Đề xuất cho chủ đề Luyện thi Trắc nghiệm Vật Lí THPT

Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2022

[File Word Free] Dạng bài toán liên quan đến chuyển động của electron trong điện từ trường - Blog Góc vật lí

 Blog Góc Vật lí chia sẻ bài viết "Dạng bài toán liên quan đến chuyển động của electron trong điện từ trường" thuộc chủ đề Vật lí 12 LTĐH. Bạn có thể tìm đọc lại bài này bởi từ khóa: Blog Góc Vật lí,LTĐH Môn Vật lí theo Chủ đề,Vật lí 12, Electron chuyển động trong điện từ trường đều. 

Dạng bài toán liên quan đến chuyển động của electron trong điện từ trường

Link tải file word tại đây


1. Chuyển động trong từ trường đều theo phương vuông góc

Chùm hẹp các electron quang điện có tốc độ v0 và hướng nó vào một từ trường đều có cảm ứng từ B theo hướng vuông góc với từ trường thì lực Lorenx đóng vai trò lực hướng tâm làm cho hạt chuyển động tròn đều:

Chuyển động trong từ trường đều theo phương vuông góc .

Ví dụ 1: Cho chùm hẹp các electron quang điện có tốc độ 7,31.105 (m/s) và hướng nó  vào một từ trường đều có cảm ứng từ 9,1.10−5 (T) theo hướng vuông góc với từ trường. Biết khối lượng và điện tích của electron lần lượt là 9,1.10−31 (kg) và −1,6.10−19 (C). Xác định bán kính quỹ đạo các electron đi trong từ trường.

A. 6 cm. B. 4,5 cm.

C. 5,7 cm. D. 4,6 cm.


Hướng dẫn Theo tính chất của Chuyển động của electron trong từ trường đều theo phương vuông góc, suy ra bán kính chuyển động r: 

Chuyển động trong từ trường đều theo phương vuông góc

Chọn D.

Ví dụ 2: Cho chùm hẹp các electron quang điện và hướng nó vào một từ trường đều cảm ứng từ B = 10−4T  theo phương vuông góc với từ trường. Biết khối lượng và điện  tích của electron lần lượt là 9,1.10−31(kg) và −1,6.10−19 (C). Tính chu kì của electron trong từ trường.

A. 1 µs. B. 2 µs.

C. 0,26 µs. D. 0,36 µs.

Hướng dẫn

electronChọn D.

2. Chuyển động trong điện trường


a. Chuyển động trong điện trường dọc theo đường sức

Electron chuyển động trong điện trường đều từ M đến N:

Electron chuyển động trong điện trường đều

Để dễ nhớ công thức trên ta có thể thay M là K và N là A trong công thức:

Electron chuyển động trong điện trường đều 

Electron chuyển động biến đổi đều dọc theo đường sức, với vận tốc ban đầu v0 và gia tốc có độ lớn:

Gia tốc của Electron chuyển động trong điện trường đều 

* Nếu electron chuyển động cùng hướng với đường sức thì lực điện cản trở chuyển động nên nó chuyển động chậm dần đều.

Quãng đường đi được:  

Vận tốc tại thời điểm t:  

* Nếu electron chuyển động ngược hướng với đường sức thì lực điện cùng chiều với chiều chuyển động nên nó chuyển động nhanh dần đều.

Quãng đường đi được:

Vận tốc tại thời điểm t:

Ví dụ 1: Khí chiếu một photon có năng lượng 5,5 eV vào tấm kim loại có công thoát 2 eV. Cho rằng năng lượng mà quang electron hấp thụ một phần dùng để giải phóng nó. Phần còn lại hoàn toàn biến thành động năng của nó. Tách ra một electron rồi cho bay từ M đến N trong một điện trường với hiệu điện thế . Động năng của electron tại N là:

A. 1,5 (eV) B. 2,5 (eV)

C. 5,5 (eV) D. 3,5 (eV)

Hướng dẫn

Chọn A.

Ví dụ 2: Khi chiếu một bức xạ có bước sóng 400 (nm) vào bề mặt catốt của một tế bào quang điện có công thoát 2 (eV). Dùng màn chắn tách ra một chùm hẹp các electron quang điện có tốc độ lớn nhất rồi cho bay từ M đến N trong một điện trường mà hiệu điện thế UMN = −5 (V). Tính tốc độ của electron tại điểm N.

