Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Sóng cơ - Vật lí 12

Trắc nghiệm Online: Luyện thi đại học môn Vật lí theo chủ đề Sóng cơ học: LT và Sự truyền sóng

Trắc nghiệm Online: Luyện thi đại học môn Vật lí theo chủ đề  Sóng cơ Đề này gồm có:  - 5 Câu Lý thuyết truyền sóng (1-5/46 LT) - 5 Câu bài tập truyền sóng cơ ( Dạng 1   Sự truyền pha dao động) - Mức độ TB Dễ; Bạn có thể tìm đọc lại bài này bởi từ khóa:  Lý thuyết sóng cơ ,  Sóng cơ - Vật lí 12 ,  Sự truyền Sóng ,  Trắc nghiệm Online  .  Đang tải… Luyện thi đại học môn Vật lí theo chủ đề Sóng cơ học Để ôn luyện hiệu quả cho kỳ thi đại học môn Vật lí theo chủ đề Sóng cơ học, bạn cần tập trung vào các điểm sau: Kiến thức cơ bản về Sóng cơ Định nghĩa và phân loại sóng cơ học : Nắm vững khái niệm về sóng dọc, sóng ngang và các loại sóng khác như sóng âm. Khái niệm về sóng dọc Sóng dọc l à loại sóng trong đó dao động của các phần tử môi trường diễn ra theo phương trùng với phương truyền sóng. Điều này có nghĩa là các phần tử của môi trường di chuyển qua lại dọc theo cùng hướng với sóng. Đặc điểm của sóng dọc: Trong sóng dọc, các phần tử của môi trường dao động dọc theo phương truyền són

Một sóng hình sin có biên độ A truyền theo phương Ox từ nguồn O với chu kì T, có bước sóng λ. Gọi M, N là hai điểm nằm trên Ox ở cùng một phía với O sao cho OM – ON = 5λ/6. Các phần tử môi trường tại M, N đang dao động. Tại thời điểm t phần tử môi trường tại M đang ở vị trí cân bằng và đi xuống. Sau khoảng thời gian ngắn nhất bằng bao nhiêu thì N lên vị trí cao nhất?

Góc vật lí giới thiệu bài toán rất thường gặp trong chủ đề Sóng cơ - Vật lí 12. Đây là bài tập mẫu có lời giải thuộc dạng toán "Dao động của hai phần tử trên cùng một phương truyền sóng" Đề bài: Một sóng hình sin có biên độ A (coi như không đổi) truyền theo phương Ox từ nguồn O với chu kì T, có bước sóng λ.  Gọi M, N là hai điểm nằm trên Ox ở cùng một phía với O sao cho OM – ON =  5λ/6   .  Các phần tử môi trường tại M, N đang dao động. Tại thời điểm t phần tử môi trường tại M đang ở vị trí cân bằng và đi xuống.  Sau khoảng thời gian ngắn nhất bằng bao nhiêu thì N lên vị trí cao nhất? Lời giải chi tiết: Ta có OM - ON = 5λ/6. N sớm pha hơn M là φ M  = π/3 Độ lệch pha giữa M và N:  φ M  = π/3 Nên khoảng thời gian cần tìm là: t = T/6+T/4+T/4 = 11T/12.  Bài viết này thuộc chủ đề Sóng cơ -  Dao động của hai phần tử trên cùng một phương truyền sóng , bạn có đóng góp về nội dung bài viết này xin hãy để lại nhận xét cuối bài viết hoặc liên hệ với Adm

Hai điểm P, Q nằm trên một phương truyền của một sóng cơ có tần số 12,5 Hz. Sóng truyền từ P đến Q. Khoảng cách giữa P và Q bằng 1/8 bước sóng. Tại thời điểm t li độ dao động tại P bằng 0 thì li độ tại Q sẽ bằng 0 sau thời gian ngắn nhất là

Bài tập Sóng cơ  trong đề thi thpt quốc gia môn vật lí Hai điểm P, Q nằm trên một phương truyền của một sóng cơ có tần số 12,5 Hz.  Sóng truyền từ P đến Q. Khoảng cách giữa P và Q bằng 1/8 bước sóng.  Tại thời điểm t li độ dao động tại P bằng 0 thì li độ tại Q sẽ bằng 0 sau thời gian ngắn nhất là  A. 0,04 s.                                 B. 0,02 s.                           C. 0,01 s.                            D. 0,08 s.   Ta có dễ dàng T= 1/f = 1/12,5 và Sóng từ P đến Q cách nhau  1/8 bước sóng nên mất thời gian 1/8 chu kì. t = T/8 = 0,01 s. Đáp án C bạn nhé Bài viết này nằm trong chủ đề các dạng bài tập Sóng cơ trong đề thi thpt quốc gia môn vật lí 12. Blog Góc Vật lí chúc bạn thành công! Link bài này:  Bài tập Sóng cơ trong đề thi thpt quốc gia môn vật lí Xem thêm  Bài tập Vật lí chủ đề Sóng cơ Sóng dừng: Tóm tắt lý thuyết và công thức sóng dừng vật lí 12 quan trọng 115 bài tập tự luận Luyện thi PTQG phần Sóng cơ Bài tập Sóng cơ trong đề thi thpt quốc gia môn vật