Đề xuất cho chủ đề Luyện thi Trắc nghiệm Vật Lí THPT

Hiển thị các bài đăng có nhãn vật lí. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn vật lí. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2022

Đề thi thử đại học môn Vật lí - Đại học sư phạm Hà Nội lần 1,2,3,4,5 năm 2010 có Đáp Án - Blog Góc Vật lí

Blog Góc Vật lí Giới thiệu và chia sẻ link tải Bộ 5 Đề thi thử đại học môn Vật lí năm 2010 - Đại học sư phạm Hà Nội có Đáp Án cho từng đề theo các lần thi tương ứng các ngày thi  lần 1, lần 2, lần 3, lần 4 và lần 5 năm 2010.
Bộ 5 Đề thi thử đại học môn Vật lí năm 2010 - Đại học sư phạm Hà Nội có Đáp Án
Đây là bản xem trước, ở phía dưới có link tải về cho bạn nhé.

>>>>>>>>>>>>>>>>>> Link tải file PDF Free Download 
Blog Góc Vật lí chia sẻ bài viết "Bộ 5 Đề thi thử đại học môn Vật lí năm 2010 - Đại học sư phạm Hà Nội có Đáp Án" thuộc chủ đề . Bạn có thể tìm đọc lại bài này bởi từ khóa: Đề thi thử, vật lí, ĐH SPHN, Bộ 5 Đề thi thử đại học môn Vật lí năm 2010 - Đại học sư phạm Hà Nội có Đáp Án. 
Bạn có đóng góp về nội dung bài viết này xin hãy để lại nhận xét cuối bài viết hoặc liên hệ với Admin Góc Vật lí: Bùi Công Thắng nha. Chúc bạn thành công!

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2022

Đề thi minh họa môn Vật lí 2022 có hướng dẫn giải - Blog Góc Vật lí - Đề Tham khảo của Bộ giáo dục và Đào tạo

Blog Góc Vật lí chia sẻ bài viết "Đề thi minh họa môn Vật lí 2022 có hướng dẫn giải" thuộc chủ đề Vật lí Luyện thi đại học. Đây là Đề Tham khảo của Bộ giáo dục và Đào tạo
Bạn có thể tìm đọc lại bài này bởi từ khóa: Vật lí Luyện thi đại học, Đề thi minh họa môn Vật lí 2022 có hướng dẫn giải, vật lí, Đề Tham khảo của Bộ giáo dục và Đào tạo,Blog Góc Vật lí. 
Phần 1: 10 câu đầu

Đề thi minh họa môn Vật lí 2022 có hướng dẫn giải - Blog Góc Đây là Đề Tham khảo của Bộ giáo dục và Đào tạo

Bạn có thể tìm đọc lại bài này bởi từ khóa: Vật lí Luyện thi đại học, Đề thi minh họa môn Vật lí 2022 có hướng dẫn giải, vật lí, Đề Tham khảo của Bộ giáo dục và Đào tạo,Blog Góc Vật lí. 

Phần 1: 10 câu đầu

Đề thi minh họa môn Vật lí 2022 có hướng dẫn giải - Blog Góc Vật lí - Đề Tham khảo của Bộ giáo dục và Đào tạo

Đề thi này gồm có 40 câu, Thời gian làm bài 50 phút .

Đề thi này nằm trong bài thi khoa học tự nhiên môn thi thành phần Vật lý của Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 (Đề tham khảo)

------------
Câu 1:

Click vào đây để Ẩn/Hiện Lời giải - Hướng dẫn

Câu 2:

Click vào đây để Ẩn/Hiện Lời giải - Hướng dẫn
Câu 3:

Click vào đây để Ẩn/Hiện Lời giải - Hướng dẫn

Câu 4:


Click vào đây để Ẩn/Hiện Lời giải - Hướng dẫn

Câu 5:

Click vào đây để Ẩn/Hiện Lời giải - Hướng dẫn

Câu 6:

Click vào đây để Ẩn/Hiện Lời giải - Hướng dẫn

Câu 7:


Click vào đây để Ẩn/Hiện Lời giải - Hướng dẫn

Câu 8



Click vào đây để Ẩn/Hiện Lời giải - Hướng dẫn

Câu 9:


Click vào đây để Ẩn/Hiện Lời giải - Hướng dẫn

Câu 10:

Click vào đây để Ẩn/Hiện Lời giải - Hướng dẫn

------------


Câu 1: ff

—-------
Câu 2:

—-------
Câu 3

—-------
Câu 4

—-------
Câu 5

—-------
Câu 6

—-------
Câu 7

—-------
Câu 8



—-------
Câu 9



—-------
Câu 10

—-------

Đáp án hướng dẫn giải























Câu 10 (NB):

Mối liên hệ giữa cường độ dòng điện cực đại và cường độ hiệu dụng:


Xem Full hướng dẫn giải đề minh họa môn Vật lí 2022 của bộ Giáo dục tại đây hoặc tải về bạn nhé.

Bạn muốn tìm kiếm gì không?

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

Chuyển động Brown - chưa chắc Einstein đã đúng


Một khía cạnh quan trọng của chuyển động Brown đã được dự đoán hàng thập niên trước đây lần đầu tiên vừa được các nhà nghiên cứu ở châu Âu quan sát thấy. Đội khoa học đã đo những quả cầu kích cỡ micromet tương tác như thế nào với một chất lỏng xung quanh và đã chứng tỏ rằng các quả cẩu “ghi nhớ” chuyển động trước đó của chúng. Theo các nhà nghiên cứu, kĩ thuật thực nghiệm của họ có thể dùng làm một bộ cảm biến y sinh.

Chuyển động Brown - chưa chắc Einstein đã đúng

Đã được Albert Einstein giải thích đình đám hồi năm 1905, Chuyển động Brown mô tả sự chuyển động lộn xộn của một hạt nhỏ xíu trong một chất lỏng. Nó có nguyên nhân do nhiều “cú sút” nhỏ mà hạt phải nhận lấy là hệ quả của chuyển động nhiệt của chất lỏng. Ban đầu, Einstein và những nhà vật lí khác tin rằng những cú sút này là độc lập với chuyển động của hạt và được đặc trưng bởi sự nhiễu trắng.

mô tả chuyển động Brown

   Ảnh minh họa một quả cầu nhỏ xíu (ở giữa) được giữ bởi những nhíp quang học và chịu những cú sút ngẫu nhiên từ chất lỏng xung quanh. (Ảnh: Alain Doyon và Sylvia Jeney)

Ghi nhớ chuyển động

Tuy nhiên, vào giữa thế kỉ 20, các nhà vật lí bắt đầu nhận ra rằng khi mật độ của hạt và của chất lỏng bằng nhau, thì những cú sút đó không hoàn toàn ngẫu nhiên nữa. Thay vậy, người ta dự đoán có những “tương quan bền bỉ” giữa chuyển động của chất lỏng và hạt. Những tương quan này phát sinh do các hạt chuyển động trong một chất lỏng sẽ làm cho chất lỏng xung quanh chuyển động, thành ra sẽ ảnh hưởng đến chuyển động của hạt, và cứ thế. Thí dụ, một người đang bơi ở một tốc độ không đổi sẽ đẩy một phần nước xung quanh đi cùng với họ. Nhưng nếu họ dừng lại đột ngột, thì họ sẽ chịu một lực đẩy về phía trước từ khối nước đang chuyển động. Các nhà nghiên cứu gọi đây là “bộ nhớ thủy động lực học”, nhưng người ta vẫn khó quan sát thấy nó vì những hạt nhỏ xíu chịu sự chuyển động Brown.