A. 1,245.106 (m/s). B. 1,236.106 (m/s). C. 1,465.106 (m/s).      D. 2,125.106 (m/s).

Hướng dẫn


Chọn C.

Ví dụ 3: Cho chùm hẹp các electron quang điện có tốc độ 106 (m/s) bay dọc theo đường sức trong một điện trường đều có cường độ 9,1 (V/m) sao cho hướng của vận tốc ngược hướng với điện trường. Tính quãng đường đi được sau thời gian 1000 ns. Biết khối lượng và điện tích của êlectron lần lượt là 9,1.10−31 kg và −1,6.10−19 C.

A. 1,6 (m). B. 1,8 (m).

C. 0,2 (m). D. 2,5 (m).

Hướng dẫn

Hạt chuyển động nhanh dần đều với gia tốc:  

Chọn B.


b. Chuyển động trong điện trường theo phương vuông góc với đường sức

+ Chọn hệ trục toạ độ vuông góc Oxy, gốc O trùng với vị trí lúc hạt đi vào tụ điện, trục Ox có phương song song với hai bản tụ có chiều cùng với chiều chuyển động của hạt và trục Oy có phương chiều trùng với phương chiều của lực điện tác dụng lên hạt.

+ Phân tích chuyển động thành hai thành phần:

+ Theo phương Ox: chuyển động quán tính với vận tốc v, còn theo phương Oy: chuyển động biến đổi đều với vận tốc ban đầu bằng 0 và gia tốc có độ lớn:

 

+ Vì vậy phương trình chuyển động của electron trong điện trường là:  

+ Phương trình quỹ đạo:

Đây là quỹ đạo Parabol).

Vận tốc của hạt ở thời điểm t:

Chuyển động của electron trong điện trường theo phương vuông góc với đường sứcChuyển động của electron trong điện trường theo phương vuông góc với đường sức

+ Gọi là thời gian chuyển động trong điện trường, hai trường hợp có thể xảy ra:




− Nếu hạt đi được ra khỏi tụ tại điểm D có toạ độ thì:  

− Nếu hạt chạm vào bản dương tại điểm C có toạ độ ( x) thì: 

Vì vậy:  

+ Gọi là góc lệch của phương chuyển động của hạt tại điểm M có hoành độ x thì có thể tính bằng một trong hai cách sau:

− Đó chính là góc hợp  bởi tiếp tuyến tại điểm đó so với trục hoành, tức là:

Đó là góc hợp bởi véctơ vận tốc và trục Ox tại thời điểm t:  

+ Vận tốc tại mỗi điểm trên quỹ đạo có thể được phân tích thành hai thành phần: 

với (nếu tính ở lúc ra khỏi tụ thì lấy còn lúc đập vào bản dương thì )

Ví dụ 1: Hai bản kim loại phẳng có độ dài 30 cm đặt nằm ngang, song song cách nhau một khoảng 16 cm. Giữa hai bản tụ có một hiệu điện thế 4,55 (V). Hướng một chùm hẹp các electron quang điện có tốc độ 106 (m/s) theo phương ngang vào giữa hai bản tại điểm O cách đều hai bản. Khối lượng của electron là 9,1.10−31 kg. Tính thời gian electron chuyển động trong tụ.

A. 100(ns). B. 50 (ns). C. 179 (ns). D. 300 (ns).

Hướng dẫn


Ví dụ 2: Hai bản kim loại phẳng đặt nằm ngang, đối diện, song song cách nhau một khoảng d tạo thành một tụ điện phẳng. Giữa hai bản tụ có một hiệu điện thế U. Hướng một chùm hẹp các electron quang điện có tốc độ V theo phương ngang đi vào giữa hai bản tại điểm O cách đều hai bản thì khi nó vừa ra khỏi hai bản nó có tốc độ 2V. Khi vừa ra khỏi tụ điện véc tơ vận tốc hợp với véc tơ vận tốc ban đầu một góc 

A. 30°. B. 60°.   C. 45°. D. 90°.


Hai bản kim loại phẳng đặt nằm ngang, đối diện, song song cách nhau một khoảng d tạo thành một tụ điện phẳng. Giữa hai bản tụ có một hiệu điện thế U. Hướng một chùm hẹp các electron quang điện có tốc độ V theo phương ngang đi vào giữa hai bản tại điểm O cách đều hai bản thì khi nó vừa ra khỏi hai bản nó có tốc độ 2V. Khi vừa ra khỏi tụ điện véc tơ vận tốc hợp với véc tơ vận tốc ban đầu một góc

