Đề xuất cho chủ đề Luyện thi Trắc nghiệm Vật Lí THPT

Thứ Bảy, 18 tháng 9, 2021

Tóm tắt lí thuyết và Công thức Dao động điện từ - Vật lí 12 |Blog Góc Vật lí

Blog Góc Vật lí giúp các bạn Tóm tắt lí thuyết và Công thức Dao động điện từ - Vật lí 12.
Sau khi đọc xong bạn bài này, cần cố gắng trả lời được các câu hỏi trọng tâm dưới đây nhé.
  1. Mạch dao động điện từ LC là gì?
  2. Định luật biến thiên của điện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng điện trong mạch dao động.
  3. Viết được công thức tính chu kì và tần số dao động riêng của mạch LC.
  4. Trong mạch dao động điện từ gồm tụ điện (C, U, Q) mắc nối tiếp với cuộn dây (F, I, Q).
  5. Nâng cao hơn một chút, ta có thể ghép bộ tụ điện hoặc bộ cuộn cảm vào mạch bạn nhé.
Bây giờ, ta sẽ hệ thống lí thuyết Dao động điện từ.

1. Cấu tạo và hoạt động của mạch dao động LC

Dao động điện từ là gì ? Lý thuyết Dao động điện từ đầy đủ, chi tiết nhất

Nhìn vào hình trên, ta thấy cấu tạo của mạch dao động gồm: một cuộn cảm có độ tự cảm L (H) mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C (F)thành một mạch điện kín.

Muốn cho mạch dao động hoạt động, ta tích điện cho tụ điện rồi cho nó phóng điện trong mạch. Tụ điện sẽ phóng điện qua lại nhiều lần, tạo ra một dòng điện xoay chiều trong mạch. dòng điện qua cuộn dây sẽ sinh ra từ trường, và như vậy, năng lượng Điện ở tụ C và năng lượng Từ ở cuộn dây L biến đổi qua lại với nhau tạo ra dao động điện - từ trong mạch.

Dao động điện từ là gì ? Lý thuyết Dao động điện từ đầy đủ, chi tiết nhất

2. Mạch dao động điện từ LC

Mạch dao động lý tưởng có điện trở r = 0
Tóm  tắt nguyên lí hoạt động 
của mạch dao động như sau (bạn xem hình vẽ màu xanh nhé):

+ Cấp năng lượng cho mạch bằng cách dùng nguồn điện không đổi có điện áp  U0 để tích điện Q0= C.U0 cho tụ C.

+ Khép kín mạch dao động thì điện tích trên tụ C (hay điện trường giữa hai bản tụ) và dòng điện qua L (hay từ trường trong lòng cuộn dây) biến thiên điều hòa theo thời gian. Ta nói mạch có một dao động điện từ.

3. Định luật biến thiên của điện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng điện trong mạch dao động.

- Điện tích trên tụ C: q = Q0cos(ωt + φ=> q biến thiên điều hòa theo thời gian với tần số góc:

-ng điện qua L: i = q’ = -ωQ0sin(ωt + φ) = I0cos(ωt + φ + π/2) với biên độ,

Io=ωQo=QoLC

=> i biến thiên cùng tần số nhưng nhanh pha hơn q một góc π/2

Các hiệu điện thế (điện áp) tức thời:

uC=qC=QoCcos(ωt+φ)=U0cos(ωt+φ); 

Khi dao động điều hòa với chu kì  Dao động điện từ là gì ? Lý thuyết Dao động điện từ đầy đủ, chi tiết nhất

tần số Dao động điện từ là gì ? Lý thuyết Dao động điện từ đầy đủ, chi tiết nhất , trong mạch LC cũng có các đại lượng biến đổi nhưng độc lập với thời gian:

Dao động điện từ là gì ? Lý thuyết Dao động điện từ đầy đủ, chi tiết nhất.

Năng lượng điện từ trong mạch dao dộng lý tưởng 

4. Năng lượng điện từ trong mạch dao động LC:

* Năng lượng điện trường tập trung trong tụ điện:

Dao động điện từ là gì ? Lý thuyết Dao động điện từ đầy đủ, chi tiết nhất

* Năng lượng từ trường tập trung trong cuộn cảm:

Dao động điện từ là gì ? Lý thuyết Dao động điện từ đầy đủ, chi tiết nhất

Vậy: Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên tuần hoàn với tần số góc ω’ = 2ω và chu kì T'=T/2.

* Năng lượng điện từ trong mạch:

Dao động điện từ là gì ? Lý thuyết Dao động điện từ đầy đủ, chi tiết nhất

Như vậy, trong mạch dao động LC lý tưởng: năng lượng của mạch được bảo toàn, bạn nhé.