Nay Sylvia Jeney tại EPFL ở Thụy Sĩ và các đồng nghiệp ở Thụy Sĩ và Đức khẳng định đã nhìn thấy bằng chứng rõ ràng cho hiệu ứng này trong sự chuyển động Brown của các hạt. Phép đo của họ xây dựng trên quan điểm rằng “bộ nhớ” thủy động lực học này làm cho phổ năng lượng của hạt được mô tả bởi “sự nhiễu màu”, thay vì nhiễu trắng.

Trong khuôn khổ chuyển động Brown, sự nhiễu trắng có nghĩa là hạt thăng giáng với cường độ (hay năng lượng) như nhau, bất kể tần số thăng giáng. Tuy nhiên, các thí nghiệm của Jeney cho thấy những tần số cao thật sự có độ lớn thăng giáng cao hơn – nghĩa là sự nhiễu không còn trắng nữa mà đã có màu.

Cái bẫy chuyên dụng

Nhóm của Jeney đã tiến hành phép đo bằng cách bẫy một quả cầu melamine kích cỡ micromet trong những cái nhíp quang tạo ra bởi một chùm laser tập trung cao. Mặc dù tương tự như một cơ cấu thương mại mà các nhà vật lí y sinh hay dùng, nhưng các nhà nghiên cứu đã mất đến vài năm tối ưu hóa thiết bị của họ. Đặc biệt, họ đã cải tiến độ phân giải thời gian của hệ lên 1000 lần và tăng độ phân giải không gian của nó nên nó có thể đo những khoảng cách chưa tới một nanomet.

Các thí nghiệm cho những hạt độc thân bị bẫy bằng nhíp quang và dìm trong chất lỏng. Các thông số của thí nghiệm được chọn sao cho thời gian cần thiết cho chất lỏng khuếch tán trên đường kính của hạt vào khoảng một phần sáu thời gian cần thiết cho quả cầu đi tới vị trí cân bằng của nó trong nhíp quang. Thời gian khuếch tán này là khoảng thời gian mà người ta trông đợi bộ nhớ thủy động lực học xảy ra và do đó cơ cấu đã cho phép các nhà khoa học nghiên cứu hành trạng tương quan giữa chất lỏng và hạt.

“Hiện nay, có lẽ có hai phòng thí nghiệm trên thế giới đã có những cơ cấu chính xác cao giống như vậy”, Jeney giải thích. Bà cho biết đội khoa học của bà muốn dùng kĩ thuật bẫy quang trên làm một công cụ y sinh tiên tiến.

Mô tả chuyển động của Hạt vật chất - Chuyển động Brown (hương trình mô phỏng hình ảnh thực khi quan sát qua ống kính)

 

Mô tả chuyển động của Hạt vật chất - Chuyển động Brown (hương trình mô phỏng hình ảnh thực khi quan sát qua ống kính)

Nguồn: physicsworld.com và ipt.hcmute.edu.vn


Bạn muốn tìm kiếm gì không?

Nghiên cứu lý thuyết chuyển động Brown


Nghiên cứu lý thuyết chuyển động Brown

Ngoài thuyết tương đối, Albert Einstein cũng đã giải thích lý thuyết chuyển động Brown, chuyển động của các hạt cực nhỏ trôi lơ lửng trong chất lỏng, bằng việc chỉ ra rằng tác động của các phân tử xung quanh có thể tạo ra chuyển động ngẫu nhiên của các hạt. 

Không giống như Einstein dự đoán, các nhà lý thuyết đã cho rằng chuyển động Brown không hoàn toàn là chuyển động ngẫu nhiên và ngày nay các nhà thực nghiệm đã khẳng định điều đó. 
Họ đã ghi được lộ trình các khối cầu bằng nhựa và thuỷ tinh cỡ micromet trôi lơ lửng trong nước bằng các tia laser trong khoảng thời gian một phần triệu giây và trong phạm vi một nanomet. 
Kết quả của các nhà nghiên cứu đã khẳng định tính đúng đắn của lý thuyết chuẩn về mô tả chuyển động Brown. 