Hướng dẫn

Chọn B

c. Chuyển động trong điện trường theo phương bất kì

* Trường hợp   và Oy hợp  với nhau một góc 0° < α < 90° 

+ Chọn hệ trục toạ độ vuông góc Oxy, gốc O trùng với vị trí lúc hạt đi vào tụ điện, trục Ox có phương song song với hai bản tụ có chiều cùng với chiều chuyển động của hạt và trục Oy có phương chiều trùng với phương chiều của lực điện tác dụng lên hạt.

+ Phân tích chuyển động thành hai thành phần:

+ Theo phương Ox: chuyển động quán tính với vận tốc, còn theo phương Oy, chuyển động biến đổi đều với vận tốc ban đầu

và với gia tốc có độ lớn:  

+ Vì vậy phương trình chuyển động là:  

+ Phương trình quỹ đạo: (Parabol)

+ Gọi thời gian chuyển động thì  

+ Hạt đập vào bản dương tại điểm C có tọa độ:  

* Trường hợp   và Oy hợp với nhau một góc 90° < α <180°

+ Chọn hệ trục toạ độ vuông góc Oxy, gốc O trùng với vị trí lúc hạt đi vào tụ điện, trục Ox có phương song song với hai bản tụ có chiều cùng với chiều chuyển động của hạt và trục Oy có phương chiều trùng với phương chiều của lực điện tác dụng lên hạt.

+ Phân tích chuyển động thành hai thành phần:

+ Theo phương Ox, chuyển động quán tính với vận tốc , còn theo phương Oy, chuyển động biến đổi đều với vận tốc ban đầu và với gia tốc có độ lớn  

+ Vì vậy phương trình chuyển động là:  

+ Phương trình quỹ đạo: (Parabol)

+ Gọi thời gian chuyển động thì  

+ Hạt đập vào bản dương tại điểm C có tọa độ:  

Bài toán tổng quát 1: Hai bản cực A, B của một tụ điện phẳng rất rộng làm bằng kim loại đặt song song và đối diện nhau. Đặt giữa hai bản A và B một hiệu điện thế UAB > 0.

Chiếu vào tấm O của bản A một bức xạ đơn sắc thích hợp  làm bứt các electron ra khỏi bề mặt (xem hình). Tính hmax, Smax và B.

Hướng dẫn

Ta nhớ lại, đối với trường hợp  ném thẳng đứng từ dưới lên với vận tốc ném v0 thì sẽ đạt được

độ cao cực đại hmax được xác định như sau:  

Để ném xiên xa nhất thì góc ném 45° và tầm xa cực đại:  

Trở lại bài toán, gia tốc   đóng vai trò g nên:

Ví dụ 1: Hai bản cực A, B của một tụ điện phẳng rất rộng làm bằng kim loại đặt song song và đối diện nhau. Khoảng cách giữa hai bản là 4 cm. Chiếu vào tấm O của bản A một bức xạ đơn sắc thì tốc độ ban đầu cực đại của các electron quang điện là 0,76.106 (m/s). Khối lượng và điện tích của electron là 9.1.10−31 kg và −1,6.10−19 C. Đặt giữa hai bản A và B một hiệu điện thế UAB = 4,55 (V). Các electron quang điện có thể tới cách bán B một đoạn gần nhất là bao nhiêu?

A. 6,4 cm. B. 2,5 cm C. 1,4 cm D. 2,6 cm

Hướng dẫn

 

Chọn D.

Ví dụ 2: Hai bản cực A, B của một tụ điện phẳng làm bằng kim loại. Khoảng cách giữa hai bản là 4 cm. Chiếu vào tấm O của bản A một bức xạ đơn sắc có bước sóng (xem hình) thì tốc độ ban đầu cực đại của các electron quang điện là 106 (m/s). Đặt giữa hai bản A và B một hiệu điện thế UAB = 4,55 (V). Khối lượng và điện tích của electron là 9,1.10−31 kg và −1,6.10−19 C. Khi các electron quang điện rơi trở lại bản A, điểm rơi cách O một đoạn xa nhất bằng bao nhiêu?