Sau đây là một vài chú ý quan trọng, cũng là các công thức giúp bạn giải nhanh bài toán Dao động điện từ để chinh phục thành công kì thi THPT quốc gia phân môn Vật lí.

+ Mạch dao động có tần số góc w, tần số f và chu kỳ T thì Wđ và Wt biến thiên với tần số góc 2ω, tần số 2f và chu kỳ T/2.

+ Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp năng lượng điện trường bằng năng lượng từ trường là T/4

+ Tính nhanh năng lượng điện, năng lượng từ:    


+ Mạch dao động có điện trở thuần R  ≠  0 thì dao động sẽ tắt dần. 

+ Để duy trì dao động, cần cung cấp cho mạch một năng lượng có công suất:

+ Liên hệ giữa các giá trị cực đại: W = Q022C=12CU02=12LI02

          => Q0 = CU0 = I0LC=I0/ω;  

U0 = Q0/C = I0LC;  

I= ωQ0= U0CL;

+ Liên hệ giữa giá trị cực đại với tức thời:


=> Tính nhanh các giá trị tức thời u, i:   


=>   Tính nhanh giá trị cực đại I0, U0:


+ Liên hệ giữa các giá trị tức thời:

- Nếu cho (q1, i1) và (q2, i2


- Nếu cho (u1, i1) và (u2, i2


Sau khi hệ thống lí thuyết về Dao động điện từ với các công thức thường dùng, bạn hãy cố gắng trả lời các câu hỏi mục tiêu và làm các bài tập mẫu về Dao động điện từ thường gặp trong đề thi tphpt quốc gia nhé. 

  1. Mạch dao động điện từ LC là gì?
  2. Định luật biến thiên của điện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng điện trong mạch dao động.
  3. Viết được công thức tính chu kì và tần số dao động riêng của mạch LC.
  4. Trong mạch dao động điện từ gồm tụ điện (C, U, Q) mắc nối tiếp với cuộn dây (F, I, Q).
  5. Nâng cao hơn một chút, ta có thể ghép bộ tụ điện hoặc bộ cuộn cảm vào mạch bạn nhé.

Các dạng bài tập về Dao động điện từ thường gặp trong đề thi THPT quốc gia môn vật lí:

Dạng 1: Viết biểu thức q, i, uc, uL, Wc, WL

Dạng 2: Xác định các giá trị cực đại và tức thời của q, i, uc, uL, Wc, WL, xác định Δq, Δt... 

Dạng 3: Thêm bớt một linh kiện vào mạch dao động


Nội dung liên quan:  Vật lí 12 Blog Góc Vật lí trong loạt bài về Thu và phát sóng điện từ.

Bài viết Tóm tắt lí thuyết và Công thức Dao động điện từ - Vật lí 12 này thuộc chủ đề Dao động điện từ  - Vật lí 12 - luyện thi THPT quốc gia, bạn có đóng góp về nội dung bài viết này xin hãy để lại nhận xét cuối bài viết hoặc liên hệ với Admin Góc Vật lí: Bùi Công Thắng nha. Chúc bạn thành công!

Bài đề xuất cho bạn:

Thứ Sáu, 17 tháng 9, 2021

Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng 20 N/m và viên bi có khối lượng 0,2 kg dao động điều hòa. Tại thời điểm t, vận tốc và gia tốc của viên bi lần lượt là 20 cm/s và m/s2. Biên độ dao động của viên bi là

Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng 20 N/m và viên bi có khối lượng 0,2 kg dao động điều hòa. Tại thời điểm t, vận tốc và gia tốc của viên bi lần lượt là 20 cm/s và 2căn3  m/s2. Biên độ dao động của viên bi là bao nhiêu?

con lắc lò xo 20 N/m và viên bi 0,2 kg dao động điều hòa. Tại thời điểm t, vận tốc và gia tốc  là 20 cm/s và 2căn3 m/s2. Biên độ dao động là

Bài viết này thuộc chủ đề Con lắc lò xo-Vật lí 12, bạn có đóng góp về nội dung bài viết này xin hãy để lại nhận xét cuối bài viết hoặc liên hệ với Admin Góc Vật lí: Bùi Công Thắng nha. Chúc bạn thành công!

Bạn muốn tìm kiếm gì không?