Lý thuyết này chỉ ra rằng, chính quán tính của chất lỏng đã làm cho quỹ đạo của các hạt có thể dễ dự đoán hơn trong một khoảng thời gian lâu hơn rất nhiều so với những dự đoán trước đó. 

Kết quả này đã được công bố trực tuyến vào ngày 11.10.2005 trên Physical Review Letters và nhà sinh học - vật lý học Erust Ludwig Florin thuộc Đại học Texas ở Austin phát biểu rằng, kết quả đó đóng vai trò căn bản trong việc thấu hiểu lý thuyết động lực học của những tế bào sống và các cấu trúc hợp thành ở cấp độ nano.



Bài viết này thuộc chủ đề Vât lí đại cương, bạn có đóng góp về nội dung bài viết này xin hãy để lại nhận xét cuối bài viết hoặc liên hệ với Admin nha. 
Theo: Zing.vn và http://www.tinkhoahoc.com

Bạn muốn tìm kiếm gì không?

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2012

Chú ý Quan trọng khi biểu diễn lực giúp Giải Bài Tập Vật lí hiệu quả - Cơ học

Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về Cách biểu diễn lực và một số chú ý quan trọng khi biểu diễn lực. Đây là một nội dung kiến thức cơ bản nhất khi học tập về Lực trong Vật lý phổ thông.

Cách biểu diễn lực

Lực là 1 đại lượng véctơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:

  • Gốc là điểm đặt của lực

  • Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực

  • Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ lệ xích cho trước

biểu diễn lực

Vietjack.com đã đưa ra mô tả về Cách biểu diễn lực cực hay, dễ hiểu để giải các bài toán vật lý phổ thông.

Đây là cách mô tả Lực trên loigiaihay.com để làm rõ độ dài vectơ lực có chiều dài tỉ lệ với độ lớn của lực.

biểu diễn lực

Và như vậy, biểu diễn lực có thể nhắc lại là: Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:

  • Gốc là điểm đặt của lực.

  • Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.

  • Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ lệ xích cho trước.

Lực thường được mô tả là các lực kéo hoặc đẩy, do các hiện tượng như lực hấp dẫn, từ trường, hoặc bất cứ cái gì có thể làm một khối vật chất thay đổi gia tốc chuyển động hoặc biến dạng.

Một số ví dụ về lực: 

  • Lực làm cho vật thay đổi trạng thái như: lực dùng để bẻ đôi cây đũa; 

  • Lực làm cho vật chuyển động như: lực dùng để đẩy hay kéo một vật làm cho vật di chuyển.

Lực thường có ký hiệu là F, được đo bằng đơn vị Newton trong hệ SI, viết tắt là N: 1 N = 1 kg.1m/1s2

Một số chú ý khi biểu diễn lực:

- Các đại lượng vật lí có hướng là các đại lượng vectơ nên lực là đại lượng vectơ.

- Vectơ lực được kí hiệu là: Vectơ lực được kí hiệu

- Cường độ của lực được kí hiệu là F ;

- Ba yếu tố của lực là: điểm đặt, phương và chiều, độ lớn; kết quả tác dụng của lực phụ thuộc vào các yếu tố này.

- Ta thường dễ thấy được kết quả tác dụng lực làm thay đổi độ lớn vận tốc (nhanh lên hay chậm đi) mà ít thấy được tác dụng làm đổi hướng của vận tốc, chẳng hạn như :

+ Trong chuyển động tròn đều, lực tác dụng chỉ làm thay đổi hướng chuyển động.

+ Trong chuyển động của vật bị ném theo phương ngang, trọng lực P làm thay đổi hướng và độ lớn của vận tốc.

Một số chú ý khi biểu diễn lực

Luôn ghi nhớ, một vật thường chịu tác dụng của nhiều lực đồng thời. Khi đó, ta thường phải tìm cách tổng hợp lực bạn nhé.

Bài đăng phổ biến Năm ngoái