A. 5 cm. B. 2,5 cm. C. 2,8 cm. D. 2,9 cm.

Hướng dẫn

Chọn A.

Bài toán tổng quát 2: Hai bản cực A, B của một tụ điện phẳng rất rộng làm bằng kim

loại đặt song song và đối diện nhau. Chiếu vào tấm O của bản A một bức xạ đơn sắc thích hợp  làm bứt các electron ra khỏi bề mặt (xem hình). Đặt giữa hai bản A và B một hiệu điện thế UAB < 0. Để electron quang điện đập vào bản B tại điểm D xa I nhất thì quang electron phải có tốc độ ban đầu cực đại và bay theo phương Ox. Tính R

Hướng dẫn

Từ phương trình chuyển động: thay ta được:

Hai bản cực A, B của một tụ điện phẳng rất rộng làm bằng kim  loại đặt song song và đối diện nhau. Chiếu vào tấm O của bản A một bức xạ đơn sắc thích hợp  làm bứt các electron ra khỏi bề mặt (xem hình). Đặt giữa hai bản A và B một hiệu điện thế UAB < 0. Để electron quang điện đập vào bản B tại điểm D xa I nhất thì quang electron phải có tốc độ ban đầu cực đại và bay theo phương Ox. Tính R với  

Ví dụ 3: Chiếu bức xạ thích hợp vào tấm của catốt của một tế bào quang điện thì tốc độ ban đầu cực đại của các electron quang điện là 7.105 (m/s). Đặt hiệu điện thế giữa anốt và catốt là UAK = 1 (V). Coi anốt và catốt là các bản phẳng rất rộng song song và cách nhau một khoảng 1 (cm). Khối lượng và điện tích của electron là 9.1.10−31 kg và −1,6.10−19 C. Tìm bán kính lớn nhất của miền trên anốt có electron quang điện đập vào. 

A. 6,4 cm. B. 2,5 cm. C. 2,4 cm. D. 2,3 cm.

Hướng dẫn

Vì UAK > 0 nên anot hút các electron về phía nó. Những electron có vận tốc ban đầu cực đại bắn ra theo phương song song với hai bản sẽ ứng với Rmax.

Từ phương trình chuyển động: thay ta được:

với

Chọn C.

Ví dụ 4: Hai bản kim loại A và B phẳng rộng, đặt song song, đối diện và cách nhau một khoảng D. Đặt vào A và B một hiệu điện thế UAB = U1 > 0, sau đó chiếu vào tấm của tấm B một chùm sáng thì thấy xuất hiện các quang electron bay về phía tấm A. Tìm bán kính lớn nhất của vùng trên bề mặt anốt có electron đập vào. Biết rằng lúc này nếu đặt vào A và B một hiệu điện thế vừa đúng UAB = − U2 < 0 thì không còn electron nào đến được A.

A. B. C. D.  

Hướng dẫn

 

Khi Chọn C.

Ví dụ 5: Thiết lập hệ trục toạ độ Đề các vuông góc Oxyz, trong một vùng không gian tồn tại một điện trường đều và một từ trường đều. Biết véc tơ cường độ điện trường song song cùng chiều với Ox, véc tơ cảm ứng từ song song cùng chiều với Oy. Cho một chùm hẹp các electron quang điện chuyển động vào không gian đó theo hướng Oz thì

A. lực từ tác dụng lên electron ngược hướng Ox.

B. lực điện tác dụng lên electron theo hướng Ox. 

C. lực điện tác dụng lên electron theo hướng Oy. 

D. lực từ tác dụng lên electron theo hướng Ox.

Hướng dẫn

Electron chịu tác dụng đồng thời hai lực:

* Lực điện ngược hướng với Ox và có độ lớn Fd = |e|E.

* Lực từ cùng hướng với Ox và có độ lớn Chọn D.

Ví dụ 6: Hướng chùm electron quang điện có tốc độ 106 (m/s) vào một điện trường đều và một từ trường đều có cảm ứng từ 0,5.10−4 (T) thì nó vẫn chuyển động theo một đường thẳng. Biết véc tơ E song song cùng chiều với Ox, véc tơ B song song cùng chiều với Oy, véc tơ vận tốc song song cùng chiều với Oz (Oxyz là hệ trục tọa độ Đề các các vuông góc). Độ lớn của véc tơ cường độ điện trường là 

A. 20 V/m. B. 30 V/m. C. 40 V/m. D. 50 V/m.

Hướng dẫn

Electron chịu tác dụng đồng thời hai lực:

* Lực điện ngược hướng với Ox và có độ lớn Fd = |e|E.

