát: Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ cộng hưởng điện.

* Một mạch dao động hở LC chỉ thu và phát được sóng điện từ có chu kì và tần số bằng chu kì và tần số riêng của mạch.

4. Sóng vô tuyến và sự truyền sóng vô tuyến 

Ta đã biết sóng điện từ có bước sóng thay đổi trong phạm vi rất lớn, còn sóng vô tuyến là một dải sóng trong sóng điện từ mà thôi. 

Định nghĩa sóng vô tuyến thế nào?

Sóng vô tuyến (tiếng Anh: radio wave, gọi tắt là radio) là sóng điện từ có bước sóng từ vài cm tới vài chục km dùng trong thông tin liên lạc.

Sóng vô tuyến xuất hiện tự nhiên do sét, hoặc bởi các đối tượng thiên văn. Sóng vô tuyến do con người tạo nên dùng cho radar, phát thanh, liên lạc vô tuyến di động và cố định, thông tin vệ tinh, các mạng máy tính, các hệ thống dẫn đường và nhiều ứng dụng khác.

Sóng vô tuyến lần đầu được đề cập tới bởi James Clerk Maxwell và đến năm 1887, Heinrich Hertz đã chứng minh bằng cách thử nghiệm tạo ra sóng vô tuyến trong phòng thí nghiệm của mình.

Trong môi trường chân không thì vận tốc của sóng vô tuyến là không đổi c = 299.792.458 m/s (tính toán trong vật lí phổ thông lấy là c= 10^8 m/s), tần số của sóng là 1 Hz. Tạo ra tín hiệu f = 1 MHz (1 Megahertz = 10^6 Hertz)  thì có bước sóng λ (lam-đa) cỡ 299m. 

Phân loại sóng vô tuyến thế nào?

Sóng vô tuyến được phân thành 4 loại: Sóng dài, Sóng trung, Sóng ngắn và Sóng cực ngắn.

5. Nguyên tắc truyền sóng 

Để truyền sóng vô tuyến, ta cần gửi  sóng cần truyền vào sóng mang có tần số cao (là các sóng điện từ cao tần) rồi phát đi trong không gian bằng một anten phát. Sau đó ta dùng một Anten thu  để thu sóng phát (gồm cả sóng âm tần và cao tần đã được trộn  trước khi phát), rồi tách sóng, lấy được sóng âm tần cần thu ta khuếch đại và phát ra ở loa.

Lí thuyết Sóng điện từ  Vật lý 12 - 18 câu trích đề thi THPT Quốc gia

Các bộ phận cơ bản của máy phát thanh vô tuyến đơn giản gồm :

  • Micro tạo dao động điện âm tần

  • Mạch phát sóng dao động cao tần: phát ra dao động điện từ với tần số cao cỡ MHz

  • Mạch biến điệu: trộn dao động điện từ cao tần với dao động điện từ âm tần

  • Mạch khuếch đại: khuếch đại tín hiệu cao tần sau khi đã biến điệu

  • Anten phát: phát sóng điện từ cao tần lan truyền trong không gian

Lí thuyết Sóng điện từ  Vật lý 12 - 18 câu trích đề thi THPT Quốc gia

Micro giúp thu âm thanh, biến thành sóng âm tần

Nguyên lý hoạt động của máy biến tần


Sơ đồ máy phát thanh vô tuyến đơn giản

Mô hình hóa quá trình thu phát sóng vô tuyến như thế này giúp cho ta dễ hình dung hơn về truyền phát sóng vô tuyến trong không gian, hi vọng giúp bạn thêm tự tin chinh phục kì thi thpt quốc gia môn Vật lí 12.

Lí thuyết Sóng điện từ  Vật lý 12 - 18 câu trích đề thi THPT Quốc gia

Sơ đồ máy phát thanh vô tuyến đơn giản

==>Tải về bài này về in ra file word<==

Bài này hệ thống lý thuyết Sóng điện từ và Lan truyền sóng điện từ thuộc chủ đề Sóng điện từ - Vật lý 12, bạn có đóng góp về nội dung bài viết này xin hãy để lại nhận xét cuối bài viết hoặc liên hệ với Admin Góc Vật lí: Bùi Công Thắng nha. Chúc bạn thành công!