Thứ Ba, 14 tháng 9, 2021

Một sóng hình sin có biên độ A truyền theo phương Ox từ nguồn O với chu kì T, có bước sóng λ. Gọi M, N là hai điểm nằm trên Ox ở cùng một phía với O sao cho OM – ON = 5λ/6. Các phần tử môi trường tại M, N đang dao động. Tại thời điểm t phần tử môi trường tại M đang ở vị trí cân bằng và đi xuống. Sau khoảng thời gian ngắn nhất bằng bao nhiêu thì N lên vị trí cao nhất?

Góc vật lí giới thiệu bài toán rất thường gặp trong chủ đề Sóng cơ - Vật lí 12.
Đây là bài tập mẫu có lời giải thuộc dạng toán "Dao động của hai phần tử trên cùng một phương truyền sóng"
Đề bài:
Một sóng hình sin có biên độ A (coi như không đổi) truyền theo phương Ox từ nguồn O với chu kì T, có bước sóng λ.  Gọi M, N là hai điểm nằm trên Ox ở cùng một phía với O sao cho OM ON = 5λ/6 .  Các phần tử môi trường tại M, N đang dao động. Tại thời điểm t phần tử môi trường tại M đang ở vị trí cân bằng và đi xuống.  Sau khoảng thời gian ngắn nhất bằng bao nhiêu thì N lên vị trí cao nhất?

Lời giải chi tiết:

Ta có OM - ON = 5λ/6. N sớm pha hơn M là φM = π/3

Độ lệch pha giữa M và N:  φM = π/3


Nên khoảng thời gian cần tìm là: t = T/6+T/4+T/4 = 11T/12. 

Bài viết này thuộc chủ đề Sóng cơ - Dao động của hai phần tử trên cùng một phương truyền sóng, bạn có đóng góp về nội dung bài viết này xin hãy để lại nhận xét cuối bài viết hoặc liên hệ với Admin Góc Vật lí: Bùi Công Thắng nha. Chúc bạn thành công!

Bạn muốn tìm kiếm gì không?

Sóng có tần số 20 Hz truyền trên mặt thoáng nằm ngang của một chất lỏng, với tốc độ 2 m/s, gây ra các dao động theo phương thẳng đứng của các phần tử chất lỏng. Hai điểm M và N thuộc mặt thoáng chất lỏng cùng phương truyền sóng, cách nhau 22,5 cm. Biết điểm M nằm gần nguồn sóng hơn. Tại thời điểm t, điểm N hạ xuống thấp nhất. Hỏi sau đó thời gian ngắn nhất là bao nhiêu thì điểm M sẽ hạ xuống thấp nhất?

Bài tập Sóng cơ - dạng toán "Độ lệch pha dao động của 2 điểm trên phương truyền sóng" Vật lí 12 luyện thi đại học

Đề bài:
Sóng có tần số 20 Hz truyền trên mặt thoáng nằm ngang của một chất lỏng, với tốc độ 2 m/s, gây ra các dao động theo phương thẳng đứng của các phần tử chất lỏng.  Hai điểm M và N thuộc mặt thoáng chất lỏng cùng phương truyền sóng, cách nhau 22,5 cm.  Biết điểm M nằm gần nguồn sóng hơn.  Tại thời điểm t, điểm N hạ xuống thấp nhất.  Hỏi sau đó thời gian ngắn nhất là bao nhiêu thì điểm M sẽ hạ xuống thấp nhất?

 Giải chi tiết:

Ta có thể tính được Bước sóng λ = v/f = 2/20 = 0,1m = 10cm

- Độ lệch pha giữa hai điểm M và N Δφ=2πdλ=2π.22,510=4,5π 

Do độ lệch pha giữa hai điểm bằng số lẻ lần π/2 => M và N dao động vuông pha với nhau, mà M nằm gần nguồn sóng hơn => M dao động sớm pha hơn N góc π/2.

Biểu diễn hai điểm M, N tại thời điểm t trên vòng tròn lượng giác.

Như vậy tại thời điểm t, nếu N đang hạ xuống vị trí thấp nhất thì M đang ở VTCB và có xu hướng đi lên (như hình vẽ)

Và để M hạ xuống Vị trí thấp nhất thì cần khoảng thời gian Δt = 3T/4  = 3/80 s

Bài tập Sóng cơ


Bài viết này thuộc chủ đề Bài tập Sóng cơ - dạng toán "Độ lệch pha dao động của 2 điểm trên phương truyền sóng" trong Vật lí 12, bạn có đóng góp về nội dung bài viết này xin hãy để lại nhận xét cuối bài viết hoặc liên hệ với Admin Góc Vật lí: Bùi Công Thắng nha. Chúc bạn thành công!

Bạn muốn tìm kiếm gì không?

Bài đăng phổ biến Năm ngoái