* Lực từ cùng hướng với Ox và có độ lớn  

Vì electron chuyển động theo quỹ đạo thẳng nên lực điện và lực từ cân bằng nhau, 

|e|E = |e|v0B Chọn D.

BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Bài 1: Hai tấm kim loại A và B đặt song song đối diện nhau và nối với nguồn điện một chiều. Chiếu chùm ánh sáng vào khoảng giữa hai tấm kim loại: khi chùm sáng chỉ đên được tấm A thì trong mạch không có dòng điện, còn khi chiếu đến được tấm B thì trong mạch có dòng điện. Chọn kết luận đúng.

A. Nếu hoán đổi vị trí hai tấm kim loại cho nhau thì có thể cả hai trường hợp đều không có dòng điện.

B. Giới hạn quang điện của tấm B nhỏ hơn giới hạn quang điện của tấm A. 

C. Điện thế của tấm A cao hơn điện thế tấm B.

D. Điện thế của tấm A thấp hơn điện thế tấm B.

Bài 2: Hai tấm kim loại A và B đặt song song đối diện nhau và nối với nguồn điện một chiều. Chiếu chùm ánh sáng vào khoảng giữa hai tấm kim loại: khi chùm sáng chỉ đến được tấm A thì trong mạch không có dòng điện, còn khi chiếu đến được tấm B thì trong mạch có dòng điện. Chọn kết luận đúng.

A. không thể kết luận công thoát electron của tấm B nhỏ hơn hay lớn hơn công thoát electron của tấm A. 

B. Giới hạn quang điện của tấm B nhỏ hơn giới hạn quang điện của tấm A. 

C. Điện thế của tấm A cao hơn điện thế tấm B.

D. Điện thế của tấm A thấp hơn điện thế tấm B.

Bài 3: Chiếu bức xạ thích hợp bước sóng λ vào tấm O của tấm tấm kim loại hình tròn rất rộng tích điện dương Q. Quang electron bứt ra khỏi bề mặt rồi sau đó lại bị hút rơi trở lại tại điểm A xa nhất cách O một khoảng OA = R. Muốn tăng R thì 

A. giảm λ và tăng Q. B. tăng λ và giảm Q.

C. tăng λ và tăng Q. D. giảm λ và giảm Q.

Bài 4: Chiếu bức xạ thích hợp tần số f vào tấm O của tấm tấm kim loại hình tròn rất rộng tích điện dương Q. Quang electron bứt ra khỏi bề mặt rồi sau đó lại bị hút rơi trở lại tại điểm A xa nhất cách O một khoảng OA = R. Muốn giảm R thì 

A. giảm λ và tăng Q. B. tăng λ và giảm Q.

C. tăng λ và tăng Q. D. giảm λ và giảm Q.

Bài 5: Một tế bào quang điện có anôt và catốt đều là những bản kim loại phẳng, đặt song song, đối diện và cách nhau một khoảng 2 cm. Đặt vào anốt và catốt một hiệu điện thế 8 V, sau đó chiếu vào một điểm trên catốt một tia sáng có bước sóng λ xảy ra hiện tượng quang điện. Biết hiệu điện thế hãm của kim loại làm catốt ứng với bức xạ trên là 2 V. Bán kính lớn nhất của vùng trên bề mặt anốt có electron đập vào bằng 

A. 16 cm. B. 2 cm. C. 1 cm. D. 8 cm.

Bài 6: Hai tấm kim loại A và B rất rộng hình tròn đặt song song đối diện nhau và cách nhau một khoảng D. Thiết lập giữa hai bản A và B một hiệu điện thế UBA = U > 0. Chiếu vào tấm O của bản A một bức xạ đơn sắc có bước sóng λ thích hợp thì thì bán kính lớn nhất của vùng trên bề mặt tấm B mà các electron tới là R. Để R tăng 2 lần thì 

A. giảm λ hai lần. B. giảm d hai lần. 

C. giảm U hai lần. D. giảm U bốn lần. 

Bài 7: Catốt và anốt của một tế bào quang điện là hai điện cực phẳng song song đối diện, đủ dài cách nhau 1 cm. Chiếu chùm bức xạ hẹp có cường độ lớn vào tấm O của catốt gây ra hiện tượng quang điện. Dòng quang điện bị triệt tiêu khi UAK= −2,275 V. Khi UAK = 9,1 V thì các electron quang điện rơi về anốt trên điện tích như thế nào?

