Đề xuất cho chủ đề Luyện thi Trắc nghiệm Vật Lí THPT

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2012

Chú ý Quan trọng khi biểu diễn lực giúp Giải Bài Tập Vật lí hiệu quả - Cơ học

Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về Cách biểu diễn lực và một số chú ý quan trọng khi biểu diễn lực. Đây là một nội dung kiến thức cơ bản nhất khi học tập về Lực trong Vật lý phổ thông.

Cách biểu diễn lực

Lực là 1 đại lượng véctơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:

  • Gốc là điểm đặt của lực

  • Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực

  • Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ lệ xích cho trước

biểu diễn lực

Vietjack.com đã đưa ra mô tả về Cách biểu diễn lực cực hay, dễ hiểu để giải các bài toán vật lý phổ thông.

Đây là cách mô tả Lực trên loigiaihay.com để làm rõ độ dài vectơ lực có chiều dài tỉ lệ với độ lớn của lực.

biểu diễn lực

Và như vậy, biểu diễn lực có thể nhắc lại là: Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:

  • Gốc là điểm đặt của lực.

  • Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.

  • Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ lệ xích cho trước.

Lực thường được mô tả là các lực kéo hoặc đẩy, do các hiện tượng như lực hấp dẫn, từ trường, hoặc bất cứ cái gì có thể làm một khối vật chất thay đổi gia tốc chuyển động hoặc biến dạng.

Một số ví dụ về lực: 

  • Lực làm cho vật thay đổi trạng thái như: lực dùng để bẻ đôi cây đũa; 

  • Lực làm cho vật chuyển động như: lực dùng để đẩy hay kéo một vật làm cho vật di chuyển.

Lực thường có ký hiệu là F, được đo bằng đơn vị Newton trong hệ SI, viết tắt là N: 1 N = 1 kg.1m/1s2

Một số chú ý khi biểu diễn lực:

- Các đại lượng vật lí có hướng là các đại lượng vectơ nên lực là đại lượng vectơ.

- Vectơ lực được kí hiệu là: Vectơ lực được kí hiệu

- Cường độ của lực được kí hiệu là F ;

- Ba yếu tố của lực là: điểm đặt, phương và chiều, độ lớn; kết quả tác dụng của lực phụ thuộc vào các yếu tố này.

- Ta thường dễ thấy được kết quả tác dụng lực làm thay đổi độ lớn vận tốc (nhanh lên hay chậm đi) mà ít thấy được tác dụng làm đổi hướng của vận tốc, chẳng hạn như :

+ Trong chuyển động tròn đều, lực tác dụng chỉ làm thay đổi hướng chuyển động.

+ Trong chuyển động của vật bị ném theo phương ngang, trọng lực P làm thay đổi hướng và độ lớn của vận tốc.

Một số chú ý khi biểu diễn lực

Luôn ghi nhớ, một vật thường chịu tác dụng của nhiều lực đồng thời. Khi đó, ta thường phải tìm cách tổng hợp lực bạn nhé.

Bạn muốn tìm kiếm gì không?

1 nhận xét:

Bạn có muốn Tải đề thi thử File Word, Thi Trắc nghiệm Online Free, hay Luyện thi THPT Môn Vật lí theo Chủ đề không? Hãy để lại ý kiến trao đổi nhé.

Bài đăng phổ biến 7D

Kênh chia sẻ video The CNC