Bài đề xuất cho bạn:

 Cũng có thể bạn quan tâm:

Những câu Sóng điện từ trích trong đề thi THPT Quốc gia

Câu 1. [THPT QG năm 2017 – Câu 10 – MH1.4] : Sóng điện từ

A. Là sóng dọc và truyền được trong chân không.

B. Là sóng ngang và truyền được trong chân không.

C. Là sóng dọc và không truyền được trong chân không.

D. Là sóng ngang và không truyền được trong chân không.

Câu 2. [THPT QG năm 2017 – Câu 11 – MH1.4] : Để xem các chương trình truyền hình phát sóng qua vệ tinh, người ta dùng anten thu sóng trực tiếp từ vệ tinh, qua bộ xử lí tín hiệu rồi đưa đến màn hình. Sóng điện từ mà anten thu trực tiếp từ vệ tinh thuộc loại

A. sóng trung. B. sóng ngắn.

C. sóng dài. D. sóng cực ngắn.

Câu 3. [THPT QG năm 2018 – Câu 2 – M201.4] : Theo thứ tự tăng dần về tần số của các sóng vô tuyến, sắp xếp nào sau đây đúng?

A. Sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng trung, sóng dài.

B. Sóng dài, sóng ngắn, sóng trung, sóng cực ngắn.

C. Sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng dài, sóng trung.

D. Sóng dài, sóng trung, sóng ngắn, sóng cực ngắn.

Câu 4. [THPT QG năm 2018 – Câu 4 – M203.3] : Một sóng điện từ lần lượt lan truyền trong các môi trường: nước, chân không, thạch anh và thủy tinh. Tốc độ lan truyền của sóng điện từ này lớn nhất trong môi trường

A. nước. B. thủy tinh.

C. chân không. D. thạch anh.

Câu 5. [THPT QG năm 2018 – Câu 1 – M210.3] : Trong chiếc điện thoại di động

A. không có máy phát và máy thu sóng vô tuyến.

B. chi có máy thu sóng vô tuyến.

C. có cả máy phát và máy thu sóng vô tuyến.

D. chỉ có máy phát sóng vô tuyến.

Câu 6. [THPT QG năm 2018 – Câu 2 – M206.3] : Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây sai?

A. Sóng điện từ là sóng ngang.

B. Sóng điện từ mang năng lượng.

C. Sóng điện từ không truyền được trong chân không.

D. Sóng điện từ có thể phản xạ, khúc xạ hoặc giao thoa.

Câu 7. [THPT QG năm 2019 – Câu 7 – MH.1] : Trong sơ đồ khối của máy phát thanh vô tuyến đơn giản không có bộ phận nào sau đây?

A. Mạch tách sóng. B. Mạch khuếch đại.

C. Micro. D. Anten phát.

Câu 8. [THPT QG năm 2019 – Câu 15 – M218.1] : Một sóng điện từ lan truyền trong chân không có bước sóng 1500 m. Lấy c = 3.108 Biết sóng điện từ, thành phần từ trường tại một điểm biến thiên điều hòa với tần số f Giá trị của f là

A.2.10^5 Hz B.10^5 Hz C. π10^5 Hz D.2π10^5 Hz

Câu 9. [THPT QG năm 2019 – Câu 3 – M223.1] : Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, mạch tách sóng ở máy thu thanh có tác dụng

A. tách sóng âm ra khỏi sóng cao tần

B. tách sóng hạ âm ra khỏi sóng siêu âm

C. đưa sóng cao tần ra loa

D. đưa sóng siêu âm ra loa

Câu 10. [THPT QG năm 2019 – Câu 17 – M22.3] : Một sóng điện từ lan truyền trong chân không có bước sóng 3000m. Lấy c = 3.108m/s. Biết trong sóng điện từ, thành phần điện trường tại một điểm biến thiên với tần số f. Giá trị của f là

A. 2.105Hz B. 2π.105Hz C. 105Hz D. π.105Hz

Câu 11. [THPT QG năm 2019 – Câu 11 – M206.3] : Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, bộ phận nào sau đây ở máy phát thanh dùng để biến dao động âm thành dao động điện có cùng tần số?