A. Hình elip tấm O có bán trục 1 cm và 0,5 cm. B. Hình vuông tấm O cạnh 1 cm. 

C. Hình tròn tấm O bán kính 1 cm. D. Hình tròn tấm O đường kính 4 cm.

Bài 8: Khi chiếu một bức xạ λ = 0,485 (μm) vào bề mặt catốt của một tế bào quang điện có công thoát A = 2,1 (eV). Hướng electron quang điện có tốc độ cực đại vào một điện trường đều và một từ trường đều có cảm ứng từ B = 10−4 (T) thì nó vẫn chuyển động theo một đường thẳng. Biết véc tơ E song song cùng chiều với Ox, véc tơ B song song cùng chiều với Oy, véc tơ vận tốc song song cùng chiều với Oz (Oxyz là hệ trục toạ độ Đề các vuông góc). Độ lớn của véc tơ cường độ điện trường là:

A. 20 V/m. B. 30 V/m. C. 50 V/m. D. 40 V/m.

Bài 9: Hướng chùm electron quang điện có tốc độ 106 (m/s) vào một điện trường đều và một từ trường đều có cảm ứng từ 10−3 (T) thì nó vẫn chuyển động theo một đường thẳng. Biết véc tơ E song song cùng chiều với Ox, véc tơ B song song cùng chiều với Oy, véc tơ vận tốc song song cùng chiều với Oz (Oxyz là hệ trục toạ độ Đề các vuông góc). Độ lớn của véc tơ cường độ điện trường là:

A. 1000 V/m. B. 3000 V/m. C. 300 V/m. D. 100 V/m. 

Bài 10: Cho chùm hẹp các electron quang điện có tốc độ 0,3.106 (m/s) và hướng nó vào một điện trường đều dọc theo đường sức từ M đến N (hiệu điện thế giữa hai điểm đó là UMN = −0,455 (V)). Sau khi ra khỏi điện trường tiếp tục cho electron bay vào một từ trường đều có cảm ứng từ 0,455.10−4 (T) theo phương vuông góc với phương của đường cảm ứng từ. Khối lượng và điện tích của electron lần lượt là 9,1.10−31 (kg) và −1,6.10−19 (C). Xác định bán kính cực đại của quỹ đạo electron đi trong từ trường 

A. 0,55 cm. B. 5,5 cm. C. 6,25 cm. D. 0,625 cm

Bài 11: Cho chùm hẹp các electron quang điện có tốc độ 6.106 (m/s) và hướng nó vào một điện trường đều dọc theo đường sức từ M đến N (hiệu điện thế giữa hai điểm đó là UMN = 10 (V)). Sau khi ra khỏi điện trường tiếp tục cho electron bay vào một từ trường đều có cảm ứng từ 2.10−4 (T) theo phương vuông góc với phương của đường cảm ứng từ. Khối lượng và điện tích của electron lần lượt là 9,1.10−31 (kg) và −1,6.10−19 (C). Xác định bán kính cực đại của quỹ đạo electron đi trong từ trường 

A. 12 cm. B. 5,5 cm. C. 16 cm. D. 10 cm

Bài 12: Dùng màn chắn tách ra một chùm hẹp các electron quang điện có tốc độ cực đại 106 (m/s) và hướng vào không gian giữa hai bản của một tụ điện phẳng tại điểm O theo phương hợp với véctơ cường độ điện trường một góc 75° (xem hình). Khối lượng và điện tích của electron là 9,1.10−31 (kg) và −1,6.10−19 (C). Biết khoảng cách giữa hai bản tụ là d = 10 (cm), hiệu điện thế giữa hai bản tụ là 2,2 (V), electron bay ra khỏi tụ điện theo phương song song với hai bản. Xác định chiều dài của mỗi bản tụ.

A. 6,5 cm. B. 6,4 cm. C. 5,4 cm. D. 4,4 cm.

Bài 13: Khi rọi vào catốt phẳng của một tế bào quang điện bức xạ điện từ có bước sóng 0,33 (μm) thì có thể làm dòng quang điện triệt tiêu bằng cách nối anốt và catốt của tế bào quang điện với hiệu điện thế UAK= −0,3125 (V). Anốt của tế bào đó cũng có dạng phẳng song song với catốt, đặt đối diện và cách catốt một khoảng 1 cm. Khối lượng và điện tích của electron là 9,1.10−31 (kg) và −1,6.10−19 (C). Hỏi khi rọi chùm bức xạ rất hẹp trên vào tấm của catốt và đặt một hiệu điện thế UAK= 4,55 (V), thì bán kính lớn nhất của vùng trên bề mặt anốt mà các electron tới đập vào bằng bao nhiêu?

A. 2,4 mm. B. 5,2 cm. C. 2,4 cm. D. 5,2 mm.


[File Word Free] Tóm tắt Lý Thuyết Hiện tượng Quang Điện - Thuyết Lượng tử Ánh sáng - Blog góc vật lí

  Blog Góc Vật lí chia sẻ bài viết "TÓM TẮT LÍ THUYẾT HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN. THUYẾT LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG" thuộc chủ đề Vật Lí LTĐH. Bạn có thể tìm đọc lại bài này bởi từ khóa: Định nghĩa Hiện tượng quang điện, Thuyết lượng tử ánh sáng, Giải thích định luật giới hạn quang điện, LTĐH Môn Vật lí theo Chủ đề, TÓM TẮT LÍ THUYẾT . 

TÓM TẮT LÍ THUYẾT HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN. THUYẾT LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG

Link tải file word tại đây

1. Hiện tượng quang điện

a. Thí nghiệm của Héc về hiện tượng quang điện (1887) là gì?

Gắn một tấm kẽm tích điện âm vào cần của một tĩnh điện kế, kim điện kế lệch đi một góc nào đó.

Chiếu chùm ánh sáng hồ quang vào tấm kẽm thì góc lệch của kim điện kế giảm đi.

Thay kẽm bằng kim loại khác, ta cũng thấy hiện tượng tương tự.

Kết luận: Ánh sáng hồ quang đã làm bật êlectron khỏi mặt tấm kẽm.

b. Định nghĩa về Hiện tượng quang điện

Hiện tượng ánh sáng (hoặc bức xạ điện từ) làm bật các êlectron ra khỏi mặt kim loại gọi là hiện tượng quang điện (ngoài).

Hiện tượng quang điện

2. Định luật về giới hạn quang điện

Hiện tượng quang điện chỉ xảy ra khi ánh sáng kích thích chiếu vào làm loại có bước sóng nhỏ hơn hoặc bằng bước sóng λ0 . λ0 được gọi là giới hạn quang điện của làm loại đó: λ   λ0 (2)

Trừ kim loại kiềm và một vài kim loại kiềm thổ có giới hạn quang điện trong miền ánh sáng nhìn thấy, các kim loại thường dùng khác đều có giới hạn quang điện trong miền tử ngoại.

Thuyết sóng điện từ về ánh sáng không giải thích được mà chỉ có thể giải thích được bằng thuyết lượng tử.

3. Thuyết lượng tử ánh sáng

a. Giả thuyết Plăng

Lượng năng lượng mà mỗi lần một nguyên tử hay phân tử hấp thụ hay phát xạ có giá trị hoàn toàn xác định và hằng hf; trong đó f là tần số của ánh sáng bị hấp thụ hay phát ra; còn h là một hằng số.

Lượng tử năng lượng: ε = hf, h gọi là hằng số Plăng: h = 6,625.10−34J.s

b. Thuyết lượng tử ánh sáng

+ Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn.

+ Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các phôtôn đều giống nhau, mỗi phôtôn mang năng lượng bằng hf.

+ Trong chân không, phôtôn bay với tốc độ c = 3.108m/s dọc theo các tia sáng. 

+ Mỗi lần một nguyên tử hay phân tử phát xạ hay hấp thụ ánh sáng thì chúng phát ra hay hấp thụ một phôtôn.

Phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động. Không có phôtôn đứng yên.

c. Giải thích định luật giới hạn quang điện bằng thuyết lượng tử ánh sáng

Anh−xtanh cho rằng, hiện tượng quang điện xảy ra do êlectron trong kim loại hấp thụ phôtôn của ánh sáng kích thích. Phôtôn bị hấp thụ truyền toàn bộ năng lượng của nó cho êlectron. Năng lượng ε này được dùng để.