A. Mạch biến điệu B. Anten phát

C. Micrô D. Mạch khuếch đại

Câu 12. [THPT QG năm 2019 – Câu 13 – M20.3] : Một sóng điện từ lan truyền trong chân không có bước sóng 3000 m. Lấy c = 3.108m/s. Biết trong sóng điện từ, thành phần từ trường tại một điểm biến thiên điều hòa với chu kì T. Giá trị của T là

A. 4.10^-6s B. 2.10^-5s C. 10^-5s D. 3.10^-6s.

Câu 13. [THPT QG năm 2019 – Câu 5 – M213.1] : Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, bộ phận nào sau đây ở máy thu thanh dùng để biến dao động điện thành dao động âm có cùng tần số?

A. Loa. B. Anten thu.

C. Mạch khuếch đại. D. Mạch tách sóng.

Câu 14. [THPT QG năm 2019 – Câu 21 – M213.1] : Một sóng điện từ lan truyền trong chân không với bước sóng 6000m. Lấy c = 3.108m/s. Biết trong sóng điện từ thành phần điện trường tại một điểm biến thiên điều hòa với chu kỳ T. Giá trị của T là

A.2.10-5s B. 3.10-4s. C. 4.10-5s. D. 5.10-4s.

Câu 15. [THPT QG năm 2017 – Câu 28 – M201.2] : Một mạch dao động ở máy vào của một máy thu thanh gồm cuộn thuần cảm có độ tự cảm 3 µH và tụ điện có điện dung biến thiên trong khoảng từ 10 pF đến 500pF. Biết rằng, muốn thu được sóng điện từ thì tần số riêng của mạch dao động phải bằng tần số của sóng điện từ cần thu (để có cộng hưởng). Trong không khí, tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108 m/s, máy thu này có thể thu được sóng điện từ có bước sóng trong khoảng

A. từ 100 m đến 730 m.

B. từ 10 m đến 73 m.

C. từ 1 m đến 73 m.

D. từ 10 m đến 730 m.

Câu 16. [THPT QG năm 2017 – Câu 29 – M20.4] : Mạch dao động ở lối vào của một máy thu thanh gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 5(µH) và tụ điện có điện dung thay đổi được. Biết rằng, muốn thu được sóng điện từ thì tần số riêng của mạch dao động phải bằng tần số của sóng điện từ cần thu (để có cộng hưởng). Trong không khí, tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108(m/s), để thu được sóng điện từ có bước sóng từ 40(m) đến 1000(m) thì phải điều chỉnh điện dung của tụ điện có giá trị

A. từ 9(pF) đến 5,63(nF).

B. từ 90(pF) đến 5,63(nF).

C. từ 9(pF) đến 56,3(nF).

D. từ 90(pF) đến 56,3(nF). 

Câu 17. [THPT QG năm 2017 – Câu 30 – M202.3] : Tại một điểm có sóng điện từ truyền qua, cảm ứng từ biến thiên theo phương trình B = b0cos(2π.108.t + π/3) (B0 > 0, t tính bằng s). Kể từ lúc t = 0, thời điểm đầu tiên để cường độ điện trường tại điểm đó bằng 0 là

Đáp án câu 17 ở dưới

Câu 18. [THPT QG năm 2019 – Câu 32 – MH] : Một sóng điện từ lan truyền trong chân không dọc theo đường thẳng từ điểm M đến điểm N cách nhau 45 m. Biết sóng này có thành phần điện trường tại mỗi điểm biến thiên điều hòa theo thời gian với tần số 5 MHz. Lấy c = 3.108 m/s. Ở thời điểm t, cường độ điện trường tại M bằng 0. Thời điểm nào sau đây cường độ điện trường tại N bằng 0?

A. t + 225 ns. B. t + 230 ns.

C. t + 260 ns. D. t + 250 ns.

Đáp án câu 18

Đáp án câu 17

Bài đăng phổ biến Năm ngoái