− Cung cấp cho êlectron một công A, gọi là công thoát, để êlectron thẳng được lực liên kết với mạng tinh thể và thoát ra khỏi bề mặt kim loại;

− Truyền cho êlectron đó một động năng ban đầu;

− Truyền một phần năng lượng cho mạng tinh thể.

Nếu êlectron này nằm ngay trên lớp bề mặt kim loại thì nó có thể thoát ra ngay mà không mất năng lượng truyền cho mạng tinh thể. Động năng ban đầu của êlectron này có giá trị cực đại Để hiện tượng quang điện xảy ra 

Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng, ta có:

Để hiện tượng quang điện xảy ra 

* Để hiện tượng quang điện xảy ra:

Để hiện tượng quang điện xảy ra 

Đặt Để hiện tượng quang điện xảy ra 

4. Lưỡng tính sóng − hạt của ánh sáng

* Có nhiều hiện tượng quang học chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng (như giao thoa, nhiễu xạ...); lại cũng có nhiều hiện tượng quang học khác chứng tỏ ánh sáng có tính chất hạt. Điều đó chứng tỏ: Ánh sáng có lưỡng tính sóng − hạt.

* Trong mỗi hiện tượng quang học, ánh sáng thường thể hiện rõ một trong hai tính chất trên. Khi tính chất sóng thể hiện rõ, thì tính chất hạt lại mờ nhạt, và ngược lại.

Sóng điện từ có bước sóng càng ngắn, phôtôn ứng với nó có năng lượng càng lớn thì tính chất hạt thể hiện càng rõ, như ở hiện tượng quang điện, ở khả năng đâm xuyên, ở tác dụng phát quang..., còn tính chất sóng càng mờ nhạt. Trái lại, sóng điện từ có bước sóng càng dài, phôtôn ứng với nó có năng lượng càng nhỏ, thì tính chất sóng lại thể hiện rõ hơn (ở hiện tượng giao thoa, nhiễu xạ, tán sắc,...), còn tính chất hạt thì mờ nhạt.

Lưu ý:

+ Dù tính chất nào của ánh sáng thể hiện ra thì ánh sáng vẫn có bản chất là sóng điện từ. 

+ Lưỡng tính sóng − hạt được phát hiện đầu tiên ở ánh sáng, về sau lại được phát hiện ở các hạt vi mô, như êlectron, prôtôn,... Có thể nói: lưỡng tính sóng − hạt là tính chất tổng quát của mọi vật. Tuy nhiên, với các vật có kích thước thông thường, phép tính cho thấy sóng tương ứng với chúng có bước sóng quá nhỏ, nên tính chất sóng của chúng khó phát hiện ra.

Sau khi nghiên cứu về lý thuyết, ta sẽ tìm hiểu các phương pháp giải các dạng toán cơ bản của Hiện tượng quang điện và thuyết lượng tử ánh sáng. Mời bạn tìm đọc trên Blog góc Vật lí nhé.

Bài này: TÓM TẮT LÍ THUYẾT HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN-THUYẾT LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG

Bài tiếp theo:

Bài viết này thuộc chủ đề Vật lí 12, bạn có đóng góp về nội dung bài viết này xin hãy để lại nhận xét cuối bài viết hoặc liên hệ với Admin Góc Vật lí: Bùi Công Thắng nha. Chúc bạn thành công!

Bạn muốn tìm kiếm gì không?

Thứ Năm, 3 tháng 3, 2022

Luyện thi đại học môn Vật lí - Đề thi thử TN THPT #20PB0403 - Blog Góc Vật lí

Đề thi thử đại học Môn Vật lí 20PB0403 

Đề này có 10 câu luyện tập, bạn có thể suy nghĩ thử sức trước, nếu câu nào khó thì click vào xem hướng dẫn giải chi tiết nhé. Blog góc Vật lí chúc bạn luyện thi đại học thành công!
Bạn có thể tìm lại bài viết này bằng từ khóa: Đề thi thử, 20PB0403, Blog Góc Vật lí, hcv2020, Luyện thi đại học môn Vật lí.
Có thể bạn quan tâm: 
 Bắt đầu làm ở

Chọn đi bạn: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10

Bài đăng phổ biến Năm ngoái